Tuần 21. Vợ nhặt

Chia sẻ bởi Trần Thế Thị Kim Hà | Ngày 09/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Tuần 21. Vợ nhặt thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

VỢ NHẶT
(Kim Lân)
Cấu trúc bài học
I- Tìm hiểu chung.
1/ Tác giả
2/ Tác phẩm
II- Tìm hiểu tác phẩm.
1/ nhan đề tác phẩm.
2/ bối cảnh nạn đói năm 1945 và bức tranh làm nền cho câu chuyện.
3/ người đàn bà - sau này thành vợ Tràng.
4/ tấm lòng mẹ con Tràng.
a/ nhân vật Tràng.
b/ bà cụ Tứ.
III- nghệ thuật.
Củng cố bài học
I-Giới thiệu chung
1/ Tác giả
Kim Lân – tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài quê ở Tiên Sơn – Bắc Ninh
Tác phẩm của ông phần lớn mang tính chất tự truyện, nhưng lại thể hiện được không khí tiêu điêu, ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống lam lũ vất vả của người nông dân


2/Tác phẩm

Tác phẩm “Vợ Nhặt” ban đầu có tên là “Xóm ngụ cư”
Tác phẩm được hoàn thành sau khi hoà bình lập lại dựa trên cốt truyện còn dang dở trước đó

II- Tìm hiểu tác phẩm
1/ Nhan đề tác phẩm


“Nhặt”
- Tình huống lấy vợ của Tràng đầy éo le, độc đáo thấm đẫm tình người
Hoàn cảnh số phận của hai nhân vật.

2/Bối cảnh nạn đói 1945 và bức tranh làm nền cho câu chuyện
a- Bối cảnh nạn đói 1945
Đầu năm 1940 phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, nhân dân ta lâm vào tình thế một cổ hai tròng. Ở miền Bắc nước ta Nhật bắt dân ta nhổ lúa trồng đay, trong khi đó Pháp tăng thuế và ra sức vơ vét, bóc lột. Mùa xuân năm 1945 từ Lạng Sơn đến Quảng Trị, nông dân ta lâm vào nạn đói chưa từng thấy trong lịch sử: hơn hai triệu người chết đói thê thảm.


Trong “ hồ sơ nạn đói năm 1945” do phóng viên Quang Thiện thực hiện có đoạn viết “Hơn hai triệu người đã chết vì đói... Cả nhà đói, cả dòng họ đói, cả làng xóm cùng đói. Cái đói kinh hoàng năm 1945 ấy, người trẻ hôm nay sẽ không tưởng tượng nổi.
Chúng ta tự hào bởi lịch sử dân tộc hào hùng và kiêu hãnh. Nhưng chúng ta cũng không thể quên những đau thương mất mát của dân tộc mình. Những người đang sống hạnh phúc hôm nay không hẳn ai cũng nhớ tới nỗi khổ nhục kinh hoàng nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam với hơn hai triệu đồng bào đã chết trong sự đoạ đày khủng khiếp của cái đói ”
Những bức ảnh về nạn đói khủng khiếp năm 1945
Những người chết đói ở trại Giáp Bát được cải táng về nghĩa trang Hợp Thiện(Hà Nội)
La liệt những người chết đói bên đường
Xác chết được dồn đến một chỗ không phân biệt là nam hay nữ, già hay trẻ
Đừng hỏi bố mẹ em ở đâu! Chết đói cả rồi!
Nỗi đau này làm xúc động sâu sắc giới văn nghệ sĩ, bằng tiếng nói riêng của mình Kim Lân đã đóng góp một truyện ngắn thành công: Vợ Nhặt. Tác phẩm được hoàn thành khá lâu sau nạn đói, nhưng cảm quan về cái đói, có thể nói thấm đến tận cái nhìn vào cảnh vật
b-Bức tranh làm nền cho câu chuyện
Bức tranh ảm đạm ngày đói
+ Cái đói làm thay đổi cuộc sống bình lặng của xóm ngụ cư
+ Trẻ con ngồi rũ dưới những xó tường không buồn nhúc nhích.
+ Người đói xanh xám như những bóng ma, nằm ngổn ngang khắp lều chợ... Người chết như ngã rạ...
Không khí vẫn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.


