Tuần 21. Vợ nhặt

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Quân | Ngày 09/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Tuần 21. Vợ nhặt thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

* KiÓm tra bµi cò:
Câu1: Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
" Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như . nuôi trong xó cửa.? cái buồng Mị nằm, kín mít chỉ có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng."
con rùa
Câu2: Đặt trong tác phẩm, ý đoạn văn trên thể hiện điều gì?
a. Mị sống như một cái bóng, không ý thức về thời gian.
b. Sức sống trong Mị đã vĩnh viễn mất đi.
c. Trong Mị vẫn tiềm tàng một sức sống.
TIẾT 61: ĐỌC VĂN
VỢ NHẶT (Kim Lân)
1.Tác giả
- Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài.
- Quê: Phù Lưu, Tân Hồng,Từ Sơn, Bắc Ninh.
- Kim Lân chỉ học hết tiểu học nhưng ông đã nỗ lực hết mình để trở thành nhà văn, nhà báo, diễn viên đóng phim, đóng kịch.









Nhà văn Kim Lân (1920 – 2007)
I.Tiểu dẫn.
Nêu những nét tiêu biểu về tác giả Kim Lân?
- Ông có lối viết giản dị, mộc mạc mà hóm hỉnh. Đề tài chủ yếu là về nông thôn và người nông dân.
- Tác phẩm chính: Tập truyện “Nên vợ nên chồng” (1955); Tập truyện “Con chó xấu xí” (1962).
- Năm 2001 ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật .
TIẾT 61: ĐỌC VĂN
VỢ NHẶT (Kim Lân)
I. Tiểu dẫn.
1.Tác giả
2.Tác phẩm
- “ Vợ nhặt” được viết vào năm 1954. Có tiền thân là tiểu thuyết “ Xóm ngụ cư”
( viết sau CM.T8).
Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm?

-Tác phẩm được xem là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân viết về tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp vào mùa xuân năm Ất Dậu
( 1945).
- In trong tập truyện ngắn
“ Con chó xấu xí”.

MỘT VÀI HÌNH ẢNH VỀ NẠN ĐÓI NĂM 1945
MỘT VÀI HÌNH ẢNH VỀ NẠN ĐÓI NĂM 1945
II.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Đọc và tóm tắt tác phẩm.
- Đọc.
- Tóm tắt.
Em hãy tóm tắt ngắn gọn tác phẩm?
Truyện kể về Tràng một chàng trai nghèo dân ngụ cư đã nhặt được vợ trong nạn đói năm Ất Dậu (1945). Tràng là một người xấu xí thô kệch,ế vợ, làm nghề kéo xe bò thuê và sống với một mẹ già. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh Tràng đã quen với môt cô gái,vài ngày sau gặp lại cô gái ấy trông thât thảm hại.
Tràng đã mời cô gái một bữa ăn cô gái liền ăn một chập bốn bát bánh đúc và với những câu nói đùa thì thị đã nhận lời về làm vợ Tràng. Việc Tràng đưa vợ về đã làm cả xóm ngụ cư, đặc biệt bà Cụ Tứ ( mẹ Tràng ) ngạc nhiên và lo lắng nhưng rồi bà cụ cũng đã hiểu ra và chấp nhận người con dâu ấy.
Trong "bữa cơm" đón nàng dâu mới, họ chỉ ăn với một bữa cháo loãng kèm theo là nồi cháo cám bà cụ Tứ dành cho cả nhà . Tác phẩm kết thúc ở chi tiết vào buổi sáng hôm sau tiếng trống thúc thuế dồn dập, quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật và Tràng nhớ lại hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới hôm nào…
2. Phân tích.
a. Ý nghĩa nhan đề.
Nhan đề tác phẩm có ý nghĩa gì?
- Nhan đề “ Vợ nhặt” đã tạo ra ấn tượng kích thích sự chú ý của người đọc. Vì đây không phải là việc lấy vợ đoàng hoàng có ăn hỏi cưới xin mà là nhặt được vợ.
- Hai chữ “ Vợ nhặt” còn cho thấy cảnh ngộ, số phận của các nhân vật. Đúng là Tràng đã nhặt được vợ. Cái giá của con người chưa bao giờ rẻ rúm như vậy. Đồng thời nó nói lên tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo trong nạn đói năm 1945.
Tình cảnh thê thảm của người nông dân được tác giả miêu tả trong tác phẩm ntn?
Khung cảnh:
Con đường khẳng khiu.., xóm ngụ cư tồi tàn..., những dãy phố úp súp..., ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút.
- Không khí vẩn lên mùi ẩm thối..., mùi gây gây của xác người...
- Ngoài bãi chợ: Tiếng quạ gào...thê thiết
- Trong xóm: Tiếng thở dài..., tiếng thì thào..., tiếng hờ khóc...


