TUẤN 21- SỬ 7 - TIẾT 39 (2013 - 2014)

Chia sẻ bởi Võ Thị Hoa | Ngày 10/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: TUẤN 21- SỬ 7 - TIẾT 39 (2013 - 2014) thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:





I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn – Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động – Chi Lăng – Xương Giang.
- Ý nghĩa của những sự kiện đối với việc kết thúc thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
2. Tư tưởng : Giáo dục lòng yêu nước – Tự hào dân tộc về những chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta ở thế kỷ XV
3. Kỹ năng : - Sử dụng lược đồ
- Đánh giá sự kiện lịch sử
II. CHUẨN BỊ.
1/ Giáo viên:
- Lược đồ tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn .
- Lược đồ trận Tốt Động – Chúc Động
- Lược đồ trận Chi Lăng – Xương Giang
- Máy chiếu.
2/ Học sinh
- Sách giáo khoa.
- Vở bài soạn, vở bài học.
II. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ :
- Trình bày tóm tắt các chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn cuối 1424 – 1425
- Dùng lược đồ nêu kế hoạch và nhiệm vụ tiến quân ra Bắc của 3 đạo quân Lam Sơn.
2/ Giới thiệu bài mới :Như bài trước ta đã học, vao cuối 1426, nghĩa quân Lam Sơn tiến quân ra Bắc với khí thế như Nguyễn Trãi đã mô tả : “Càng đánh càng thắng, đi đến đâu đánh tan đến đó, như phá vật nát, như bẻ cành khô” đẩy quân Minh vào thế thủ trong thành Đông Quan chờ viện binh. Số phận của Vương Thông như thế nào? Cuộc KN kết thúc thắng lợi ra sao là nội dung chính của bài hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG



Hoạt động 1: Tìm hiểu trận Tốt Động – ChúcĐộng (Cuối 1426)
HS: đọc mục 1 Sgk
GV: Giới thiệu lược đồ: Trận Tốt Động – Chúc Động (cánh đồng lầy lội)
? Theo em vì sao lại xảy ra trận Chúc Động - Tốt Động?
GV: Dùng lược đồ để trình bày





? Trận Tốt Động – Chúc Động đem lai kết quả gì?
GV: kết thúc bằng hai câu thơ sgk, yêu cầu HS đọc
? Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động để lại ý nghĩa gì ?
HS: ( Có ý nghĩa chiến lược quan trọng )
Hoạt động 2: Tìm hiểu trận Chi Lăng – Xương Giang (10/1427)
HS thảo luận 2 phút: Tại sao nói chiến thắng Tốt Động – Chúc Động có ý nghĩa chiến lược ?
+ Làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch
+ Ta: Tiếp tục vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều Châu huyện
+ Giặc : Càng lún sâu hơn nữa vào thế bị động
GV: dùng lược đồ trận “ Chi Lăng, Xương Giang”để tường thuật.
? Để chuẩn bị cho cuộc phản công lần thứ hai này, nhà Minh đã chuẩn bị với kế hoạch như thế nào?
(- Đầu tháng 10-1427, 15 vạn viện binh chia làm 2 đạo kéo vào nước ta
+Đ1: Do Liễu Thăng chỉ huy từ Quảng Tây theo đường Lạng Sơn
+ Đ2 : Mộc Thạnh – Từ Vân Nam theo hướng Hà Giang)
? Khi viện binh của giặc kéo sang, Lam Sơn sẽ quyết định đánh Đông Quan trước hay viện binh trước? Tại sao?
GV: (Chủ trương của nghĩa quân là vây thành, diệt viện. Lê Lợi cho rằng đánh thành Đông Quan là hạ sách, vì thành còn vững, khó hạ, kéo dài thời gian làm cho quân ta sẽ sức mỏi, khí nhụt. Nếu viện binh giặc kéo đến. trước mặt, sau lưng đều có giặc, đó là con đường nguy hiểm sao bằng dưỡng sức chứa ny để đợi viện binh. Khi viện binh bị phá thì thành tất phải đầu hàng, thế là làm 1 mà được 2 )
GV: Giới thiệu ải Chi Lăng
=> GV giảng: Cùng lúc đó Lê Lợi sai tướng đem chiến lợi phẩm ở ải Chi Lăng đến doanh trại tướng Mộc Thạnh. Trông thấy đã hoảng sợ vội rút chạy về nước
? Sau khi nghe tin 2 đạo quân viện bị tiêu diệt, thái độ của Vương Thông như thế nào?
HS: ( Vương Thông khiếp đảm, vội xin hòa, chấp nhận mở hội thề Đông Quan để rút quân về nước )
GV: Đoạn trích “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi đã nêu lên được kết quả của trận Chi Lăng, Xương Giang. Hãy đọc cho cô
? Chiến thắng Chi Lăng, Xương Giang có ý nghĩa như thế nào?
HS: (Trận quyết chiến, có tổ chức chiến lược, tiêu diệt ý chí xâm lăng của kẻ địch, buộc chúng phải chấp nhận rút quân về nước)

Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân thắng lới và ý nghĩa lịch sử của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)