Tuần 21. Vợ nhặt
Chia sẻ bởi Trần Thị Thúy Vân |
Ngày 09/05/2019 |
29
Chia sẻ tài liệu: Tuần 21. Vợ nhặt thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
Giáo viên tập thể 12C5 trân trọng kính chào
Quý Thầy Cô đến dự giờ hôm nay
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TÂY NINH
TRƯỜNG THPT
NGUYỄN TRUNG TRỰC
Ngữ văn 12 - chương trình ban cơ bản
Thiết kế bài giảng: Giáo viên Châu Hiệp
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu1: Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
“ Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như … nuôi trong xó cửa. ở cái buồng Mị nằm,kín mít chỉ có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng.”
Câu2: Đặt trong tác phẩm, ý đoạn văn trên thể hiện điều gì?
a- Mị sống như một cái bóng, không ý thức về thời gian.
b- Sức sống trong Mị đã vĩnh viễn mất đi.
c- Trong Mị vẫn tiềm tàng một sức sống.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả
- Kim Lân (1920 - 2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở tỉnh Bắc Ninh, xuất thân gia đình nghèo, chỉ học hết tiểu học.
- 1944 tham gia hội văn hóa cứu quốc, sau đó tích cực hoạt động văn nghệ phục vụ cách mạng.
- Ông là cây bút truyện ngắn đặc sắc, thành công trong đề tài nông thôn và đời sống người nông dân.
- Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về VH-NT 2001.
- Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng, Con chó xấu xí...
VỢ NHẶT
2. Xuất xứ
- Tiền thân của truyện là tác phẩm "Xóm ngụ cư" viết sau CMT8, và thất lạc bản thảo. Đến năm 1954 viết thành "Vợ nhặt".
- Sau này in trong tập "Con chó xấu xí" 1962.
3.BỐI CẢNH XÃ HỘI
-Phát-xít Nhật bắt dân ta nhổ lúa để trồng đay, sau đó thu mua cạn thóc lúa nên nhân dân ta chết đói tới hơn 2 triệu người
Đói quá phải ăn cả thịt chuột
Xác người chết đói nằm Người đói thu dọn
ngổn ngang xác người chết đi chôn
Ảnh: Võ An Ninh. Ảnh: Võ An Ninh.
"Hơn 2 triệu người đã chết vì đói.Cả nhà đói, cả dòng họ đói, cả làng cả xóm cùng đói. Cái đói kinh hoàng năm Ất Dậu 1945 ấy, người trẻ hôm nay sẽ không tưởng tượng nổi."
( Trích hồ sơ nạn đói 1945)
3. Tóm tắt truyện
- Trong nạn đói 1945, Tràng là người dân ngụ cư nghèo khổ đã "nhặt" được một cô vợ chỉ nhờ 4 bát bánh đúc và vài câu nói đùa.
- Bà cụ Tứ mở rộng vòng tay đón nhận con dâu, Tràng thấy hạnh phúc, gắn bó với gia đình.
- Trong bữa ăn sáng với cháo loãng và cám, cả gia đình nói về lá cờ đỏ sao vàng hướng tới tương lai.
4. Chủ đề
Miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói 1945.Ngay trên bờ vực cái chết, họ vẫn hướng về sự sống,khao khát tổ ấm gia đình, thương yêu đùm bọc nhau.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Ý nghĩa nhan đề:Vợ nhặt
-Nhan đề thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. Nhặt đi với những thứ không ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm,cái rác có thể nhặt được ở bất kỳ đâu. Người ta hỏi vợ, cưới vợ. còn Tràng “nhặt” vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.
-Nhưng vợ lại là sự trân trọng. Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm.Gia đình Tràng từ khi có vợ nhặt, mọi người trở nên gắn bó quây quần, chăm lo thu vén cho tổ ấm của mình.
-Như vậy nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945, vừa bộc lộ sự cưu mang đùm bọc , khát vọng,sức mạnh hướng tới hạnh phúc gia đình, hướng tới tương lai.
