Tuần 21. Thao tác lập luận bác bỏ

Chia sẻ bởi Nguyễn Thi Kim Oanh | Ngày 10/05/2019 | 125

Chia sẻ tài liệu: Tuần 21. Thao tác lập luận bác bỏ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
Tiết 83- Làm văn
I/ Kiểm tra bài cũ :
1/ Thế nào là thao tác lập luận bác bỏ?
2/ Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ?
3/ Cách lập luận bác bỏ ?
II/ Thực hành (theo tổ)
1/Phân tích cách bác bỏ trong hai đoạn trích : ( tổ 1)
a. Đoạn 1:
- Vấn đề bác bỏ:
Quan niệm sống quẩn quanh, nghèo nàn của những người trở thành nô lệ của tiện nghi.
- Cách bác bỏ :
Kết hợp lý lẽ và dẫn chứng :

+ Nêu và khẳng định : cuộc sống riêng không biết gì đến cộng đồng xã hội là một cuộc sống nghèo nàn, dù có đầy đủ tiện nghi( câu 1).
+ Phân tích bản chất và tác hại của cuộc sống đó bằng các hình ảnh so sánh
( mảnh vườn rào kín; đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng)
 để vừa bác bỏ vừa nêu ý đúng , động viên người đọc làm theo.
+ Đi đến kết luận nhằm bác bỏ cuộc sống đó.( câu 5 )…

b. Đoạn văn b:
- Vấn đề bác bỏ :
Thái độ dè dặt, né tránh của những người hiền tài trước một vương triều mới.
- Cách bác bỏ:
Dùng lý lẽ để phân tích, nhắc nhở, kêu gọi những người hiền tài ra giúp nước.
-Cái hay trong cách bác bỏ :
+ Không phê phán trực tiếp mà phân tích những khó khăn trong sự nghiệp chung, nỗi lo lắng và lòng mong đợi người tài của nhà vua; đồng thời khẳng định trên dải đất văn hiến của nước ta không hiếm người tài  bác bỏ thái độ sai lầm của nho sĩ Bắc Hà, động viên người hiền tài ra giúp nước.
- Cách diễn đạt : từ ngữ trang trọng, giản dị; giọng điệu chân thành, khiêm tốn… thể hiện cái tâm và cái tình của người bác bỏ.
2/ Bài 2 ( tổ 2)
Bác bỏ một trong hai quan niệm về kinh nghiệm học văn và đề xuất kinh nghiệm học văn tốt nhất.
- Quan niệm a :
+ Vấn đề cần bác bỏ :
Nếu chỉ đọc nhiều sách và thuộc nhiều thơ văn thì mới chỉ có kiến thức sách vở, thiếu kiến thức đời sống
 Đây là quan niệm phiến diện.
+ Cách bác bỏ : dùng lý lẽ và dẫn chứng thực tế.

- Quan niệm b :
+Vấn đề cần bác bỏ:
Nếu chỉ luyện tư duy , luyện nói, luyện viết thì mới chỉ có phương pháp chứ chưa có kiến thức về bộ môn và kiến thức về đời sống.
 Cho nên, đây cũng là một quan niệm phiến diện.
+ Cách bác bỏ :
Dùng lý lẽ và dẫn chứng thực tế để phân tích, chứng minh.
- Quan niệm đúng đắn về phương pháp học văn:
+ Sống sâu sắc và có trách nhiệm để tích luỹ vốn sống thực tế.
+ Có động cơ và thái độ học tập đúng đắn để có khát vọng vượt lên những giới hạn của bản thân.
+ Có phương pháp học tập phù hợp với bộ môn để nắm được tri thức một cách cơ bản và hệ thống.
+ Thường xuyên đọc sách báo …và có ý thức thu nhập thông tin đại chúng…
3/Bài 3 (Tổ 3 lập dàn ý và cả lớp cùng viết thành bài nghị luận):
- Yêu cầu: Lập dàn ý và viết bài nghị luận cho quan niệm :
“Thanh niên , học sinh thời nay phải biết nhuộm tóc, hút thuốc lá, uống rượu, vào các vũ trường …thế mới là cách sống “sành điệu” của tuổi trẻ thời hội nhập”.
* Mở bài:
- Có thể giới thiệu ít nhất hai quan niệm sống khác nhau ( một quan niệm như đề bài; một quan niệm về cách sống của tuổi trẻ thời hội nhập : phải có trí tuệ, có khát vọng làm giàu, có lòng nhân ái, có ý thức trách nhiệm …).
* Thân bài :
a.Thừa nhận : theo đề bài, thì đây là một trong những quan niệm về cách sống hiện nay đang tồn tại trong thanh niên ( phân tích ngắn gọn nguyên nhân phát sinh ra quan niệm ấy)
b. Bác bỏ quan niệm về cách sống ấy:
- Vấn đề cần bác bỏ : Bản chất của cái gọi là “sành điệu” chính là lối sống học đòi, buông thả, hưởng thụ và vô trách nhiệm.
-Cách bác bỏ : dùng lý lẽ để phân tích và lấy dẫn chứng để chứng minh.
c.Khẳng định một quan niệm về cách sống đúng đắn.
* Kết bài : Phê phán và nêu tác hại của quan niệm và cách sống sai trái trên.
III/ Bài tập về nhà
* Phân tích thao tác lập luận bác bỏ trong các văn bản đã học :
1/ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
2/ Đoạn trích : Tào tháo uống rượu luận anh hùng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thi Kim Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)