Tuần 21. Vợ nhặt
Chia sẻ bởi Thạch Hoàng Xuân |
Ngày 09/05/2019 |
29
Chia sẻ tài liệu: Tuần 21. Vợ nhặt thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
VỢ NHẶT
KIM LÂN
Thuyết trình Văn học 12
KIM LÂN
I. GIÔÙI THIEÄU
a/Tác giả :
- Kim Lân (1920 - 2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài , quê ở Bắc Ninh .
- Hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải đi làm từ nhỏ, sống gắn bó với ruộng đồng, người dân.
- Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn vào năm 1941. Tác phẩm của ông được đăng trên báo như: đứa con người vợ lẽ, đôi chim thành.
- Sau CMT8, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn. Ông vẫn chuyên về truyện ngắn và vẫn viết về làng quê Việt Nam.
Tuy viết không nhiều nhưng giai đoạn nào Kim Lân cũng có tác phẩm hay. Là một cây bút viết truyện ngắn vững vàng, ông đã viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng.
Tác phẩm chính : Nên vợ nên chồng (1955) Con chó xấu xí (1962)
b/Xuất xứ - chủ đề của tác phẩm:
- "Vợ nhặt " của Kim Lân ( in trong tập Con chó xấu xí - 1962) là tác phẩm đặc sắc viết về nạn đói khủng khiếp (hơn 2 triệu người chết đói) năm Ất Dậu . Trên cái nền tăm tối ấy , nhà văn đã miêu tả cảnh ngộ của những con người nghèo khổ ở xóm ngụ cư với cái nhìn nhân hậu , phát hiện họ ở vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống , qua đó tác giả cũng tố cáo , lên án tội ác của bọn thực dân Pháp , phát xít ...
+Hoàn cảnh sáng tác:
- Truyện ngắn có tiền thân là tiểu thuyết "xóm ngụ cư", tác phẩm viết sau CMT8 (1946) nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại (1954) tác giả dựa vào cốt truyện cũ đặt tên là Vợ nhặt.
+ Ý nghĩa nhan đề :
- "Vợ Nhặt" là một nhan đề có nhiều ý nghĩa . Người ta thường nói đến nhặt được vật này vật khác chứ không mấy ai nói " nhặt" được vợ cả . Vả lại đối với người VN, lấy vợ là một trong ba việc quan trọng của cả một đời người . Thế mà ở đây Tràng lại " nhặt" được vợ thật nhanh chóng và dễ dàng .
- "Nhặt" được vợ , con người ở đây lại có thể nhặt được như cái rơm cái rác bên đường, tác giả đã mượn hình ảnh đói nghèo đến tận cùng của tầng lớp nông dân để tố cáo tội ác dã man, tàn bạo của quân xâm lược. Đây là một nhan đề phù hợp với nội dung truyện, khó có thể tìm được một nhan đề khác hay hơn : trong tận cùng đói khổ, kề bên cái chết, con người vẫn khát khao mái ấm gia đình và nương tựa vào nhau để có hạnh phúc.
c/Bố cục
+ Đoạn 1 : Tràng đưa người vợ nhặt về nhà gặp mẹ
+ Đoạn 2:Tác giả kể lại chuyện hai người gặp nhau và nên vợ nên chồng
+ Đoạn 3: Tình thương của người mẹ già nghèo khó đối với đôi vợ chồng mới cưới
+ Đoạn 4: Những con người cơ cực này tủi hờn cho thân phận của họ nhưng nhen nhóm lòng tin về sự đổi đời trong tương lai
d/Tóm tắt tác phẩm :
II .PHÂN TÍCH TÁC PHẨM :
1/ Giá trị nội dung:
a.Giá trị hiện thực:
- Tái hiện một bức tranh sinh động, cụ thể phản ánh hiện thực nạn đói 1945?tố cáo tội ác của thực dân, phong kiến.
- Không gian truyện: xóm ngụ cư , xóm của những người lao động nghèo, những người tha hương cầu thực.
