Tuần 21. Vợ nhặt

Chia sẻ bởi Lưu Tiến Quang | Ngày 09/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Tuần 21. Vợ nhặt thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

VỢ NHẶT
KIM L�N
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN - ĐAKLAK
NGỮ VĂN LỚP 12 (CHUẨN) - TIẾT 61, 62.
GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ NGÁT
Ngày……… Đọc văn VỢ NHẶT
Tiết: 61, 62 Kim Lân
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
- Kim Lân (1920 - 2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông chủ yếu tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân.
- Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962).
Dựa vào Tiểu dẫn, em hãy nêu những nét khái quát nhất về nhà văn Kim Lân.
Kim Lân (1920-2007)
Ngày……… Đọc văn VỢ NHẶT
Tiết: 61, 62 Kim Lân
2. Tác phẩm.
a. Vài nét xung quanh việc ra đời của tác phẩm.
- Tiền thân của truyện ngắn này là Xóm ngụ cư được viết sau Cách mạng tháng Tám. Sau năm 1954, ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn Vợ nhặt.

- Là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân, gợi lại một trang bi thảm của dân tộc ta trong nạn đói khủng khiếp vào mùa xuân năm 1945.

- Truyện được in trong tập Con chó xấu xí.
Em có những hiểu biết gì xung quanh việc ra đời của tác phẩm ?
Một số hình ảnh về nạn đói năm 1945
Phá kho thóc Nhật
Ngày……… Đọc văn VỢ NHẶT
Tiết: 61, 62 Kim Lân
b. Tóm tắt cốt truyện.
- Truyện có ba nhân vật chính: Bà cụ Tứ (mẹ Tràng), Tràng, người "vợ nhặt".

- Truyện xoay quanh kể về việc Tràng, một thanh niên nghèo, xấu trai, là dân ngụ cư, giữa thời điểm đói khát lại "nhặt được vợ"
Em hãy tóm tắt cốt truyện và xác định bố cục của tác phẩm.
Ngày……… Đọc văn VỢ NHẶT
Tiết: 61, 62 Kim Lân
b. Tóm tắt cốt truyện.
Mạch truyện theo trình tự sau:
+ Cảnh Tràng đưa người "vợ nhặt" về nhà (Từ đầu -> thành vợ thành chồng).
+ Tràng nhớ lại việc "nhặt" được vợ của mình (Tiếp theo -> đẩy xe bò về).
+ Cảnh nàng dâu ra mắt mẹ chồng (Tiếp theo -> Lược một đoạn....có người chết đói).
+ Cảnh gia đình Tràng trong buổi sáng hôm sau (Tiếp theo -> tâm trí mọi người)
+ Hình ảnh quần chúng hướng về cách mạng hiện lên trong câu chuyện của mẹ con, vợ chồng Tràng (đoạn còn lại).

-> Mạch truyện dẫn dắt hợp lí, tự nhiên mà hấp dẫn
Mạch truyện được dẫn dắt như thế nào ?
Ngày……… Đọc văn VỢ NHẶT
Tiết: 61, 62 Kim Lân
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Bối cảnh chung của câu chuyện.
Nạn đói khủng khiếp năm 1945:
"Cái đói đã tràn đến....bồng bế, dắt díu...xanh xám như những
bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ", "bóng những
người đói...như những bóng ma" (trang 24)
"Người chết như ngả rạ...", "...tiếng quạ ...thê thiết", "...mùi
gây của xác người" (trang 24); tiếng hờ khóc....người chết"
(trang 30).

-> Không khí ảm đạm, chết chóc bao trùm xóm làng.

=> Bằng vài chi tiết cụ thể, chân thực, tác giả đã dựng lên cảnh nạn đói hết sức sinh động, khiến người đọc như đang chứng kiến nạn đói ấy.
Câu chuyện Tràng "nhặt được vợ" diễn ra trong bối cảnh nào ?
Không khí nạn đói được nhà văn gợi lên qua những chi tiết nào ?
Em hãy nhận xét nghệ thuật dựng cảnh, gợi không khí của tác giả.
Ngày……… Đọc văn VỢ NHẶT
Tiết: 61, 62 Kim Lân
2. Nhân vật Tràng.
- Thanh niên nghèo, xấu trai, là dân ngụ cư, cuộc sống tạm bợ.
- Sống giữa nạn đói khủng khiếp, mẹ con Tràng cũng đang bị cái đói, cái chết đe doạ.

