Tuần 21. Vội vàng
Chia sẻ bởi Thùy Trang |
Ngày 10/05/2019 |
22
Chia sẻ tài liệu: Tuần 21. Vội vàng thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Đọc văn:
VỘI VÀNG
~~Xuân Diệu~~
Lớp 11a8 Tổ: 01
I – TÌM HIỂU CHUNG
1 – TÁC GIẢ
Xuân Diệu (1916 – 1985)
I – TÌM HIỂU CHUNG
1 – TÁC GIẢ
- Xuân Diệu(1916-1985), tên khai sinh: Ngô Xuân Diệu, quê cha: Hà Tĩnh, quê mẹ: Bình Định.
- Trước cách mạng: học chữ nho, chữ quốc ngữ, dạy tư và làm công chức.
- Sau cách mạng: hoạt đọng văn nghẹ phục vụ 2 cuộc kháng chiến với tư cách là một chiến sĩ văn nghệ “là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới”
- Ông là cây bút có sức sáng tạo dồi dào, có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại.
-Là nhà thơ, nghệ sĩ và là nhà văn hóa lớn.
BIA MỘ XUÂN DIỆU
Xuân Diệu và Bạch Diệp- người vợ duy nhất
Xuân Diệu và Cù Huy Hà Vũ
Xuân Diệu và Nhất Uyên
I – TÌM HIỂU CHUNG
1 – TÁC GIẢ
*Các tập thơ: Thơ thơ(1938), Gửi hương cho gió(1945), Riêng chung(1960), Mũi cà Mau - Cầm tay(1962), Hai đợt sóng(1967), Tôi giàu đôi mắt(1970), Thanh ca(1982)
*Các tập văn xuôi: Phấn thông vàng(1939), Trường ca(1945),
*Các tập tiểu luận, phê bình, nghiên cứu văn học: Những bước đường tư tưởng của tôi(1958), các nhà thơ cổ điển Việt Nam, hai tập(1981, 1982), Công việc làm thơ(19840)…
I – TÌM HIỂU CHUNG
2 – TÁC PHẨM
a. Xuất xứ:
“ Vội vàng” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám. Bài thơ được in trong tập “Thơ thơ” của Xuân Diệu - xuất bản năm 1938.
b. Thể loại :
Thể thơ tự do
I – TÌM HIỂU CHUNG
2 – TÁC PHẨM
c. Bố cục:
- 13 câu đầu : Là sự thể hiện tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.
-16 câu tiếp : Sự băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người trước quy luật của tạo hoá.
- Còn lại : Lời giục giã và tình yêu cuộc sống vội vàng của nhà thơ.
II - ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1 – Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết (13 câu đầu)
a. Bốn câu đầu:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
1 – Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết (13 câu đầu)
a. Bốn câu đầu:
Thể hiện ước muốn của nhà thơ.
- Mở đầu bài thơ bằng 4 câu ngũ ngôn, nhà thơ nêu lên hai ước muốn : “tắt nắng; buộc gió” đây là ước muốn không tưởng; không bao giờ thực hiện được.
- Tuy nhiên, đây là ước muốn và mục đích rất thực. Nó xuất phát từ tâm lý : sợ thời gian trôi, muốn níu kéo thời gian, muốn giữ niềm vui và muốn mãi mãi được tận hưởng sắc màu và hương vị cuộc sống.
*Nghệ thuật trong 4 câu thơ đầu:
- Sử dụng thể thơ năm chữ.
- Điệp ngữ “tôi muốn”.
- Điệp cấu trúc câu.
- Nhịp thơ gấp gáp, khẩn trương.
Bốn câu thơ đầu thể hiện được ước muốn táo bạo mãnh liệt của tác giả. Đó là ước muốn được ngự trị thiên nhiên, đoạt quyền của tạo hóa và có thể níu kéo thời gian để giữ nguyên hương sắc cuộc đời
1 – Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết (13 câu đầu)
b. Sáu câu tiếp theo
Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
- Cuộc sống qua cảm nhận của nhà thơ hiện lên bằng một loạt hình ảnh :
+ Ong bướm,hoa đồng nội xanh rì, …cành tơ phơ phất,…yến anh…khúc tình si,…ánh sáng chớp hàng mi…/ cảnh thiên nhiên- cuộc sống quen thuộc hàng ngày nhưng qua cảm xúc nồng nàn của nhà thơ trở thành cảnh vật và cuộc sống rất đỗi tươi đẹp, rộn ràng như ở chốn thần tiên.
- Điệp khúc “này đây” và phép liệt kê tăng tiến cùng một số cụm từ “tuần tháng mật”, “khúc tình si”…
Sự sung sướng, ngất ngây; hối hả, gấp gáp như muốn nhanh chóng tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống.