- Hiện thực của cái đói qua tác phẩm được thể hiện:
Hình ảnh con người thời đói:
+ Trẻ em "ngồi ủ rũ dưới những xó tường không buồn nhúc nhích".
+ Cả xóm: "người chết như ngả rạ".
- Hai lần Kim Lân so sánh con người như ma:
+"những gia đình(.) dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma"
+ "Dưới những gốc đa gốc gạo xù xì bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma"
? Kiểu so sánh thể hiện cảm quan đặc biệt của Kim Lân về thời kì ghê rợn đó, cái thời kì mà ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh như một sợi tóc.
Hình ảnh không gian năm đói:
-Cuộc sống của người nông dân ở xóm ngụ cư bị bao vây bởi những màu,những mùi,những tiếng kêu thảm thiết. Không gian càng điêu tàn đổ nát, cái chết lan tràn nơi nơi, sự sống của con người chỉ còn thoi thóp.
+ Màu: đó là màu "xanh xám" của da người sắp chết và màu "đen kịt đầy trời" cùa những đàn quạ đói.
+ Mùi: mùi "gây" của xác người, mùi "khét lẹt" của đống rấm ở những nhà có người chết.
+ Tiếng: đó là tiếng kêu"thê thiết" của lũ quạ trên mấy cây gạo. Đó là tiếng" hờ khóc", gió đưa vào tận nhà,văng vẳng như từ dưới âm ti địa ngục.
? Qua đó, ta thấy Kim Lân săn đuổi hiện thực tới cùng, sức mạnh huỷ diệt cuộc sống tới cùng của nạn đói.
Những bức ảnh về nạn đói khủng khiếp năm 1945
Những người chết đói ở trại Giáp Bát được cải táng về nghĩa trang Hợp Thiện(Hà Nội)
Đừng hỏi bố mẹ em ở đâu! Chết đói cả rồi!
Xác chết được dồn đến một chỗ không phân biệt là nam hay nữ, già hay trẻ
La liệt những người chết đói bên đường
b.Giá trị nhân đạo :
- Giá trị nhân đạo sâu sắc nhất của truyện ngắn này là trong tận cùng khốn khổ đối diện với cái chết , con người vẫn có tấm lòng nhân hậu cảm thông và đùm bọc cho nhau.
Qua đó , Kim Lân đã thể hiện khát khao mãnh liệt của con người về một mái ấm gia đình và niềm tin hướng về CM của người dân lao khổ.
Người " vợ nhặt " :
- Là một cô gái không tên gọi, không quê hương, gia đình, cái đói đã đẩy cô ra lề đường .
- Chị xuất hiện trước anh Tràng với dáng vẻ đáng thương, tội nghiệp, hình hài xơ xác: "áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy xộp hẳn đi,trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt"
- Chị may mắn gặp anh Tràng, có lẽ nếu không gặp anh thì chị sẽ chết như bao người khác đã chết vì đói . Cái đói đã cướp đi sĩ diện, e thẹn, bản chất dịu dàng vốn có của người con gái" thị cắm đầu ăn một chập bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì ".
- Được sự cưu mang của mẹ con Tràng, chị hoàn toàn thay đổi " rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực".
Chi tiết chị bưng lấy bát chè cám mà người mẹ chồng đưa cho, hai con mắt chị "tối lại" nhưng ngay lúc đó "chị điềm nhiên và vào miệng"? chi tiết đắt giá
Cuối truyện , chính chị là người đã thắp lên niềm tin về cuộc sống mới cho mẹ con Tràng , qua việc nhắc đến " trên mạn Thái Nguyên , Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu .Người ta còn phá cả kho thóc Nhật , chia cho người đói nữa đấy ".
? Nhân vật người "vợ nhặt" đã góp phần tô đậm lên hiện thực về nạn đói và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Dù trong hoàn cảnh nào người phụ nữ vẫn khát khao một mái ấm gia đình hạnh phúc .