2)Tình huống truyện:
-Tràng là nhân vật có ngoại hình xấu. Gia cảnh đáng ái ngại, nguy cơ ế vợ đã rõ. Đã vậy lại gặp năm đói, cái chết luôn đeo bám.Trong lúc không một ai nghĩ đến chuyện lấy vợ thì anh Tràng đột nhiên có vợ.Trong hoàn cảnh này “nhặt”vợ là thêm một miệng ăn, đẩy mình đến gần hơn với cái chết.Vì thế việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh éo le, vui buồn lẫn lộn, cười ra nước mắt.
Dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, bàn tán
Bà cụ Tứ mẹ Tràng lại càng ngạc nhiên hơn .Bà lão chẳng hiểu gì , xót xa ,tủi cực, với nỗi lo của người mẹ nghèo.
-Bản thân Tràng cũng bất ngờ với chính hạnh phúc của mình “ …đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ”
Tình huống truyện vừa bất ngờ, vừa hợp lý, vừa vui mừng, vừa bi thảm. Thể hiện sâu sắc giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
3. Bức tranh năm đói
- Con người năm đói:
+ Người chết như ngả rạ
+ Người đói: xanh xám như những bóng ma, đi lại vật vờ như những bóng ma.
=> Hai lần so sánh người với ma tạo cảm giác ghê rợn bởi cái chết
- Không gian năm đói:
+ Mùi ẩm thối của rác rưởi, mùi gây của xác người, âm thanh tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết.
-> Tràn đầy tử khí, cõi âm và cõi dương như hòa làm một.
=> Ngòi bút hiện thực khắc khổ của Kim Lân đã tái hiện bức tranh năm đói bi thảm. Qua đó, tố cáo tội ác của Pháp - Nhật, tạo ra bối cảnh cho câu chuyện "Vợ Nhặt".
Bức tranh nạn đói do một họa sĩ vô danh vẽ năm1945
Hai em bé Thái Bình 1945 - Ảnh: Võ An Ninh
4. Ca ngợi khát vọng sống và tình yêu thương của những người lao động nghèo:
* Nhân vật Tràng
- Hoàn cảnh: nghèo, ngoại hình xấu, là dân ngụ cư -> không có hy vọng lấy được vợ.
-> Hành động nhặt vợ: sau cái tặc lưỡi và tiếng "kệ" thể hiện tấm lòng thương người, sự cưu mang trong cảnh khốn cùng.
- Trên đường về: không lầm lũi như mọi ngày mà tủm tỉm cười "hai mắt sáng lên, quên cả cuộc sống tăm tối".
-> Tâm trạng hạnh phúc thể hiện sức sống trong tâm hồn mặc dù trong hoàn cảnh khốn cùng.
- Về đến nhà: lo sợ, hồi hộp.
- Sợ mẹ không đồng ý.
- Sáng hôm sau: hắn thấy bây giờ hắn mới nên người, thấy gắn bó với cái nhà của hắn, thấy có bổn phận và có trách nhiệm với vợ con.
-> Tâm trạng của Tràng thay đổi từ buồn đến vui, từ sống vô vọng đến có phương hướng, mục đích. Chính hạnh phúc gia đình đã đem lại cho Tràng sự biến đổi kỳ diệu.
*Nhân vật người vợ nhặt:
- Hoàn cảnh: không tên tuổi, không quê quán, không gia đình.
-> Nhà văn muốn thể hiện tình cảnh khốn khổ của những phận người trôi dạt trong nạn đói.
Bức tranh nạn đói do một họa sĩ vô danh vẽ năm1945
Bức tranh vẽ bằng bút chì trên giấy, bên dưới không ký tên người vẽ, chỉ có một dòng chữ “Đói 1945”. Bức vẽ mô tả một cô gái đang bị hành hạ bởi cơn đói. Cô gái ngồi với bộ dạng rách rưới, chân tay khẳng khiu, hốc mắt sâu đờ đẫn, ánh mắt và gương mặt như bị che mờ bởi âm u tử khí. Để diễn tả một con người bị cái đói hút kiệt dương khí đến như vậy, bộ dạng gần như một bóng ma, hẳn người vẽ phải là một họa sĩ có kỹ thuật cao và một trái tim thấu cảm nỗi đau của những con người đang bị nạn đói hành hạ.