- Cách diễn đạt độc đáo: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
so sánh vật chất hóa khái niệm thời gian qua hình ảnh “cặp môi gần” vừa gợi hình thể vừa gợi tính chất (thơm ngon và ngọt ngào).
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần -> dùng hình ảnh cụ thể của cơ thể ( cặp môi gần) mà sánh với đơn vị thời gian trừu tượng ( tháng giêng ngon)
Có thể nói, đây là một trong những câu thơ hay nhất, mới nhất, táo bạo nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng.
* Tóm lại, đoạn thơ thể hiện tình yêu cuộc sống thiết tha, mãnh liệt với một tâm hồn tràn trề nhựa sống của nhà thơ.
*Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ tám chữ.
- Điệp ngữ “này đây”.
- Sử dụng biện pháp liệt kê.
- Các hình ảnh thiên nhiên tươi mới, đầy sức sống: “ong bướm’’, ‘’tuần tháng mật”, “đồng nội xanh rì”, “yến anh…khúc tình si”…
Qua đoạn thơ, nhà thơ đã phát hiện và ca ngợi một thiên đường trên mặt đất quan niệm mới: trong thế giới này, đẹp nhất và quyến rũ nhất là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu
2 - Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người và sự trôi chảy của thời gian
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...
2 - Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người và sự trôi chảy của thời gian
-Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu vô cùng nhạy bén. Theo ông, thời gian là tuyến tính, thời gian như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không trở lại.
Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn động: cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận đầy tính mất mát.
Lòng tôi rộng >< lượng trời cứ chật
Tuổi trẻ chẳng hai lần >< xuân tuần hoàn
Chẳng còn tôi >< còn trời đất
+ Nghệ thuật đối lập sự đối kháng giữa thiên nhiên và con người.
+ Gịong thơ hờn dỗi, ngậm ngùi trước qui luật nghiệt ngã của thời gian
Tâm trạng bất lực của thi nhân khi ý thức được sự hữu hạn của cuộc đời.
* Tóm lại, cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu được thể hiện trong đoạn thơ mang ý vị triết lý nhân sinh sâu sắc.
Qua tâm trạng băn khoăn của Xuân Diệu trước cuộc đời, ta thấy hiện lên cái đẹp nhất, hấp dẫn nhất trên cõi đời mà nhà thơ khao khát. Đó là tình yêu mùa xuân, yêu tuổi trẻ, yêu cuộc đời tha thiết như muốn sống mãi trong tuổi trẻ, trong mùa xuân của cuộc đời.
II - ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
3 - Lời giục giã phải sống vội vàng
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
3 - Lời giục giã phải sống vội vàng
- Hình ảnh thơ tươi mới, đầy sức sống : sự sống mơn mởn; mây đưa, gió lượn; cánh bướm – tình yêu; cái hôn nhiều; non nước, cỏ cây…
- Nhịp thơ dồn dập, giọng thơ sôi nổi, hối hả gấp gáp,cuồng nhiệt được thể hiện bằng một loạt những câu dài ngắn đan xen .
- Cách dùng các động từ, tính từ mạnh kết hợp với nghệ thuật tăng tiến :ôm, riết, say, thâu, chuếch choáng, đã đầy, no nê, cắn
- Điệp ngữ “Ta muốn” mang ý nghĩa tình cảm chung, có tính phổ quát
Vội vàng là chạy đua với thời gian, là sống có ý nghĩa với từng giây từng phút.
*Triết lý sống vội vàng của Xuân Diệu:
Vội vàng để hưởng hạnh phúc, niềm vui mà cuộc đời ban tặng khi con người còn đang trẻ vì thời gian không chờ đợi ai.
Phải vội vàng để cảm nhận vẻ đẹp của cuộc đời vì cái đẹp cũng giống như tuổi trẻ - đi rất nhanh mà không bao giờ trở lại.
Vội vàng để phát huy mọi giác quan, để cảm nhận cuộc đời. Vội vàng là để tăng chất lượng cuộc sống chứ không phải sống gấp.
Hãy sống mãnh liệt, sống hết mình để không làm lãng phí đi những năm tháng của cuộc đời, nhất là khi ta còn trẻ.
III - TỔNG KẾT
1 - Nội dung
Bài thơ là lời giục giã sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy biết quý trọng từng giây từng phút của cuộc đời mà ta có được nhất là những năm tháng của tuổi trẻ.
Vội Vàng còn được coi là một tuyên ngôn về sự sống, thể hiện tình yêu đời tha thiết và khát khao được sống mãnh liệt của nhà thơ.
III - TỔNG KẾT
2 - NGHỆ THUẬT
- Sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc là mạch lý luận.
- Giọng điệu say mê, sôi nổi, thể hiện khát khao được sống hết mình của tác giả.