Anh Tràng :
- Là một thanh niên nghèo làm nghề đẩy xe bò thuê, cư dân của xóm ngụ cư , có vẻ bề ngoài "thô kệch", "lưng to rộng như lưng gấu ". chỉ một vài chi tiết tác giả cho thấy sự nghèo khổ , cơ cực đang đè nặng lên lưng con người vất vả ấy .
- Anh là người vui tính được trẻ con trong xóm yêu mến , mỗi lần anh đi làm về chúng lại ùa ra đón .
- Anh là chàng trai có tấm lòng nhân hậu , cao cả :
+ Traøng ñaõ cho ngöôøi phuï nöõ môùi quen aên trong luùc chò ñang ñoùi , saép cheát duø anh cuõng chaúng hôn gì . Khoâng nhöõng theá , anh coøn ñöa chò veà laøm vôï, cöu mang ñuøm boïc chò, anh nhö moät vò cöùu tinh , ñöa ngöôøi phuï nöõ töø bôø vöïc cuûa caùi cheát veà söï soáng .
+ Traøng toû ra raát chu ñaùo , saém söûa haønh trang theå hieän moät chuùt taám loøng ñoái vôùi vôï “ haén ñöa thò vaøo chôï tænh, boû tieàn ra mua cho chò caùi thuùng con ñöïng vaøi thöù laët vaët ”
- Diễn biến tâm Tràng được miêu tả rất sinh động, tự nhiên và tinh tế :
+ Khi đưa người "vợ nhặt " về nhà , anh rất vui , lòng anh lâng lâng khó tả " hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh". Sự xuất hiện của một người phụ nữ không tên như mang đến một luồng sinh khí khác cho Tràng . Anh cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn" trong một lúc Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề , tăm tối hằng ngày".
+ Hành động anh Tràng mua dầu thắp đèn cho sáng có ý nghĩa rất lớn : trong cái cảnh tối sầm của nạn đói và cái chết , Tràng muốn thắp sáng không gian nhà mình hay nói đúng hơn là anh đang muốn tự thắp sáng cuộc đời khốn khổ của chính anh và người phụ nữ ấy đã mang ánh sáng niềm hạnh phúc cho anh cho ngôi nhà tồi tàn của mẹ con anh .
+ Sáng hôm sau thức dậy , người đàn ông nghèo khổ ấy đang cảm nhận một cái gì đó mơí mẻ " bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng " . Con người anh hoàn toàn thay đổi, anh đã trở thành người có mái ấm gia đình. Anh thấy mình đã trưởng thành và phải có trách nhiệm đối với gia đình, vợ con " bây giờ hắn mới thấy hắn nên người , hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này".
+ Ở cuối tác phẩm anh Tràng đã biết hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn " trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới ".
? Anh Tràng là người mang đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của người nông dân . Chính tấm lòng nhân hậu đã mang đến cho anh hạnh phúc . Ngay lúc mọi người đang nghĩ đến cái chết , anh vẫn hướng tới sự sống tương lai , khao khát một cuộc sống gia đình hạnh phúc .
Bà cụ Tứ :
- Bà cụ Tứ xuất hiện muộn hơn trong tác phẩm đó là một người mẹ già nghèo khổ, yếu ớt với dáng đi "lọng khọng", "lập cập".
- Nhân vật này gây xúc động cho người đọc bởi tình thương con và tấm lòng nhân hậu cao cả.
- Diễn biến tâm trạng của người mẹ : tâm trạng của bà diễn biến khá phức tạp, phong phú trong một khoảng thời gian ngắn từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau :
+ Mới đầu bà ngạc nhiên đến sững sờ bởi lẽ con trai bà đã lấy vợ .Trong một đoạn văn ngắn Kim Lân đã để bà lão đặt ra hàng loạt câu hỏi : " Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia ? Sao lại chào mình bằng u ?
+ Tuy nhiên sau đó bà "cúi đầu nín lặng", bà vừa mừng vừa tủi, vừa ai oán vừa xót thương: "Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình".
