Tuần 21. Tiếng rao đêm

Chia sẻ bởi Đặng Thị Hà Tiên | Ngày 12/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: Tuần 21. Tiếng rao đêm thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ
CÂU1: Đọc đoạn "Từ đầu.. Liễu Thăng nữa"
Cho biết sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lễ góp giổ Liễu Thăng?
KIỂM TRA BÀI CŨ
TRẢ LỜI : Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời.Vua Minh phán: không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Giang Văn Minh tâu luôn: Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mất trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ? Vua Minh biết đã mắc mưu vẫn phải tuyên bố bỏ lễ góp giỗ Liễu Thăng.
CÂU 2: Đọc đoạn "Từ đó. còn hoang"
Vì sao có thể gọi ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn ?
TRẢ LỜI : Vì ông đã biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt và ông dũng cảm không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.

Theo Nguyễn Lê Tín Nhân
HOẠT ĐỘNG 1:
* LUYỆN ĐỌC.
* TÌM HIỂU CÂU HỎI.
Đọc đúng
- Bánh. . . giò . . .ò . . .ò . . .! ( ngân dài )
- Cháy! Cháy nhà! . .. ( gấp gáp, hốt hoảng)
- Ô . . . này! ( thảng thốt, ngạc nhiên)
Theo Nguyễn Lê Tín Nhân
1/ Tiếng rao của người bán bánh giò vào lúc nào? Tiếng rao tác giả nghe như thế nào?
Tiếng rao trong đêm khuya tĩnh mịch. Tác giả nghe buồn não ruột.
2/ Đám cháy xảy ra lúc nào? Đám cháy được miêu tả như thế nào?
Đám cháy xảy ra vào lúc nửa đêm . Ngôi nhà bốc lửa cháy phừng phừng, tiếng kêu cứu thảm thiết, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù.
3/ Ai đã chạy tới ngôi nhà cháy? Họ chạy tới để làm gì ?
Người bán bánh giò chạy tới ngôi nhà cháy. Anh cứu một em bé.
4/ Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc?
Người ta cấp cứu cho anh, phát hiện ra có cái chân gỗ, kiểm tra giấy tơ �thì biết anh là một thương binh, thấy xe đạp lăn lóc ở góc tường, bánh giò tung toé mới biết anh bán bánh giò.
5/ Anh là con người như thế nào? Anh có hành động gì đặc biệt?
Anh là một thương binh, là người bán bánh giò bình thường nhưng anh có hành động dũng cảm dám lao vào đám cháy để cứu người.
Mỗi công dân có ý thức cứu người hoạn nạn, gặp sự cố trên đường ta không thờ ơ..
6/ Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống?
( Học sinh hoạt động nhóm đôi)
HOẠT ĐỘNG 2:
* LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM
Rồi từ trong nhà, vẫn cái bóng cao, gầy,khập khiễng ấy lom khom như đang che chở vật gì, phóng thẳng ra đường. Qua khỏi thềm nhà, người đó vừa té quỵ thì một cây rầm sập xuống. Mọi người xô đến. Ai nấy bàng hoàng vì trong cái bọc chăn còn vương khói mà người ấy đang ôm khư khư là một đứa bé mặt mày đen nhẻm, thất thần, khóc không thành tiếng. Mọi người khiêng người đàn ông ra xa. Người anh mềm nhũn. Người ta cấp cứu cho anh. Ai đó thảng thốt kêu: "Ô.này!", rồi cầm cái chân cứng ngắc của nạn nhân giơ lên : thì ra là một cái chân gỗ!
HOẠT ĐỘNG 3
TRÒ CHƠI CỦNG CỐ
"AI NHỚ NHANH HƠN"
ANH THƯƠNG BINH
HOẠT ĐỘNG 4 :
* DẶN DÒ
Tập đọc bài này ở nhà nhiều lần.
Kể lại chuyện đọc này cho người thân nghe.
Xem trước và tìm hiểu câu hỏi bài
" Lập làng giữ biển" (Tuần 22)
* NHẬN XÉT TIẾT HỌC.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ THAM DỰ TIẾT HỌC VỪA QUA KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ DỒI DÀO SỨC KHỎE
XIN CẢM ƠN !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Hà Tiên
Dung lượng: 1,02MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)