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật như điệp ngữ, điệp cấu trúc câu, sáng tạo trong việc sử dụng ngôn từ.
THANKS FOR WATCHING
VỘI VÀNG
~~Xuân Diệu~~
Lớp 11a8 Tổ: 01
I – TÌM HIỂU CHUNG
1 – TÁC GIẢ
Xuân Diệu (1916 – 1985)
I – TÌM HIỂU CHUNG
1 – TÁC GIẢ
- Xuân Diệu(1916-1985), tên khai sinh: Ngô Xuân Diệu, quê cha: Hà Tĩnh, quê mẹ: Bình Định.
- Trước cách mạng: học chữ nho, chữ quốc ngữ, dạy tư và làm công chức.
- Sau cách mạng: hoạt đọng văn nghẹ phục vụ 2 cuộc kháng chiến với tư cách là một chiến sĩ văn nghệ “là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới”
- Ông là cây bút có sức sáng tạo dồi dào, có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại.
-Là nhà thơ, nghệ sĩ và là nhà văn hóa lớn.
BIA MỘ XUÂN DIỆU
Xuân Diệu và Bạch Diệp- người vợ duy nhất
Xuân Diệu và Cù Huy Hà Vũ
Xuân Diệu và Nhất Uyên
I – TÌM HIỂU CHUNG
1 – TÁC GIẢ
*Các tập thơ: Thơ thơ(1938), Gửi hương cho gió(1945), Riêng chung(1960), Mũi cà Mau - Cầm tay(1962), Hai đợt sóng(1967), Tôi giàu đôi mắt(1970), Thanh ca(1982)
*Các tập văn xuôi: Phấn thông vàng(1939), Trường ca(1945),
*Các tập tiểu luận, phê bình, nghiên cứu văn học: Những bước đường tư tưởng của tôi(1958), các nhà thơ cổ điển Việt Nam, hai tập(1981, 1982), Công việc làm thơ(19840)…
I – TÌM HIỂU CHUNG
2 – TÁC PHẨM
a. Xuất xứ:
“ Vội vàng” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám. Bài thơ được in trong tập “Thơ thơ” của Xuân Diệu - xuất bản năm 1938.
b. Thể loại :
Thể thơ tự do
I – TÌM HIỂU CHUNG
2 – TÁC PHẨM
c. Bố cục:
- 13 câu đầu : Là sự thể hiện tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.
-16 câu tiếp : Sự băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người trước quy luật của tạo hoá.
- Còn lại : Lời giục giã và tình yêu cuộc sống vội vàng của nhà thơ.
II - ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1 – Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết (13 câu đầu)
a. Bốn câu đầu:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
1 – Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết (13 câu đầu)
a. Bốn câu đầu:
Thể hiện ước muốn của nhà thơ.
- Mở đầu bài thơ bằng 4 câu ngũ ngôn, nhà thơ nêu lên hai ước muốn : “tắt nắng; buộc gió” đây là ước muốn không tưởng; không bao giờ thực hiện được.
- Tuy nhiên, đây là ước muốn và mục đích rất thực. Nó xuất phát từ tâm lý : sợ thời gian trôi, muốn níu kéo thời gian, muốn giữ niềm vui và muốn mãi mãi được tận hưởng sắc màu và hương vị cuộc sống.
*Nghệ thuật trong 4 câu thơ đầu:
- Sử dụng thể thơ năm chữ.
- Điệp ngữ “tôi muốn”.
- Điệp cấu trúc câu.
- Nhịp thơ gấp gáp, khẩn trương.
Bốn câu thơ đầu thể hiện được ước muốn táo bạo mãnh liệt của tác giả. Đó là ước muốn được ngự trị thiên nhiên, đoạt quyền của tạo hóa và có thể níu kéo thời gian để giữ nguyên hương sắc cuộc đời
1 – Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết (13 câu đầu)
b. Sáu câu tiếp theo
Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
- Cuộc sống qua cảm nhận của nhà thơ hiện lên bằng một loạt hình ảnh :
+ Ong bướm,hoa đồng nội xanh rì, …cành tơ phơ phất,…yến anh…khúc tình si,…ánh sáng chớp hàng mi…/ cảnh thiên nhiên- cuộc sống quen thuộc hàng ngày nhưng qua cảm xúc nồng nàn của nhà thơ trở thành cảnh vật và cuộc sống rất đỗi tươi đẹp, rộn ràng như ở chốn thần tiên.
- Điệp khúc “này đây” và phép liệt kê tăng tiến cùng một số cụm từ “tuần tháng mật”, “khúc tình si”…
Sự sung sướng, ngất ngây; hối hả, gấp gáp như muốn nhanh chóng tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống.
- Cách diễn đạt độc đáo: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
so sánh vật chất hóa khái niệm thời gian qua hình ảnh “cặp môi gần” vừa gợi hình thể vừa gợi tính chất (thơm ngon và ngọt ngào).