+ Bà mừng cho con trai bà từ nay đã yên bề gia thất nhưng bà lại tủi thân bởi làm mẹ như bà không lo nổi cho con : " Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì.". Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt . "Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?" Bà còn lo lắng cho số phận của con mình : " Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới đến lấy con mình. Mà con mình mới có vợ được .."
+ Rồi bà đã chủ động xóa đi khoảng cách giữa mẹ chồng với con dâu: " Con ngồi xuống đây, ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân." Bà an ủi động viên gieo vào lòng con dâu niềm tin : "Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra mà ông giời cho khá .. Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời". Thái độ của bà đối với con dâu thật đáng trân trọng, bà không hất hủi khinh rẻ mà tỏ ra ân cần, quan tâm như là con của mình
+ Đọng lại trong người đọc là hình ảnh của bà cụ Tứ được khắc họa vào sáng hôm sau trong "bữa cơm ngày đói thật thảm hại" : "Bữa cơm chỉ có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà ăn rất ngon lành". Bà toàn nói đến chuyện tương lai, chuyện vui "kể chuyện làm ăn gia cảnh với con dâu", " khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà , này khoảnh đi khoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem"
? Bà cụ Tứ không có của cải để lại cho con nhưng bà đã tiếp thêm cho con lòng tin vào cuộc sống, vào ngày mai.
III NGHỆ THUẬT
- Kết cấu truyện : Truyện mở ra vào một buổi chiều chạng vạng và khép lại trong " ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa" , mở đầu tác phẩm ta bắt gặp một anh Tràng cô độc, kết thúc truyện Tràng đã có một gia đình.
- Dựng truyện: tự nhiên đơn giản làm nổi bat hoàn cảnh và tính cách nhân vật.
- Giọng văn : mộc mạc, giản dị
- Nhân vật : tiêu biểu cho những người lao động cơ cực nhưng vẫn tươi đẹp tấm lòng nhân hậu trong sáng
- Tình huống truyện độc đáo ( nhặt được vợ)
Thạch Hoàng Xuân
Khoa Ngữ Văn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
the end
KIM LÂN
Thuyết trình Văn học 12
KIM LÂN
I. GIÔÙI THIEÄU
a/Tác giả :
- Kim Lân (1920 - 2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài , quê ở Bắc Ninh .
- Hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải đi làm từ nhỏ, sống gắn bó với ruộng đồng, người dân.
- Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn vào năm 1941. Tác phẩm của ông được đăng trên báo như: đứa con người vợ lẽ, đôi chim thành.
- Sau CMT8, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn. Ông vẫn chuyên về truyện ngắn và vẫn viết về làng quê Việt Nam.
Tuy viết không nhiều nhưng giai đoạn nào Kim Lân cũng có tác phẩm hay. Là một cây bút viết truyện ngắn vững vàng, ông đã viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng.
Tác phẩm chính : Nên vợ nên chồng (1955) Con chó xấu xí (1962)
b/Xuất xứ - chủ đề của tác phẩm:
- "Vợ nhặt " của Kim Lân ( in trong tập Con chó xấu xí - 1962) là tác phẩm đặc sắc viết về nạn đói khủng khiếp (hơn 2 triệu người chết đói) năm Ất Dậu . Trên cái nền tăm tối ấy , nhà văn đã miêu tả cảnh ngộ của những con người nghèo khổ ở xóm ngụ cư với cái nhìn nhân hậu , phát hiện họ ở vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống , qua đó tác giả cũng tố cáo , lên án tội ác của bọn thực dân Pháp , phát xít ...
+Hoàn cảnh sáng tác:
- Truyện ngắn có tiền thân là tiểu thuyết "xóm ngụ cư", tác phẩm viết sau CMT8 (1946) nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại (1954) tác giả dựa vào cốt truyện cũ đặt tên là Vợ nhặt.