Mở đầu tác phẩm là lúc “chạng vạng mặt người”, ánh sáng đầu tiên mà tác giả hắt vào tác phẩm cũng là ánh sáng nhập nhoạng, mù mờ, không ra sáng mà cũng không tối hẳn của buổi chiều tà.
Âm thanh góp phần làm nền cho câu chuyện là: “ tiếng ai hờ khóc, tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ gào lên từng hồi thê thiết”










Gây ấn tượng rờn rợn về cuộc sống mấp mé bên bờ cái chết.
2- Người đàn bà – sau này thành vợ Tràng
Người đàn bà này xuất hiện trong tác phẩm không có đến cả cái tên(vô danh), không có người thân, nhà cửa. Không gia đình.Hoàn cảnh nghèo đói, bi đát tương tự như nhiều người trong xóm ngụ cư(đây cũng là bức chân dung chung của người dân miền Bắc lúc bấy giờ.)
Thị gặp Tràng hai lần trong hai hoàn cảnh khác nhau:
+ Lần 1: Vui đùa hồn nhiên.
+ Lần 2: Cố ý gặp Tràng, bắt chuyện, gợi ý để xin ăn.(Trong cơn đói đang hành hạ thị quên cả ngại ngùng, e thẹn,quên cả sĩ diện.)
*Qua câu nói nửa đùa nửa thật, thị theo Tràng về, với bộ dạng thảm hại, với một cái thúng con Tràng mới mua ở chợ, như một thứ của hồi môn ngày về nhà chồng.
*Hoàn cảnh của thị thật tội nghiệp đáng thương.
3/Tấm lòng của mẹ con Tràng
a/Nhân vật Tràng
Ngoại hình: “hai con mắt nhỏ tí, hai bên quai hàm thì bạnh ra, lưng to rộng như lưng gấu ....”. Xoàng xĩnh về ngoại hình, cách nói năng của Tràng cũng cộc cằn thô kệch.
Anh lại có tấm lòng nhân hậu thương người,sẵn sàng chia sẻ cưu mang trong hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo.
b/ Bà cụ Tứ(mẹ Tràng)
Ban đầu bà không hiểu chuyện gì xẩy ra.
Khi hiểu ra thì bà hờn tủi, khổ tâm vì quá túng bấn chẳng làm được gì cho con trong chuyện hệ trọng cả đời người. Bà lo lắng: không biết chúng có nuôi nổi nhau qua khỏi nạn đói này không.Bà vui mừng vì cuối cùng Tràng cũng đã lập gia đình.
Qua nhân vật bà cụ Tứ cho ta thấy được tấm lòng của bà mẹ nghèo thương con vừa tủi hờn ai oán cho số kiếp của mình, vừa như cố nén cái cảm giác bất đắc dĩ trước sự việc đã rồi, lại vừa rưng rưng xao xuyến một niềm vui.
Thái độ của bà đối với con dâu thật đáng trân trọng, bà không hất hủi, khinh rẻ mà tỏ ra ân cần,quan tâm như là con của mình.
Trong bửa ăn ngày đói bà toàn nói đến chuyện tương lai, chuyện vui...bà không có của cải để cho con nhưng bà đã tiếp thêm cho con lòng tin vào cuộc sống, vào ngày mai.
III- Nghệ thuật
Kết cấu truyện: Truyện mở ra vào một buổi chiều chạng vạng và khép lại trong “ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa”, mở đầu tác phẩm ta bắt gặp một anh Tràng cô độc, kết thúc truyện Tràng đã có một gia đình...
Dựng truyện: Tự nhiên, đơn giản làm nổi bật hoàn cảnh và tính cách nhân vật.
Giọng văn: Mộc mạc giản dị.
Nhân vật: Tiêu biểu cho những người lao động cơ cực nhưng vẫn tươi đẹp tấm lòng nhân hậu trong sáng....
. Tình huống truyện độc đáo.
Củng cố bài học
Giá trị hiện thực: Lên án tội ác của Pháp và Nhật đã đẩy dân ta vào cái chết khổ nhục nhất.
Giá trị nhân đạo: Phát hiện và diễn tả được khát vọng của người dân lao động cho dù bị đẩy vào tình huống bi đát, phải sống trong sự đe dọa của cái chết vẫn khao khát tình thương, khao khát có một tổ ấm gia đình, luôn hướng về sự sống, luôn tin tưởng ở tương lai, mà tương lai gắn liền với cách mạng.
Đền Ngọc Sơn – Chiều Hồ Tây
Dạo quanh phố phường Hà Nội
Đất nước trong thời kỳ đổi mới
Bia tưởng niệm nạn nhân chết đói tại đường Kim Ngưu- Hà Nội
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thế Thị Kim Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)