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần -> dùng hình ảnh cụ thể của cơ thể ( cặp môi gần) mà sánh với đơn vị thời gian trừu tượng ( tháng giêng ngon)
Có thể nói, đây là một trong những câu thơ hay nhất, mới nhất, táo bạo nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng.
* Tóm lại, đoạn thơ thể hiện tình yêu cuộc sống thiết tha, mãnh liệt với một tâm hồn tràn trề nhựa sống của nhà thơ.
*Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ tám chữ.
- Điệp ngữ “này đây”.
- Sử dụng biện pháp liệt kê.
- Các hình ảnh thiên nhiên tươi mới, đầy sức sống: “ong bướm’’, ‘’tuần tháng mật”, “đồng nội xanh rì”, “yến anh…khúc tình si”…
Qua đoạn thơ, nhà thơ đã phát hiện và ca ngợi một thiên đường trên mặt đất quan niệm mới: trong thế giới này, đẹp nhất và quyến rũ nhất là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu
2 - Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người và sự trôi chảy của thời gian
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...
2 - Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người và sự trôi chảy của thời gian
-Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu vô cùng nhạy bén. Theo ông, thời gian là tuyến tính, thời gian như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không trở lại.
Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn động: cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận đầy tính mất mát.
Lòng tôi rộng >< lượng trời cứ chật
Tuổi trẻ chẳng hai lần >< xuân tuần hoàn
Chẳng còn tôi >< còn trời đất
+ Nghệ thuật đối lập sự đối kháng giữa thiên nhiên và con người.
+ Gịong thơ hờn dỗi, ngậm ngùi trước qui luật nghiệt ngã của thời gian
Tâm trạng bất lực của thi nhân khi ý thức được sự hữu hạn của cuộc đời.
* Tóm lại, cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu được thể hiện trong đoạn thơ mang ý vị triết lý nhân sinh sâu sắc.
Qua tâm trạng băn khoăn của Xuân Diệu trước cuộc đời, ta thấy hiện lên cái đẹp nhất, hấp dẫn nhất trên cõi đời mà nhà thơ khao khát. Đó là tình yêu mùa xuân, yêu tuổi trẻ, yêu cuộc đời tha thiết như muốn sống mãi trong tuổi trẻ, trong mùa xuân của cuộc đời.
II - ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
3 - Lời giục giã phải sống vội vàng
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
3 - Lời giục giã phải sống vội vàng
- Hình ảnh thơ tươi mới, đầy sức sống : sự sống mơn mởn; mây đưa, gió lượn; cánh bướm – tình yêu; cái hôn nhiều; non nước, cỏ cây…
- Nhịp thơ dồn dập, giọng thơ sôi nổi, hối hả gấp gáp,cuồng nhiệt được thể hiện bằng một loạt những câu dài ngắn đan xen .
- Cách dùng các động từ, tính từ mạnh kết hợp với nghệ thuật tăng tiến :ôm, riết, say, thâu, chuếch choáng, đã đầy, no nê, cắn
- Điệp ngữ “Ta muốn” mang ý nghĩa tình cảm chung, có tính phổ quát
Vội vàng là chạy đua với thời gian, là sống có ý nghĩa với từng giây từng phút.
*Triết lý sống vội vàng của Xuân Diệu:
Vội vàng để hưởng hạnh phúc, niềm vui mà cuộc đời ban tặng khi con người còn đang trẻ vì thời gian không chờ đợi ai.
Phải vội vàng để cảm nhận vẻ đẹp của cuộc đời vì cái đẹp cũng giống như tuổi trẻ - đi rất nhanh mà không bao giờ trở lại.
Vội vàng để phát huy mọi giác quan, để cảm nhận cuộc đời. Vội vàng là để tăng chất lượng cuộc sống chứ không phải sống gấp.
Hãy sống mãnh liệt, sống hết mình để không làm lãng phí đi những năm tháng của cuộc đời, nhất là khi ta còn trẻ.
III - TỔNG KẾT
1 - Nội dung
Bài thơ là lời giục giã sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy biết quý trọng từng giây từng phút của cuộc đời mà ta có được nhất là những năm tháng của tuổi trẻ.
Vội Vàng còn được coi là một tuyên ngôn về sự sống, thể hiện tình yêu đời tha thiết và khát khao được sống mãnh liệt của nhà thơ.
III - TỔNG KẾT
2 - NGHỆ THUẬT
- Sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc là mạch lý luận.
- Giọng điệu say mê, sôi nổi, thể hiện khát khao được sống hết mình của tác giả.
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật như điệp ngữ, điệp cấu trúc câu, sáng tạo trong việc sử dụng ngôn từ.
THANKS FOR WATCHING
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thùy Trang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)