Tuần 21. Khái quát lịch sử Tiếng Việt

Chia sẻ bởi Ruby Phan | Ngày 09/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Tuần 21. Khái quát lịch sử Tiếng Việt thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Khái quát lịch sử tiếng Việt
Tổ 3
4. Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc
☻Từ khi Pháp xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ 19 ,tiếng Pháp dần thay thế vị trí của chữ Nho.

☻Chữ Hán mất vị trí độc tôn, nhưng tiếng Việt vẫn bị chèn ép

☻Ngôn ngữ ngoại giao, giáo dục, hành chính lúc này bằng tiếng Pháp.

☻Chữ quốc ngữ ra đời, thông dụng và phát triển đã nhanh chóng tìm được thế đứng. Báo chí chữ quốc ngữ ra đời và phát triển mạnh mẽ từ những năm 30 thế kỉ XX.

☻Chữ Quốc ngữ , vốn được tạo ra bởi một số nhà truyền giáo Tây phương, đặc biệt là linh mục Alexandre de Rhodes ,với mục đích dùng kí tự Latinh để biểu diễn tiếng Việt.

☻Chữ Quốc ngữ trở nên thông dụng , tiếp nhận ảnh hưởng tích cực của văn hóa phương Tây ( chủ yếu là Pháp ) => Phát triển theo hướng hiện đại hoá

☻Vai trò của chữ Quốc ngữ :
thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền văn xuôi tiếng Việt.
Những công trình đáng kể của Alexandre de Rhodes : “Từ điển Việt – Bồ – Latinh” , “Phép giảng tám ngày”
Gia Định báo - tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên được ra đời
? Lý do tiếng Việt lúc bấy giờ bị chèn ép?

Vì người Pháp muốn đồng hóa dân tộc ta, chúng bắt ta phải học ngôn ngữ và văn hóa của chúng.
☻Đề cương văn hoá Việt Nam gồm 5 nội dung chính: cách đặt vấn đề, lịch sử và tính chất văn hoá Việt Nam, nguy cơ văn hoá dưới ách phát xít Nhật - Pháp, vấn đề cách mạng và văn hoá Việt Nam, nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hoá Mác xít Đông Dương nhất là những nhà văn hoá Mác xít ở Việt Nam.

☻Đây là một văn kiện quan trọng, được trình bày ngắn gọn và xúc tích, xác định rõ: Việt Nam tất yếu phải tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng - văn hoá và cuộc cách mạng đó phải do Đảng lãnh đạo.
☻Ý thức xây dựng tiếng Việt được nâng lên rõ rệt (“ Danh từ khoa học ” ra đời năm 1942 của giáo sư Hoàng Xuân Hãn).

☻Tiếng Việt góp phần cổ vũ và tuyên truyền cách mạnh, kêu gọi toàn dân đoàn kết đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.

☻Tiếng Việt phong phú hơn về các thể loại, có khả năng đảm đương trách nhiệm trong giai đoạn mới
☻Danh từ khoa học : cuốn sách về các danh từ khoa học Pháp - Việt dùng cho các ngành Toán, Lý, Hóa, Cơ và Thiên văn do GS. Hoàng Xuân Hãn biên soạn, xuất bản năm 1942.

☻Đây không phải là một cuốn tự điển chuyên ngành vì như tác giả đã nói trong lời nói đầu của lần tái bản thứ 2 (1948): "Quyển sách này không phải là tự điển vì không có định nghĩa. Quyển sách này chỉ là một tập danh từ của những ý khoa học...“

☻Trong sách, tác giả dành "Lời dẫn" để bàn về đặc điểm của danh từ khoa học và nêu 8 yêu cầu khi đặt một danh từ khoa học mới. Đồng thời, nêu lên phương pháp đặt danh từ khoa học, có tham khảo các nước lân cận như Trung Quốc, Nhật... và cách tác giả tạo ra các danh từ khoa học trong cuốn sách này.
GS. Hoàng Xuân Hãn
? Vậy vì sao tiếng Việt vẫn tồn tại được ?
Vì nhân dân ta không khuất phục Pháp , nói đơn giản là do lòng yêu nước của nhân dân ta.

? “Đảm đương trách nhiệm nặng nề” là trách nhiệm gì ?
Đó là kêu gọi toàn dân đoàn kết đấu tranh tiến lên giành độc lập tự do cho đất nước thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí , sách vở.
? Sự phát triển của tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc có điểm gì khác các thời kì trước ?

☻Thứ nhất : Dễ thấy nhất là Pháp chiếm vị trí độc tôn . Đẩy chữ Hán và tiếng Việt xuống vị trí thứ yếu.

☻Thứ hai : Sự ra đời của chữ quốc ngữ đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của tiếng Việt.

☻Thứ ba : Trong tiếng Việt đã xuất hiện một số thuật ngữ khoa học vay mượn của cả tiếng Pháp và tiếng Hán như: chính đảng , axit…
Kết luận :

☻Như vậy có thể nói , ngôn ngữ tiếng Việt vẫn tồn tại và đã đóng góp 1 phần lớn cho công cuộc giải phóng dân tộc ta thời Pháp thuộc.

☻Nhưng ta cũng không thể bác bỏ hoàn toàn rằng nhờ ngôn ngữ và văn hóa phương Tây do Pháp mang đến đã làm nước ta phát triển hơn về khoa học - kỹ thuật và cả lĩnh vực văn học.
5. Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay
☻Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ quốc gia có đầy đủ chức năng tham gia vào công cuộc xây dựng ,bảo vệ Tổ quốc.