( theo xaluan.com)
- Khi mới gặp anh Tràng: cong cớn, sưng sỉa, liếc mắt cười tít, rách như tổ đỉa, chủ động gợi ăn, ăn một lúc bốn bát bánh đúc.
-> Nạn đói đã làm thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính, bóp méo nhân cách người phụ nữ.
- Trên đường về: người phụ nữ ngượng ngùng, đầy nữ tính (đi sau Tràng 3 - 4 bước cái nón rách che nghiêng. )
- Sáng hôm sau: dậy sớm, quét dọn.
-> Hình ảnh người vợ biết lo toan, vun vén, hiểu rõ bổn phận của mình. Hạnh phúc gia đình đã đưa chị trở về với bản chất thật của mình.
- Trong bữa sáng: chị bưng bát cháo cám, mắt hơi tối lại nhưng vẫn điềm nhiên và vào miệng.
-> Trân trọng tình cảm của mẹ chồng.
-> Nhân vật người vợ nhặt tiêu biểu cho nhân vật người lao động nghèo, mang bản chất tốt đẹp và khát vọng sống mãnh liệt.
* Nhân vật bà cụ Tứ
- Hoàn cảnh: người mẹ nghèo, chịu nhiều đau khổ bất hạnh trong cuộc đời.
- Thoạt đầu: bà cụ chưa đoán ra sự thật con trai mình đã có vợ -> do hoàn cảnh quá nghèo khó.
- Sau đó, bà cụ chấp nhận người con dâu "Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...". -> Câu nói trả lại danh dự cho người vợ nhặt.
- Tâm trạng: + Mừng: con đã thành gia thất
+ Tủi: không lo được cho con đến nơi đến chốn
+ Xót: "chẳng biết chúng nó có nuôi nổi nhau qua trận đói này không?"
-> Thể hiện tấm lòng yêu thương vô cùng cao đẹp dành cho các con. Bà cụ như quên cả bản thân mình.
- Trong bữa ăn sáng: bà cụ nói năng vui vẻ, hướng các con tới tương lai. "khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà" -> hướng các con tới tương lai cụ thể, hiện thực.
Những người đói cướp lại thóc gạo do Nhật chiếm,
bị quân đội Nhật hành hung (1945)
Nhân dân nổi dậy
Bà cụ Tứ là hình tượng nhân vật tiêu biểu cho hình tượng người mẹ nghèo nhưng có tấm lòng yêu thương vô bờ bến, luôn vun vén cho hạnh phúc của con, trở thành chỗ dựa tinh thần cho các con vượt qua nạn đói.
3. Nghệ thuật:
- Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn
- Dựng cảnh chân thật, ấn tượng
- Miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế
- Ngôn ngữ nông thôn, sử dụng khéo léo.
III. Tổng kết
Truyện Vợ nhặt không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà còn thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống kỳ diệu của họ. Ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Nội dung nhân đạo sâu sắc và cảm động đó được thể hiện qua một tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lý khá tinh tế, đối thoại sinh động.
* HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
1- BÀI VỪA HỌC:
NẮM VỮNG NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ TÁC GIẢ.
HIỂU RÕ XUẤT XỨ, HOÀN CẢNH RA ĐỜI, NỘI DUNG CỐT TRUYỆN.
PHÂN TÍCH BỨC TRANH NẠN ĐÓI? NÊU Ý NGHĨA CỦA NÓ?
PHÂN TÍCH NHỮNG CHI TIẾT THỂ HIỆN TẤM LÒNG MẸ CON TRÀNG?
- KẾT THÚC TÁC PHẨM LÀ MỘT BỨC TRANH HẠNH PHÚC. HÃY PHÂN TÍCH NHỮNG CHI TIẾT CỤ THỂ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ?