Con người

* Dân tứ xứ:
-…lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma
- …bóng người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như bóng ma.
* Dân xóm ngụ cư:
- Những đứa trẻ: Ngồi ủ rũ, không buồn nhúc nhích...
- Người lớn: Mặt hốc hác , u tối...
- Tràng: Bước ngật ngưỡng…mệt mỏi...
=> Một cảnh tượng tang thương. Ranh giới giữa sự sống và cái chết quá mỏng manh.
MỘT VÀI HÌNH ẢNH VỀ NẠN ĐÓI NĂM 1945
MỘT VÀI HÌNH ẢNH VỀ NẠN ĐÓI NĂM 1945
Cảnh nạn đói năm 1945
b. Tình huống truyện:
Tác giả đã xây dựng tình huống truyện độc
đáo: vừa lạ lùng, vừa éo le, lại vừa cảm
động: Đó là sự kiện nhặt vợ của Tràng.
* Lạ lùng vì:
- Trong hoàn cảnh cái đói, cái chết đang vây bọc, nhu cầu cần thiết nhất là miếng ăn để đảm bảo sự tồn tại. Vậy mà Tràng lại có vợ, xây dựng gia đình ngay trong bối cảnh tối tăm đó.
- Một người như Tràng – hội tụ đầy đủ những điều kiện ế vợ (vừa nghèo, vừa xấu lại là dân ngụ cư) bỗng nhiên có vợ theo không về.
-> Điều lạ lùng đó tạo ra tâm trạng ngạc nhiên của tất cả mọi người.
* Éo le vì đó là những điều trắc trở, trái với lẽ thường.
- Lấy vợ là việc trọng đại, thiêng liêng của đời người song trong cảnh đói khát nó diễn ra thật thảm hại.
- Lấy vợ là niềm vui, niềm hạnh phúc, xây dựng nền móng cho tương lai song nó lại diễn ra khi sự sống đang tắt dần và tương lai thì mờ mịt.
-> Sự éo le đã tạo ra những nét tâm lí rất phức tạp của cả người trong cuộc cũng như người ngoài cuộc.
* Sự cảm động.
- Cách cư xử của con người với con người: Người dân xóm ngụ cư chia sẻ niềm vui với Tràng. Tràng rất trân trọng người vợ mới và cuộc hôn nhân. Bà cụ Tứ rộng lòng đón nhận cô con dâu mới.
- Trong không khí tối sầm vì đói khát, Tràng vẫn thắp lên một ngọn đèn, bà cụ Tứ nói về tương lai và mọi thành viên trong gia đình đều cố gắng vun vén cho cuộc sống.
-> Sự cảm động đã tạo nên sự thay đổi theo hướng tích cực của tất cả mọi người.
=> Tình huống vừa lạ, vừa hết sức éo le, cảm động nói trên là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến diễn biến tâm trạng và hành động của các nhân vật. Qua tình huống độc đáo này chủ đề của tác phẩm được bộc lộ: Trong tác phẩm nhà văn không chỉ miêu tả hình ảnh người đói, người chết đói mà còn miêu tả những con người đang sống, đang khát khao và đang đi tìm hạnh phúc ngay cả trong nạn đói.

Tình huống độc đáo đó có tác dụng gì đối với tác phẩm?
“ Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ về những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người” ( Kim Lân).
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI.
Câu hỏi : Hãy tìm một số tác phẩm viết về cùng chủ đề nạn đói năm 1945 – 1946 của nước ta.

Chúc các em học tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Quân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)