Tuần 21. Thao tác lập luận bác bỏ

Chia sẻ bởi Lê Thị Bích Dung | Ngày 10/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Tuần 21. Thao tác lập luận bác bỏ thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:


1. Em hãy kể tên các thao tác lập luận
trong văn nghị luận mà em đã học ở
chương trình Ngữ văn 11 học kì I.



2. Cho đề văn sau:
Có người cho rằng: “Có tiền là có tất cả”.
Ý kiến của em như thế nào?
Em vận dụng thao tác lập luận nào để làm đề bài trên?




Kiểm tra bài cũ
Thao tác lập luận phân tích
Thao tác lập luận so sánh
Thao tác lập luận bác bỏ
Tiết 81: Làm văn
Thao tác lập luận bác bỏ
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ
Ví dụ: Có người cho rằng: “Có tiền là có tất cả”
Em hãy bác bỏ ý kiến trên.
1. Khái niệm:
Thao tác lập luận bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ đúng đắn để gạt bỏ những sai lệch, hoặc thiếu chính xác, thiếu khoa học của một quan điểm, ý kiến nào đó.
- Phủ định những ý kiến chưa chuẩn xác, hướng tới quan điểm đúng đắn.
2. Mục đích:
- Trong văn nghị luận, bác bỏ là thao tác lập luận quan trọng giúp bài nghị luận thêm sâu sắc, giàu tính thuyết phục.
Thao tác lập luận bác bỏ
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ
1. Khái niệm:
2. Mục đích:
3. Yêu cầu:
- Nắm chắc những ý kiến sai lầm.
- Thái độ thẳng thắn, nhưng cẩn trọng, có chừng mực, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận.
- Đưa ra những lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
Thao tác lập luận bác bỏ
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ
II. Cách bác bỏ
1. Tìm hiểu cách bác bỏ trong các ngữ liệu (SGK)
* Ngữ liệu (b) & (c)
- Nội dung nào bị bác bỏ? (luận điểm/ luận cứ/ cách lập luận bị bác bỏ)
- Cách bác bỏ như thế nào?
Chia lớp thành 2 nhóm thảo luận nhanh, nhóm 1 ngữ liệu b, nhóm 2 ngữ liệu c; thời gian 4 phút
HẾT GIỜ
1phút
2phút
3phút
4phút
Thao tác lập luận bác bỏ
II. Cách bác bỏ
1. Tìm hiểu cách bác bỏ trong các ngữ liệu (SGK)
* Ngữ liệu (b)
+ Phê phán trực tiếp (Lời trách cứ này k có căn cứ nào cả).
+ Phân tích bằng lí lẽ và dẫn chứng, truy tìm nguyên nhân của luận cứ sai lệch bằng cách đặt những câu hỏi…
 Bác bỏ một luận cứ lệch lạc; cách bác bỏ rất chặt chẽ, thuyết phục.
- Luận cứ bị bác bỏ: “Tiếng nước mình nghèo nàn”
- Cách thức bác bỏ:
Thao tác lập luận bác bỏ
II. Cách bác bỏ
1. Tìm hiểu cách bác bỏ trong các ngữ liệu (SGK)
* Ngữ liệu (c)
+ So sánh tác hại của rượu và tác hại của thuốc lá.
+ Phân tích tác hại do những người hút thuốc lá gây ra.
+ Cách diễn đạt: phối hợp câu khẳng định và câu cảm thán…
 Bác bỏ một luận điểm không đúng đắn; nội dung bác bỏ được xác lập trên cơ sở khoa học… sức thuyết phục cao.
- Quan điểm bị bác bỏ:
- Cách thức bác bỏ:
“Tôi hút (thuốc), tôi bị bệnh, mặc tôi”
Thao tác lập luận bác bỏ
II. Cách bác bỏ
1. Tìm hiểu cách bác bỏ trong các ngữ liệu (SGK)
* Ngữ liệu (a)
- Luận điểm nào bị bác bỏ?
- Luận cứ nào bị bác bỏ?
- Cách lập luận nào bị bác bỏ?
- Nhận xét cách bác bỏ của Đinh Gia Trinh?
“Mạn hứng”, “U cư”: ND mắc bệnh thần kinh.
“Văn tế thập loại chúng sinh”,“Lam giang”: ND trông thấy ma quỷ thực
 bộ thần kinh rối loạn.
- Mắc bệnh ≠ bệnh thần kinh (So sánh với Paxcan)
- Khiếu ảo giác, trí tưởng tượng (So sánh với các thi sĩ PhươngTây)
 Nghệ thuật minh mẫn ở “Truyện Kiều”
Nguyễn Bách Khoa
Đinh Gia Trinh
Ng Du là một con bệnh thần kinh
Cách bác bỏ
Căn cứ ?
Lập luận thiếu khoa học, suy diễn chủ quan, vô căn cứ.
Dùng lí lẽ, dẫn chứng, PP so sánh; Phối hợp nhiều kiểu câu (tường thuật, cảm thán, câu hỏi …) để bb bác bỏ thành công.
Thao tác lập luận bác bỏ
II. Cách bác bỏ
1. Tìm hiểu cách bác bỏ trong các ngữ liệu (SGK)
2. Cách thức bác bỏ:
- Xác định luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận sai.
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ…
- Nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân, hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác, thiếu khoa học... của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy. Từ đó nêu ý kiến đúng để thuyết phục người nghe/ người đọc
- Diễn đạt chặt chẽ, linh hoạt; Thái độ khách quan, khoa học, đúng mực.
Thao tác lập luận bác bỏ
III. Luyện tập
* Bài tập 1
a. Nguyễn Dữ
Cứng quá thì gãy, từ đó mà đổi cứng ra mềm
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ
- Lập luận khúc chiết, dứt khoát, chắc nịch
b. Nguyễn Đình Thi
Thơ là những lời đẹp; Thơ là những đề tài đẹp
Dùng dẫn chứng bác bỏ trực tiếp

- Nhẹ nhàng, tế nhị…
Ý kiến bị bác bỏ
Cách bác bỏ
Giọng văn
BÀI HỌC ?
Khi bác bỏ cần chọn mức độ bác bỏ và giọng văn sát hợp
Ghi nhớ (SGK)
Thao tác lập luận bác bỏ
III. Luyện tập
* Bài tập 2
Bác bỏ quan niệm: Không kết bạn với những người học yếu.
* Gợi ý:
Học yếu có phải là một thói xấu không?
Những nguyên nhân dẫn đến quan niệm sai lầm ấy?
Tác hại của quan niệm sai lầm ấy?...
Nêu suy nghĩ và hành động đúng.
Thao tác lập luận bác bỏ
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Nắm vững mục đích, yêu cầu, cách lập luận bác bỏ. Có ý thức vận dụng trong làm văn và trong đời sống.
- Bài tập bổ sung: Phải chăng bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu chỉ là sự thể hiện quan điểm sống gấp bồng bột của tuổi trẻ?
- Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ.
    
Bài học kết thúc, xin chào các thầy cô giáo và toàn thể các em !
À
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Bích Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)