2. LUYỆN TẠP>
PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG TRUYỆN NGẮN “ VỢ NHẶT”
- PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG TRUYỆN.
-PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRÀNG
Quý Thầy Cô đến dự giờ hôm nay
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TÂY NINH
TRƯỜNG THPT
NGUYỄN TRUNG TRỰC
Ngữ văn 12 - chương trình ban cơ bản
Thiết kế bài giảng: Giáo viên Châu Hiệp
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu1: Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
“ Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như … nuôi trong xó cửa. ở cái buồng Mị nằm,kín mít chỉ có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng.”
Câu2: Đặt trong tác phẩm, ý đoạn văn trên thể hiện điều gì?
a- Mị sống như một cái bóng, không ý thức về thời gian.
b- Sức sống trong Mị đã vĩnh viễn mất đi.
c- Trong Mị vẫn tiềm tàng một sức sống.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả
- Kim Lân (1920 - 2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở tỉnh Bắc Ninh, xuất thân gia đình nghèo, chỉ học hết tiểu học.
- 1944 tham gia hội văn hóa cứu quốc, sau đó tích cực hoạt động văn nghệ phục vụ cách mạng.
- Ông là cây bút truyện ngắn đặc sắc, thành công trong đề tài nông thôn và đời sống người nông dân.
- Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về VH-NT 2001.
- Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng, Con chó xấu xí...
VỢ NHẶT
2. Xuất xứ
- Tiền thân của truyện là tác phẩm "Xóm ngụ cư" viết sau CMT8, và thất lạc bản thảo. Đến năm 1954 viết thành "Vợ nhặt".
- Sau này in trong tập "Con chó xấu xí" 1962.
3.BỐI CẢNH XÃ HỘI
-Phát-xít Nhật bắt dân ta nhổ lúa để trồng đay, sau đó thu mua cạn thóc lúa nên nhân dân ta chết đói tới hơn 2 triệu người
Đói quá phải ăn cả thịt chuột
Xác người chết đói nằm Người đói thu dọn
ngổn ngang xác người chết đi chôn
Ảnh: Võ An Ninh. Ảnh: Võ An Ninh.
"Hơn 2 triệu người đã chết vì đói.Cả nhà đói, cả dòng họ đói, cả làng cả xóm cùng đói. Cái đói kinh hoàng năm Ất Dậu 1945 ấy, người trẻ hôm nay sẽ không tưởng tượng nổi."
( Trích hồ sơ nạn đói 1945)
3. Tóm tắt truyện
- Trong nạn đói 1945, Tràng là người dân ngụ cư nghèo khổ đã "nhặt" được một cô vợ chỉ nhờ 4 bát bánh đúc và vài câu nói đùa.
- Bà cụ Tứ mở rộng vòng tay đón nhận con dâu, Tràng thấy hạnh phúc, gắn bó với gia đình.
- Trong bữa ăn sáng với cháo loãng và cám, cả gia đình nói về lá cờ đỏ sao vàng hướng tới tương lai.
4. Chủ đề
Miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói 1945.Ngay trên bờ vực cái chết, họ vẫn hướng về sự sống,khao khát tổ ấm gia đình, thương yêu đùm bọc nhau.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Ý nghĩa nhan đề:Vợ nhặt
-Nhan đề thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. Nhặt đi với những thứ không ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm,cái rác có thể nhặt được ở bất kỳ đâu. Người ta hỏi vợ, cưới vợ. còn Tràng “nhặt” vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.
-Nhưng vợ lại là sự trân trọng. Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm.Gia đình Tràng từ khi có vợ nhặt, mọi người trở nên gắn bó quây quần, chăm lo thu vén cho tổ ấm của mình.
-Như vậy nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945, vừa bộc lộ sự cưu mang đùm bọc , khát vọng,sức mạnh hướng tới hạnh phúc gia đình, hướng tới tương lai.