+ Ý nghĩa nhan đề :
- "Vợ Nhặt" là một nhan đề có nhiều ý nghĩa . Người ta thường nói đến nhặt được vật này vật khác chứ không mấy ai nói " nhặt" được vợ cả . Vả lại đối với người VN, lấy vợ là một trong ba việc quan trọng của cả một đời người . Thế mà ở đây Tràng lại " nhặt" được vợ thật nhanh chóng và dễ dàng .
- "Nhặt" được vợ , con người ở đây lại có thể nhặt được như cái rơm cái rác bên đường, tác giả đã mượn hình ảnh đói nghèo đến tận cùng của tầng lớp nông dân để tố cáo tội ác dã man, tàn bạo của quân xâm lược. Đây là một nhan đề phù hợp với nội dung truyện, khó có thể tìm được một nhan đề khác hay hơn : trong tận cùng đói khổ, kề bên cái chết, con người vẫn khát khao mái ấm gia đình và nương tựa vào nhau để có hạnh phúc.
c/Bố cục
+ Đoạn 1 : Tràng đưa người vợ nhặt về nhà gặp mẹ
+ Đoạn 2:Tác giả kể lại chuyện hai người gặp nhau và nên vợ nên chồng
+ Đoạn 3: Tình thương của người mẹ già nghèo khó đối với đôi vợ chồng mới cưới
+ Đoạn 4: Những con người cơ cực này tủi hờn cho thân phận của họ nhưng nhen nhóm lòng tin về sự đổi đời trong tương lai
d/Tóm tắt tác phẩm :
II .PHÂN TÍCH TÁC PHẨM :
1/ Giá trị nội dung:
a.Giá trị hiện thực:
- Tái hiện một bức tranh sinh động, cụ thể phản ánh hiện thực nạn đói 1945?tố cáo tội ác của thực dân, phong kiến.
- Không gian truyện: xóm ngụ cư , xóm của những người lao động nghèo, những người tha hương cầu thực.
- Hiện thực của cái đói qua tác phẩm được thể hiện:
Hình ảnh con người thời đói:
+ Trẻ em "ngồi ủ rũ dưới những xó tường không buồn nhúc nhích".
+ Cả xóm: "người chết như ngả rạ".
- Hai lần Kim Lân so sánh con người như ma:
+"những gia đình(.) dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma"
+ "Dưới những gốc đa gốc gạo xù xì bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma"
? Kiểu so sánh thể hiện cảm quan đặc biệt của Kim Lân về thời kì ghê rợn đó, cái thời kì mà ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh như một sợi tóc.
Hình ảnh không gian năm đói:
-Cuộc sống của người nông dân ở xóm ngụ cư bị bao vây bởi những màu,những mùi,những tiếng kêu thảm thiết. Không gian càng điêu tàn đổ nát, cái chết lan tràn nơi nơi, sự sống của con người chỉ còn thoi thóp.
+ Màu: đó là màu "xanh xám" của da người sắp chết và màu "đen kịt đầy trời" cùa những đàn quạ đói.
+ Mùi: mùi "gây" của xác người, mùi "khét lẹt" của đống rấm ở những nhà có người chết.
+ Tiếng: đó là tiếng kêu"thê thiết" của lũ quạ trên mấy cây gạo. Đó là tiếng" hờ khóc", gió đưa vào tận nhà,văng vẳng như từ dưới âm ti địa ngục.
? Qua đó, ta thấy Kim Lân săn đuổi hiện thực tới cùng, sức mạnh huỷ diệt cuộc sống tới cùng của nạn đói.
Những bức ảnh về nạn đói khủng khiếp năm 1945
Những người chết đói ở trại Giáp Bát được cải táng về nghĩa trang Hợp Thiện(Hà Nội)
Đừng hỏi bố mẹ em ở đâu! Chết đói cả rồi!
Xác chết được dồn đến một chỗ không phân biệt là nam hay nữ, già hay trẻ
La liệt những người chết đói bên đường
b.Giá trị nhân đạo :
- Giá trị nhân đạo sâu sắc nhất của truyện ngắn này là trong tận cùng khốn khổ đối diện với cái chết , con người vẫn có tấm lòng nhân hậu cảm thông và đùm bọc cho nhau.
