Tuần 21. Vợ nhặt

Chia sẻ bởi Trần Thị Thảo Nguyên | Ngày 09/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Tuần 21. Vợ nhặt thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Vợ nhặt
Kim Lân
II – ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1.Nhân vật Tràng:
2. Nhân vật Bà cụ Tứ:
a. Khi Tràng mang người vợ nhặt về nhà:
“Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà”
“Bà lão đứng sững lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn.”
“Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn, vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải”
“ Bà lão băn khoăn ngồi xuống gường”
“ Bà lão cúi đầu nín lặng”
“Lòng người mẹ nghèo khổ hiểu ra biết bao nhiêu là cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”
“ Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà”
“ Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới lấy được vợ”
Ừ, Thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…
Chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông trời cho khá…
Bà lão nhìn người đàn bà lòng đầy thương xót.
Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá.
Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.
b. Sáng hôm sau:
Hành động:
Cùng với nàng dâu quét tước, dọn dẹp, thu vén nhà cửa gọn gàng
Vẻ mặt:
Nhẹ nhỏm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên.
Thái độ:
Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này.
Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế.
Bà cụ Tứ là hiện thân của những người mẹ trong nạn đói 1945. Sáng ngời lên ở nhân vật là tấm lòng rất mực yêu con, vun vén cho hạnh phúc của con, bao dung nhân hậu, đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai
3. Nhân vật Thị
Nạn nhân của nạn đói:
Ngoại hình:
Áo quần tả tơi như tổ đỉa
Thị gầy sọp hẳn đi
Khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.
Tính cách:
Thị cong cớn
Thị đứng trước mặt hắn sưng sỉa
Thị vẫn đứng con cớn trước mặt hắn
Thị cắm đầu ăn một chặp hết bốn bát bánh đúc chẳng chuyện trò gì.
-> Cái đói đã tước đoạt đi hết của Thị vẻ đẹp của ngoại hình lẫn tính cách.
b. Người phụ nữ hiền hậu đúng mực.
Trên đường về nhà:
Ngượng nghịu cúi mặt, chân nọ bước díu vào cả chân kia.
Khi về đến nhà:
Ngồi mớm ở mép giường, cúi đầu vân vê tà áo đã rách bợt.
Lễ phép chào Bà cụ Tứ
Cúi đầu lắng nghe lời chỉ dạy
Sáng hôm sau:
Chung ta vun vén nhà cửa gọn gàng.
Tràng nom Thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà đúng mực, không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏng.
Hai mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.
Thị đã trở về là một người phụ nữ hiền hậu, thuần phát đúng mực.
Đó là hình ảnh của ánh sáng ở cuối con đường hầm .Gợi niềm tin mãnh liệt về tương lai, về cuộc đổi đời của Tràng, gia đình anh và những người dân khốn khổ.
III – TỔNG KẾT:
Nghệ thuật:
Xây dựng tình huống truyện độc đáo
Kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn
Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế
Lời thoại nhân vật sinh động
Giọng văn mộc mạc, giản dị.
2. Nội dung:
Tác phẩm mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc:
- Miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945, từ đó tố cáo sâu sắc tội ác diệt chủng của bọn thực dân phát xít.
- Phát hiện và khẳng định phẩm chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của con người: ngay trên bờ vực cái chết, họ vẫn khát khao mái ấm gia đình, yêu thương đùm bọc lẫn nhau và không thôi hi vọng ở tương lai.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thảo Nguyên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)