2)Tình huống truyện:
-Tràng là nhân vật có ngoại hình xấu. Gia cảnh đáng ái ngại, nguy cơ ế vợ đã rõ. Đã vậy lại gặp năm đói, cái chết luôn đeo bám.Trong lúc không một ai nghĩ đến chuyện lấy vợ thì anh Tràng đột nhiên có vợ.Trong hoàn cảnh này “nhặt”vợ là thêm một miệng ăn, đẩy mình đến gần hơn với cái chết.Vì thế việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh éo le, vui buồn lẫn lộn, cười ra nước mắt.
Dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, bàn tán
Bà cụ Tứ mẹ Tràng lại càng ngạc nhiên hơn .Bà lão chẳng hiểu gì , xót xa ,tủi cực, với nỗi lo của người mẹ nghèo.
-Bản thân Tràng cũng bất ngờ với chính hạnh phúc của mình “ …đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ”
Tình huống truyện vừa bất ngờ, vừa hợp lý, vừa vui mừng, vừa bi thảm. Thể hiện sâu sắc giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
3. Bức tranh năm đói
- Con người năm đói:
+ Người chết như ngả rạ
+ Người đói: xanh xám như những bóng ma, đi lại vật vờ như những bóng ma.
=> Hai lần so sánh người với ma tạo cảm giác ghê rợn bởi cái chết
- Không gian năm đói:
+ Mùi ẩm thối của rác rưởi, mùi gây của xác người, âm thanh tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết.
-> Tràn đầy tử khí, cõi âm và cõi dương như hòa làm một.
=> Ngòi bút hiện thực khắc khổ của Kim Lân đã tái hiện bức tranh năm đói bi thảm. Qua đó, tố cáo tội ác của Pháp - Nhật, tạo ra bối cảnh cho câu chuyện "Vợ Nhặt".
Bức tranh nạn đói do một họa sĩ vô danh vẽ năm1945
Hai em bé Thái Bình 1945 - Ảnh: Võ An Ninh
4. Ca ngợi khát vọng sống và tình yêu thương của những người lao động nghèo:
* Nhân vật Tràng
- Hoàn cảnh: nghèo, ngoại hình xấu, là dân ngụ cư -> không có hy vọng lấy được vợ.
-> Hành động nhặt vợ: sau cái tặc lưỡi và tiếng "kệ" thể hiện tấm lòng thương người, sự cưu mang trong cảnh khốn cùng.
- Trên đường về: không lầm lũi như mọi ngày mà tủm tỉm cười "hai mắt sáng lên, quên cả cuộc sống tăm tối".
-> Tâm trạng hạnh phúc thể hiện sức sống trong tâm hồn mặc dù trong hoàn cảnh khốn cùng.
- Về đến nhà: lo sợ, hồi hộp.
- Sợ mẹ không đồng ý.
- Sáng hôm sau: hắn thấy bây giờ hắn mới nên người, thấy gắn bó với cái nhà của hắn, thấy có bổn phận và có trách nhiệm với vợ con.
-> Tâm trạng của Tràng thay đổi từ buồn đến vui, từ sống vô vọng đến có phương hướng, mục đích. Chính hạnh phúc gia đình đã đem lại cho Tràng sự biến đổi kỳ diệu.
*Nhân vật người vợ nhặt:
- Hoàn cảnh: không tên tuổi, không quê quán, không gia đình.
-> Nhà văn muốn thể hiện tình cảnh khốn khổ của những phận người trôi dạt trong nạn đói.
Bức tranh nạn đói do một họa sĩ vô danh vẽ năm1945
Bức tranh vẽ bằng bút chì trên giấy, bên dưới không ký tên người vẽ, chỉ có một dòng chữ “Đói 1945”. Bức vẽ mô tả một cô gái đang bị hành hạ bởi cơn đói. Cô gái ngồi với bộ dạng rách rưới, chân tay khẳng khiu, hốc mắt sâu đờ đẫn, ánh mắt và gương mặt như bị che mờ bởi âm u tử khí. Để diễn tả một con người bị cái đói hút kiệt dương khí đến như vậy, bộ dạng gần như một bóng ma, hẳn người vẽ phải là một họa sĩ có kỹ thuật cao và một trái tim thấu cảm nỗi đau của những con người đang bị nạn đói hành hạ.