Qua đó , Kim Lân đã thể hiện khát khao mãnh liệt của con người về một mái ấm gia đình và niềm tin hướng về CM của người dân lao khổ.
Người " vợ nhặt " :
- Là một cô gái không tên gọi, không quê hương, gia đình, cái đói đã đẩy cô ra lề đường .
- Chị xuất hiện trước anh Tràng với dáng vẻ đáng thương, tội nghiệp, hình hài xơ xác: "áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy xộp hẳn đi,trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt"
- Chị may mắn gặp anh Tràng, có lẽ nếu không gặp anh thì chị sẽ chết như bao người khác đã chết vì đói . Cái đói đã cướp đi sĩ diện, e thẹn, bản chất dịu dàng vốn có của người con gái" thị cắm đầu ăn một chập bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì ".
- Được sự cưu mang của mẹ con Tràng, chị hoàn toàn thay đổi " rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực".
Chi tiết chị bưng lấy bát chè cám mà người mẹ chồng đưa cho, hai con mắt chị "tối lại" nhưng ngay lúc đó "chị điềm nhiên và vào miệng"? chi tiết đắt giá
Cuối truyện , chính chị là người đã thắp lên niềm tin về cuộc sống mới cho mẹ con Tràng , qua việc nhắc đến " trên mạn Thái Nguyên , Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu .Người ta còn phá cả kho thóc Nhật , chia cho người đói nữa đấy ".
? Nhân vật người "vợ nhặt" đã góp phần tô đậm lên hiện thực về nạn đói và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Dù trong hoàn cảnh nào người phụ nữ vẫn khát khao một mái ấm gia đình hạnh phúc .
Anh Tràng :
- Là một thanh niên nghèo làm nghề đẩy xe bò thuê, cư dân của xóm ngụ cư , có vẻ bề ngoài "thô kệch", "lưng to rộng như lưng gấu ". chỉ một vài chi tiết tác giả cho thấy sự nghèo khổ , cơ cực đang đè nặng lên lưng con người vất vả ấy .
- Anh là người vui tính được trẻ con trong xóm yêu mến , mỗi lần anh đi làm về chúng lại ùa ra đón .
- Anh là chàng trai có tấm lòng nhân hậu , cao cả :
+ Traøng ñaõ cho ngöôøi phuï nöõ môùi quen aên trong luùc chò ñang ñoùi , saép cheát duø anh cuõng chaúng hôn gì . Khoâng nhöõng theá , anh coøn ñöa chò veà laøm vôï, cöu mang ñuøm boïc chò, anh nhö moät vò cöùu tinh , ñöa ngöôøi phuï nöõ töø bôø vöïc cuûa caùi cheát veà söï soáng .
+ Traøng toû ra raát chu ñaùo , saém söûa haønh trang theå hieän moät chuùt taám loøng ñoái vôùi vôï “ haén ñöa thò vaøo chôï tænh, boû tieàn ra mua cho chò caùi thuùng con ñöïng vaøi thöù laët vaët ”
- Diễn biến tâm Tràng được miêu tả rất sinh động, tự nhiên và tinh tế :
+ Khi đưa người "vợ nhặt " về nhà , anh rất vui , lòng anh lâng lâng khó tả " hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh". Sự xuất hiện của một người phụ nữ không tên như mang đến một luồng sinh khí khác cho Tràng . Anh cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn" trong một lúc Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề , tăm tối hằng ngày".
+ Hành động anh Tràng mua dầu thắp đèn cho sáng có ý nghĩa rất lớn : trong cái cảnh tối sầm của nạn đói và cái chết , Tràng muốn thắp sáng không gian nhà mình hay nói đúng hơn là anh đang muốn tự thắp sáng cuộc đời khốn khổ của chính anh và người phụ nữ ấy đã mang ánh sáng niềm hạnh phúc cho anh cho ngôi nhà tồi tàn của mẹ con anh .
