Tuần 21. Vợ nhặt

Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Đại | Ngày 09/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Tuần 21. Vợ nhặt thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

TRU?NG TRUNG H?C PH? THƠNG VINH CH�N
L?P 12A4
Kính ch�o quí th?y cơ v� c�c b?n!
Kim Lân
Vợ nhặt
Kim Lân (1920 – 2007), tên thật là Nguyễn Văn Tài; quê : làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Xuất thân: Gia đình khó khăn, học hết tiểu học; làm nhiều nghề: thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong, viết văn...
Năm 1944 : tham gia Hội văn hóa cứu quốc, liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến, phục vụ cách mạng.
Năm 2001 được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1,TÁC GIẢ :
Nêu hiểu biết của em về tác giả Kim Lân?
Kim Lân là một cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Ông thường viết về khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân Việt Nam với một vốn hiểu biết sâu sắc, cảm động cùng một tấm lòng thiết tha hiếm có.
2. Tác phẩm:
Tác phẩm tiêu biểu : “Nên vợ nên
chồng ( 1955); “Con chó xấu xí”
(1962).
Nhà văn Kim Lân thường viết về đề tài gì? Kể tên các tác phẩm chính của nhà văn?
* Xuất xứ truyện.

Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc in trong tập truyện Con chó xấu xí (1962).
3. Bối cảnh xã hội của truyện.
Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay nên tháng 3 năm 1945, nạn đói khủng khiếp đã diễn ra. Chỉ trong vòng vài tháng, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.
Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “Vợ nhặt”?
Tràng là một người dân ngụ cư nghèo sống bằng nghề kéo xe bò thuê. Chỉ nhờ bốn bát bánh đúc, anh đã “nhặt” được vợ giữa những ngày đói, người chết đầy đường. Tràng đưa vợ về nhà ra mắt mẹ. Bà cụ Tứ ban đầu ai oán xót xa nhưng rồi cũng mừng lòng chấp nhận nàng dâu mới. Sáng hôm sau, cả nhà cùng ăn bữa cháo rau giữa tiếng hờ khóc từ nhà có người chết và tiếng trống thúc thuế dồn dập. Họ vẫn hi vọng vào một tương lai khá hơn. Kết thúc truyện, trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đám người đi phá kho thóc dưới lá cờ đỏ bay phấp phới…
Hãy tóm tắt tác phẩm
“Vợ nhặt” của nhà văn
Kim Lân?
II. Đọc- hiểu van b?n

1. Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt.
+ Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. "Nhặt" đi với những thứ không ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ. Đó tực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.
+ Nhưng "vợ" lại là sự trân trọng. Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm. Trong tác phẩm, gia đình Tràng từ khi có người vợ nhặt, mọi người trở nên gắn bó, quây quần, chăm lo, thu vén cho tổ ấm của mình.
Dựa vào nội dung truyện hãy giải thích nhan đề của tác phẩm?
Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.
2. Tìm hiểu tình huống truyện
+ Tràng là một nhân vật có ngoại hình xấu. Đã thế còn dở người. Lời ăn tiếng nói của Tràng cũng cộc cằn, thô kệch như chính ngoại hình của anh ta. Gia cảnh của Tràng cũng rất ái ngại. Nguy cơ "ế vợ" đã rõ. Đã vậy lại gặp năm đói khủng khiếp, cái chết luôn luôn đeo bám. Trong lúc không một ai (kể cả Tràng) nghĩ đến chuyện vợ con của anh ta thì đột nhiên Tràng có vợ. Trong hoàn cảnh đó, Tràng "nhặt" được vợ là nhặt thêm một miệng ăn cũng đồng thời là nhặt thêm tai họa cho mình, đẩy mình đến gần hơn với cái chết. Vì vậy, việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh éo le, vui buồn lẫn lộn, cười ra nước mắt.
.Tình huống truyện
có tác dụng gì đối với
nội dung ý nghĩa của tác phẩm?
.Sự ngạc nhiên của dân làng, của bà cụ Tứ
thậm chí của chính Tràng
đã thể hiện điều gì?
+ Dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, cùng bàn tán, phán đoán rồi cùng nghĩ: "biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?", cùng nín lặng.
+ Bà cụ Tứ, mẹ Tràng lại càng ngạc nhiên hơn. Bà lão chẳng hiểu gì, rồi "cúi đầu nín lặng" với nỗi lo riêng mà rất chung: "Biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?"
+ Bản thân Tràng cũng bất ngờ với chính hạnh phúc của mình: "Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ". Thậm chí sáng hôm sau Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng
+ Tình huống truyện mà Kim Lân xây dựng vừa bất ngờ lại vừa hợp lí. Qua đó, tác phẩm thể hiện rõ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật:
- Giá trị hiện thực: Tố cáo tội ác thực dân, phát xít qua bức tranh xám xịt về thảm cảnh chết đói.
Giá trị nhân đạo: Tình nhân ái, cưu mang đùm bọc nhau, khát vọng hướng tới sự sống và hạnh phúc.
Đặc biệt tình người, lòng nhân ái, sự cưu mang đùm bọc của những con người nghèo đói là sức mạnh để họ vượt lên cái chết.
- Giá trị nghệ thuật: Tình huống truyện khiến diễn biến phát triển dễ dàng và làm nổi bật được những cảnh đời, những thân phận đồng thời nổi bật chủ đề tư tưởng tác phẩm
3. Tìm hiểu về diễn biến tâm trạng các nhân vật.
a) Nhân vật Tràng:
+ Tràng là nhân vật có bề ngoài thô, xấu, thân phận lại nghèo hèn, mắc tật hay vừa đi vừa nói một mình,.
+ Tràng "nhặt" được vợ trong hoàn cảnh đói khát. "Chậc, kệ", cái tặc lưỡi của Tràng không phải là sự liều lĩnh mà là một sự cưu mang, một tấm lòng nhân hậu không thể chối từ. Quyết định có vẻ giản đơn nhưng chứa đựng nhiều tình thương của con người trong cảnh khốn cùng.
Nhà văn đã phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khao khát tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng?Qua đó nhà văn muốn gửi gắm điều gì?
+ Tất cả biến đổi từ giây phút ấy. Trên đường về xóm ngụ cư, Tràng không cúi xuống lầm lũi như mọi ngày mà "phởn phơ", "vênh vênh ra điều". Trong phút chốc, Tràng quên tất cả tăm tối, "chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên" và cảm giác êm dịu của một anh Tràng lần đầu tiên đi cạnh cô vợ mới.
+ Buổi sáng đầu tiên có vợ, Tràng th?y cu?c đời mình từ đây đã thay đổi hẳn: "Hắn thấy bây giờ hắn mới nên người". Niềm vui sướng của Tràng đã gắn liền với ý thức về bổn phận và trách nhiệm và biết gắn bó với tổ ấm của mình.
Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí sâu sắc cùng với những phát hiện tinh tế nhà văn đã thể hiện niềm khát khao tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng. Qua nhân vật Tràng người đọc tìm thấy một chân lí: Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù cái chết có kề bên, song con người vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, tin vào sự sống và hi vọng ở tương lai.
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất ý nghĩa nhan đề " Vợ nhăt"
A. Gợi lên tình huống éo le, bi thảm, vui buồn mà thẫm đẫm
tình người, phù hợp với nội dung tác phẩm.
B. Gợi lên số phận bi thảm của nhân vật chính: con người
quá rẻ rúng.
C. Khẳng định ngày đói lấy vợ quá d? dàng: không cần tìm
hiểu, cưới hỏi.
D. Cả a và b
D
Bài tập trắc nghiệm

Câu 2: Tình huống độc đáo của truyện ngắn " Vợ nhặt"
là:
A.Tràng không muốn lấy vợ lại bị vợ theo.
B. Thời buổi đói khát, Tràng nhà nghèo, xấu xí lại dân
ngụ cư mà được vợ theo.
C. Tràng gặp một tình yêu bất ngờ lí thú.
D. Tràng gặp phải một tình yêu éo le, oan trái.
B
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quang Đại
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)