Tuần 21. Tựa "Trích diễm thi tập"

Chia sẻ bởi Đinh Xuân Cường | Ngày 09/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Tuần 21. Tựa "Trích diễm thi tập" thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các bạn đến với tiết học Ngữ Văn lớp 10C1
Hoàng Đức Lương
TỰA “TRÍCH DIỄM THI TẬP”
I. Giới thiệu
1. Tác giả
- Nguyên quán ở Văn Giang (Hưng Yên), trú quàn tại Gia Lâm (Hà Nội)
- Là một trí thức phong kiến, nhà thơ, nhà biên khảo sống ở thế kỉ XV
- Đỗ tiến sĩ 1478 (nhờ học tập thơ của các bách gia đời Đường)
- Làm quan dưới triều Lê Thánh Tông.
2. Thể tựa
- Nguồn gốc từ Trung Quốc.
- Được đặt đầu sách.
- Do tác giả hoặc người khác viết
- Nội dung: Nêu lý do làm sách, quá trình hoàn thành tác phẩm…
- Viết sau khi tác phẩm hoàn thành.
- Thiên về văn nghị luận (kết hợp tự sự, trữ tình).
II. Chuẩn bị
Câu 1: Theo Hoàng Dức Lương, có những nguyên nhân nào khiến sáng tác thơ của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau? Cho biết nghệ thuật lập luận của tác giả


*Nguyên nhân:
_Nguyên nhân chủ quan:
+ Thơ văn rất quí giá, nhưng vốn trừu tượng khó cảm nhận, chỉ có thi nhân (nhà thơ – có học vấn, năng lực thẩm mĩ) mới hiểu được mà có ý thức sưu tầm, lưu giữ
+ Người có học (Quan lại, sĩ tử): Quan lớn bận việc không có thì giờ biên tập, quan nhỏ và sĩ tử mải học thi không để ý đến
+ Người yêu thích sưu tầm thơ văn không đủ năng lực, tính kiên trì nên bỏ dở
+ Có lệnh vua mới được khắc ván, lưu hành -> thơ văn khó lưu truyền
_Nguyên nhân khách quan:
+ Thời gian làm hủy hoai sách vở.
+ Chiến tranh, hỏa hoạn.
+ Người có học (Quan lại, sĩ tử): Quan lớn bận việc không có thì giờ biên tập, quan nhỏ và sĩ tử mải học thi không để ý đến

Chiến tranh, hỏa hoạn tàn phá sách
* Nghệ thuật lập luận:
- Nghệ thuật liên tưởng, so sánh văn thơ như khoái trá, gấm vóc, sắc đẹp
- Lập luận theo lối quy nạp
- Câu hỏi tu từ : “ Giữ thế nào được mà không rách nát tan tành?
=> Thể hiện thái độ tôn trọng di sản văn hóa của cha ông, và đau lòng trước thực trạng hiện tại
Câu 2: Hoàng Đức Lương đã làm gì để sưu tầm thơ văn của tiền nhân?
-Quá trình sưu tầm: Nhặt nhạnh, tìm tòi, thu lượm (nhặt nhạnh ở giấy tàn, vách nát; tìm quanh hỏi khắp...)
=> Không quản khó khăn vất vả.
-Biên soạn: 6 quyển, chia 2 phần theo tiêu chuẩn bài hay và theo thể loại (Không theo danh tước, thứ bậc)
=> Quan điểm đúng đắn tiến bộ, khoa học.
- Công việc biên soạn "chọn lấy bài hay" rồi "chia xếp theo từng loại"


Câu 3: Điều gì thôi thúc Hoàng Đức Lương vượi khó khăn để biên soạn tuyển tập thơ này? Cảm nghĩ của anh (chị) về việc làm của ông.

- Thực trạng tình hình sách vở văn ca Việt Nam rất hiếm “Không khảo cứu cào đâu được”. Người học làm thơ như Hoàng Đức Lương “phải tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Đường”
- Nhu cầu bức thiết phải biên soạn “một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản”
- Niềm tự hào văn hiến dân tộc
- Ý thức trách nhiệm
* Cảm nhận
Đây là một công việc vô cùng khó khăn và gian khổ, đòi hỏi người sưu tầm phải cực kỳ kiên nhẫn trong công việc. Nếu không có Trần Đức Lương, có lẽ ngày nay chúng ta đã không còn biết đến “bản tuyên ngôn độc lập”- Bình Ngô đại cáo, hay là Chiếu dời đô_ Lý Công Uẩn, ... Đó sẽ là sự mất mát to lớn với nền văn học nước nhà. Qua đó, ta càng cảm phục hơn con người có một cái nhìn xa rộng, nghĩ đến con cháu đời sau mà nhẫn nại, cần cù vun vén, sưu tầm những giá trị văn hóa đích thực của nước ta.

XIN CẢM ƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Xuân Cường
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)