+ Sáng hôm sau thức dậy , người đàn ông nghèo khổ ấy đang cảm nhận một cái gì đó mơí mẻ " bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng " . Con người anh hoàn toàn thay đổi, anh đã trở thành người có mái ấm gia đình. Anh thấy mình đã trưởng thành và phải có trách nhiệm đối với gia đình, vợ con " bây giờ hắn mới thấy hắn nên người , hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này".
+ Ở cuối tác phẩm anh Tràng đã biết hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn " trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới ".
? Anh Tràng là người mang đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của người nông dân . Chính tấm lòng nhân hậu đã mang đến cho anh hạnh phúc . Ngay lúc mọi người đang nghĩ đến cái chết , anh vẫn hướng tới sự sống tương lai , khao khát một cuộc sống gia đình hạnh phúc .
Bà cụ Tứ :
- Bà cụ Tứ xuất hiện muộn hơn trong tác phẩm đó là một người mẹ già nghèo khổ, yếu ớt với dáng đi "lọng khọng", "lập cập".
- Nhân vật này gây xúc động cho người đọc bởi tình thương con và tấm lòng nhân hậu cao cả.
- Diễn biến tâm trạng của người mẹ : tâm trạng của bà diễn biến khá phức tạp, phong phú trong một khoảng thời gian ngắn từ chiều hôm trước đến sáng hôm sau :
+ Mới đầu bà ngạc nhiên đến sững sờ bởi lẽ con trai bà đã lấy vợ .Trong một đoạn văn ngắn Kim Lân đã để bà lão đặt ra hàng loạt câu hỏi : " Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia ? Sao lại chào mình bằng u ?
+ Tuy nhiên sau đó bà "cúi đầu nín lặng", bà vừa mừng vừa tủi, vừa ai oán vừa xót thương: "Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình".
+ Bà mừng cho con trai bà từ nay đã yên bề gia thất nhưng bà lại tủi thân bởi làm mẹ như bà không lo nổi cho con : " Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì.". Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt . "Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?" Bà còn lo lắng cho số phận của con mình : " Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới đến lấy con mình. Mà con mình mới có vợ được .."
+ Rồi bà đã chủ động xóa đi khoảng cách giữa mẹ chồng với con dâu: " Con ngồi xuống đây, ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân." Bà an ủi động viên gieo vào lòng con dâu niềm tin : "Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra mà ông giời cho khá .. Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời". Thái độ của bà đối với con dâu thật đáng trân trọng, bà không hất hủi khinh rẻ mà tỏ ra ân cần, quan tâm như là con của mình
+ Đọng lại trong người đọc là hình ảnh của bà cụ Tứ được khắc họa vào sáng hôm sau trong "bữa cơm ngày đói thật thảm hại" : "Bữa cơm chỉ có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà ăn rất ngon lành". Bà toàn nói đến chuyện tương lai, chuyện vui "kể chuyện làm ăn gia cảnh với con dâu", " khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà , này khoảnh đi khoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem"
? Bà cụ Tứ không có của cải để lại cho con nhưng bà đã tiếp thêm cho con lòng tin vào cuộc sống, vào ngày mai.
III NGHỆ THUẬT
- Kết cấu truyện : Truyện mở ra vào một buổi chiều chạng vạng và khép lại trong " ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa" , mở đầu tác phẩm ta bắt gặp một anh Tràng cô độc, kết thúc truyện Tràng đã có một gia đình.
- Dựng truyện: tự nhiên đơn giản làm nổi bat hoàn cảnh và tính cách nhân vật.
- Giọng văn : mộc mạc, giản dị
- Nhân vật : tiêu biểu cho những người lao động cơ cực nhưng vẫn tươi đẹp tấm lòng nhân hậu trong sáng
- Tình huống truyện độc đáo ( nhặt được vợ)
Thạch Hoàng Xuân
Khoa Ngữ Văn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
the end
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thạch Hoàng Xuân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)