( theo xaluan.com)
- Khi mới gặp anh Tràng: cong cớn, sưng sỉa, liếc mắt cười tít, rách như tổ đỉa, chủ động gợi ăn, ăn một lúc bốn bát bánh đúc.
-> Nạn đói đã làm thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính, bóp méo nhân cách người phụ nữ.
- Trên đường về: người phụ nữ ngượng ngùng, đầy nữ tính (đi sau Tràng 3 - 4 bước cái nón rách che nghiêng. )
- Sáng hôm sau: dậy sớm, quét dọn.
-> Hình ảnh người vợ biết lo toan, vun vén, hiểu rõ bổn phận của mình. Hạnh phúc gia đình đã đưa chị trở về với bản chất thật của mình.
- Trong bữa sáng: chị bưng bát cháo cám, mắt hơi tối lại nhưng vẫn điềm nhiên và vào miệng.
-> Trân trọng tình cảm của mẹ chồng.
-> Nhân vật người vợ nhặt tiêu biểu cho nhân vật người lao động nghèo, mang bản chất tốt đẹp và khát vọng sống mãnh liệt.
* Nhân vật bà cụ Tứ
- Hoàn cảnh: người mẹ nghèo, chịu nhiều đau khổ bất hạnh trong cuộc đời.
- Thoạt đầu: bà cụ chưa đoán ra sự thật con trai mình đã có vợ -> do hoàn cảnh quá nghèo khó.
- Sau đó, bà cụ chấp nhận người con dâu "Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...". -> Câu nói trả lại danh dự cho người vợ nhặt.
- Tâm trạng: + Mừng: con đã thành gia thất
+ Tủi: không lo được cho con đến nơi đến chốn
+ Xót: "chẳng biết chúng nó có nuôi nổi nhau qua trận đói này không?"
-> Thể hiện tấm lòng yêu thương vô cùng cao đẹp dành cho các con. Bà cụ như quên cả bản thân mình.
- Trong bữa ăn sáng: bà cụ nói năng vui vẻ, hướng các con tới tương lai. "khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà" -> hướng các con tới tương lai cụ thể, hiện thực.
Những người đói cướp lại thóc gạo do Nhật chiếm,
bị quân đội Nhật hành hung (1945)
Nhân dân nổi dậy
Bà cụ Tứ là hình tượng nhân vật tiêu biểu cho hình tượng người mẹ nghèo nhưng có tấm lòng yêu thương vô bờ bến, luôn vun vén cho hạnh phúc của con, trở thành chỗ dựa tinh thần cho các con vượt qua nạn đói.
3. Nghệ thuật:
- Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn
- Dựng cảnh chân thật, ấn tượng
- Miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế
- Ngôn ngữ nông thôn, sử dụng khéo léo.
III. Tổng kết
Truyện Vợ nhặt không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà còn thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống kỳ diệu của họ. Ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Nội dung nhân đạo sâu sắc và cảm động đó được thể hiện qua một tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lý khá tinh tế, đối thoại sinh động.
* HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
1- BÀI VỪA HỌC:
NẮM VỮNG NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ TÁC GIẢ.
HIỂU RÕ XUẤT XỨ, HOÀN CẢNH RA ĐỜI, NỘI DUNG CỐT TRUYỆN.
PHÂN TÍCH BỨC TRANH NẠN ĐÓI? NÊU Ý NGHĨA CỦA NÓ?
PHÂN TÍCH NHỮNG CHI TIẾT THỂ HIỆN TẤM LÒNG MẸ CON TRÀNG?
- KẾT THÚC TÁC PHẨM LÀ MỘT BỨC TRANH HẠNH PHÚC. HÃY PHÂN TÍCH NHỮNG CHI TIẾT CỤ THỂ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ?
2. LUYỆN TẠP>
PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG TRUYỆN NGẮN “ VỢ NHẶT”
- PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG TRUYỆN.
-PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRÀNG
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Thúy Vân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)