- Tâm trạng, hành động của Tràng khi "nhặt được vợ":
"Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ: thóc gạo
này...tặc lưỡi một cái "Chậc, kệ !” (trang 27)
-> Cái quyết định có vẻ liều lĩnh ấy nói lên khát vọng hạnh phúc của Tràng bất chấp sự đe doạ của cái đói
-> Niềm khao khát đầy tính nhân bản.
Đọc truyện, em hiểu được những gì về ngoại hình, gia cảnh, cuộc sống của Tràng ?
Nhà văn miêu tả tâm trạng của Tràng khi có ý định đưa người đàn bà xa lạ về bằng chi tiết nào ?
Chi tiết ấy nói lên điều gì ?
Ngày……… Đọc văn VỢ NHẶT
Tiết: 61, 62 Kim Lân
"Mặt hắn ... phớn phở khác thường....tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh" (trang 24)
"...thích ý lắm, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình" (trang 25)
“Trong một lúc Tràng như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe doạ, quên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bấy giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm…” (Lược một đoạn / trang 25)
Hình ảnh Tràng trên đường dẫn vợ về qua xóm ngụ cư được thể hiện như thế nào ? Tâm trạng ra sao ?
Những chi tiết trên thể hiện điều gì?
-> Vẻ ngỡ ngàng, phấn khởi của một anh chàng quê kệch, nay bỗng "nhặt" được vợ một cách dễ dàng.

-> Tác giả diễn tả vừ cụ thể vừa sinh động niềm khao khát tổ ấm gia đình và tình thương giữa những người nghèo khổ đã bất chấp cả cái đói và cái chết.
Ngày……… Đọc văn VỢ NHẶT
Tiết: 61, 62 Kim Lân
"Trong người êm ái lửng lơ....chợt nhận ra, xung quanh mình
vừa có cái gì thay đổi mới mẻ, khác lạ...... Bỗng nhiên hắn thấy
thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng...Một nguồn vui
sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn
thấy hắn mới nên người, hắn thấy hắn có bổn phận...hắn cũng
muốn làm một việc gì để tu sửa lại căn nhà" (trang 30)
Tâm trạng, hành động của Tràng trong buổi sáng hôm sau được thể hiện qua những chi tiết nào?
Ngày……… Đọc văn VỢ NHẶT
Tiết: 61, 62 Kim Lân
-> Nhận ra không khí gia đình trở nên khác hẳn: nhà cửa sạch sẽ gọn gàng; người vợ trở nên hiền hậu đúng mực; không khí gia đình đầm ấm, hoà hợp.

-> Vui sướng, phấn chấn vì đã có một tổ ấm gia đình -> Hạnh phúc bình dị nhưng là cả một ước mơ lớn đối với Tràng.

-> Tràng ý thức được bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình, muốn góp phần tu sửa căn nhà -> ý thức vun đắp hạnh phúc.

=> Niềm tin vào sự sống và tương lai của người lao động.

=> Tài năng diễn tả tâm lí nhân vật của Kim Lân.
Niềm vui của Tràng đến từ đâu ? Hạnh phúc có một mái ấm gia đình đến với Tràng qua những dấu hiệu nào ? Vì sao những cảnh đổi thay hết sức đơn giản cũng làm cho Tràng cảm động ?Vì sao bây giờ Tràng mới thấy "nên người" ?
Ngày……… Đọc văn VỢ NHẶT
Tiết: 61, 62 Kim Lân
3. Nhân vật bà cụ Tứ.
- Bà mẹ nông dân nghèo khổ, cả đời bị cái nghèo đói đeo bám và đang sống giữa nạn đói khủng khiếp.

- Tâm trạng của bà trước việc bất ngờ Tràng "nhặt" được vợ đem về giữa lúc đói khát:

"..bà lão đứng sững lại, ...càng ngạc nhiên hơn..." (trang 28)
-> ngạc nhiên.

"Bà lão cúi đầu nín lặng....Lòng người mẹ nghèo ấy còn hiểu ra
biết bao nhiêu cơ sự,......Biết rằng chúng có nuôi nổi nhau sống
qua được cơn đói khát này không." (trang 28)
-> Hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, tủi thân, xót thương , lo lắng cho con.
Hình ảnh bà cụ Tứ được khắc hoạ qua những chi tiết nào ? (ngoại hình, cử chỉ, lời nói). Những chi tiết ấy nói lên điều gì về cuộc đời của bà ?
Khi gặp người con dâu, tâm trạng của bà cụ Tứ ra sao?
Ngày……… Đọc văn VỢ NHẶT
Tiết: 61, 62 Kim Lân
"...Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy
đến con mình...."(trang 29)
-> Thấu hiểu và thương xót cho cảnh ngộ của con dâu -> sự nhạy cảm của người mẹ nhân hậu, từng trải qua cuộc đời nghèo đói.

"Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường,
rạng rỡ...xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa....Bà nói toàn
chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này"(trang 30)
-> Niềm vui trước hạnh phúc của con.

=> Tâm trạng ngổn ngang nhiều nỗi: vừa mừng, vừa lo, vừa thương, vừa tủi cho con.
Hình ảnh bà cụ Tứ trong buổi sáng hôm sau được khắc hoạ như thế nào ?
Ngày……… Đọc văn VỢ NHẶT
Tiết: 61, 62 Kim Lân

"Ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng
mừng lòng..." (trang 29)
"Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau
làm ăn.....Ai giàu ba họ, ai khó ba đời..." (trang 29)

-> An ủi, động viên, vun đắp hạnh phúc cho con.
-> Niềm tin vào cuộc sống, dẫu là niềm tin mơ hồ nhưng thật đáng quí. Bà nhen nhóm cho con niềm tin để vượt qua khó khăn.

=> Tình thương và niềm tin vào cuộc sống của bà giúp các con đứng vững bên bờ vực thẳm của cái chết.
Bà nói với con dâu những gì ?

Những lời khuyên ấy cho thấy tấm lòng, tình cảm của bà ra sao ?
Ngày……… Đọc văn VỢ NHẶT
Tiết: 61, 62 Kim Lân
Hình ảnh bà mẹ nông dân thuần hậu, chất phác, vị tha, sống hết mình với cuộc sống. Đó cũng là vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam.
Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
Qua việc tìm hiểu trên, anh (chị) hãy phát biểu cảm nhận về hình ảnh bà cụ Tứ ?
Ngày……… Đọc văn VỢ NHẶT
Tiết: 61, 62 Kim Lân
4. Nghệ thuật.
a. Tình huống truyện.
Vợ nhặt: một thứ vợ do nhặt được một cách ngẫu nhiên.

Tình huống truyện độc đáo: Giữa nạn đói khủng khiếp, Tràng - một anh nông dân nghèo, xấu trai, lại là dân xóm ngụ cư - "nhặt được vợ" chỉ qua vài câu bông đùa và bốn bát bánh đúc.

-> Tình huống giàu ý nghĩa, có tác dụng làm nổi bật nội dung, ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.
Tình huống truyện gợi lên từ nhan đề của tác phẩm. Em hãy giải thích nhan đề Vợ nhặt ?
Tác giả đã sáng tạo được một tình huống truyện độc đáo như thế nào?
Tình huống truyện đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung , ý nghĩa của tác phẩm?
Ngày……… Đọc văn VỢ NHẶT
Tiết: 61, 62 Kim Lân
b. Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên mà hấp dẫn; kết cấu đơn giản mà chặt chẽ.
c. Miêu tả tâm lí tinh tế (tâm lí bà cụ Tứ, Tràng, người "vợ nhặt")
d. Đối thoại sinh động hấp dẫn, làm bật tâm lí của từng nhân vật.
e. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, gần với khẩu ngữ nhưng được chắt lọc kĩ lưỡng; do đó tạo được sức gợi đáng kể.
f. Nghệ thuật dựng cảnh, tạo không khí (cảnh nạn đói; cảnh gia đình Tràng đầm ấm hoà hợp)
Trên cơ sở những kiến thức đã tìm hiểu, em hãy cho biết tác phẩm còn có những đặc sắc gì về nghệ thuật?
Ngày……… Đọc văn VỢ NHẶT
Tiết: 61, 62 Kim Lân
III. Kết luận

Truyện ngắn Vợ nhặt không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà còn thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống diệu kì của họ: ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khao khát tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Đó là nội dung nhân đạo sâu sắc và cảm động của tác phẩm.

Nội dung trên được thể hiện qua tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí tinh tế, dựng đối thoại sinh động,...
Qua câu chuyện Tràng "nhặt được vợ“, nhà văn muốn nói lên điều gì? Điều đó được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật như thế nào?
Ngày……… Đọc văn VỢ NHẶT
Tiết: 61, 62 Kim Lân
IV. Luyện tập : Phân tích ý nghĩa đoạn kết của tác phẩm.

- Truyện được khép lại bằng hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc của Nhật và hình ảnh người dân nghèo đói hướng về cách mạng hiện lên trong đầu óc Tràng.

- Kết thúc như vậy gợi ra xu hướng phát triển theo chiều hướng tích cực của tác phẩm: khi bị đẩy vào tình trạng đói khổ cùng đường, thì người nông dân lao động sẽ hướng tới cách mạng. Đây cũng là xu hướng vận động chủ yếu của văn học Việt Nam từ 1945-1975.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Tiến Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)