☻Cách mạng Tháng Tám thành công

☻Ngày 2.9.1954 , Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập

☻Đó là một văn kiện lịch sử , với lời văn sáng sủa , hùng tráng , bản đại cáo đã chính thức tuyên bố quyền độc lập tự do của Việt Nam.

☻Đồng thời xác định vị trí của tiếng Việt đối với nước Việt Nam .

☻Từ đó , tiếng Việt đảm nhận 1 vai trò mới

Bác Hồ đọc Tuyên Ngôn Độc Lập
Tiếng Việt từ sau c/m Tháng 8 đến nay
Hoàn thiện và
chuẩn hoá
Xây dựng hệ
thống thuật ngữ
Sự phát triển của tiếng Việt từ sau CMT8 đến nay có đặc điểm gì?
Giai đoạn này chia làm 3 chặng :

a) 1945-1954
☻Năm 1945-1946 , hầu hết các sáng tác phản ánh không khí hồ hởi khi mới dành độc lập như : Tình sông núi – Mai Ninh , Ngọn quốc kì – Xuân Dịu , Vui bất tuyệt - Tố Hữu , …
☻Từ cuối 1946 , các tác phẩm tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp . Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng của nhân dân.
Mai Ninh
Xuân Diệu
Tố Hữu
Thời kì này có các thể loại :

☻Truyện và kí : mở đầu cho văn xuôi kháng chiến hình thành những tác phẩm dày dặn

☻Thơ : Đạt nhiều thành tựu

☻Kịch : Một số vở kịch gây chú ý
b) 1955 - 1964:
☻Nội dung bao trùm: Hình ảnh người lao động, đổi thay , xây dựng chủ nghĩa xã hội

☻Thể loại văn xuôi : mở rộng đề tài, bao quát nhiều vấn đề của hiện thực đời sống
c) 1965 - 1975:
☻Cao trào sáng tác : viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ.

☻Chủ đề bao trùm: tinh thần yêu nước, ngợi ca cách mạng.

☻Văn xuôi: Truyện, kí phản ánh nhanh nhạy cuộc chiến của nhân dân miền Nam · miền Bắc

☻Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc

☻Kịch: cũng có những thành tựu đáng ghi nhận
Hầu hết các ngành khoa học - kỹ thuật hiện đại đều được biên soạn thuật ngữ chuyên dùng , chủ yếu dựa trên 3 cách :

☻Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây: acide →Axit, amibe → amip…

☻Vay mượn qua tiếng Trung Quốc: Khí quyển, sinh quyển, quần xã, môi trường , môi sinh…

☻Đặt thuật ngữ thuần Việt (dịch ý hoặc sao phỏng): vùng trời (thay không phận), Vùng biển (thay cho hải phận), Máy bay, (thay phi cơ)…
? Vị trí của tiếng Việt ?
Sau ngày 2.9.1945 , tiếng Việt đã có 1 vị trí xứng đáng trong một nước Việt Nam độc lập , tự do.
Nó được coi là thứ ngôn ngữ quốc gia chính thống , bình đẳng với các ngôn ngữ khác trên thế giới.
Trong các văn kiện quốc tế song phương hoặc đa phương thường có 1 dòng ghi chú : “Văn bản hiện định bằng tiếng Việt hay tiếng Anh ( hoặc tiếng Pháp ) có giá trị pháp lý như nhau.
☻Tiếng Việt đã giành lại được địa vị xứng đáng của mình trong một nước Việt Nam độc lập và tự do.

☻Góp phần tích cực vào sự nghiệp khoa học kỹ thuật chung cho khối cộng đồng nhiều dân tộc
☻Trong nghệ thuật, giá trị của tiếng Việt tiếp tục phát huy.
☻Một đặc điểm của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa hiện nay là chất liệu ngôn ngữ lấy từ cuộc sống nhân dân.
☻Là chất liệu xây dựng từ văn học truyền miệng và văn học viết cổ điển; sự nảy nở tư tưởng , tình cảm cách mạng của nhân dân trong cuộc sống
☻Vai trò ngôn ngữ chung của tiếng Việt đối với dân tộc anh em càng được đề cao.
☻Mỗi dân tộc có ngôn ngữ riêng với vai trò ở mặt sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân thuộc thành phần dân tộc đó .
☻Chính sách của Đảng và Chính phủ là tôn trọng quyền sử dụng ngôn ngữ riêng của mình, tạo điều kiện cho ngôn ngữ của tất cả các thành phần đều phát triển.
☻Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngay từ khi thành lập, đã quyết định dùng tiếng Việt ở mọi cấp học, bậc học, ở mọi ngành hoạt động.
☻Trong vai trò này, tiếng Việt tỏ ra dồi dào khả năng.
☻Một trong những ý nghĩa của các thành tựu văn hoá, khoa học, giáo dục hơn ba mươi lăm năm qua của nước Việt Nam là minh chứng rõ ràng cho những khả năng đó của tiếng Việt.
☻Tiếng Việt là ngôn ngữ chung, dùng trong địa hạt giao lưu giữa các thành phần dân tộc
☻Là công cụ đấu tranh người Việt Nam đang tiến hành cách mạng quan hệ sản xuất, tư tưởng văn hoá, khoa học-kĩ thuật, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước.
Sự có mặt ngày một nhiều của những tác gia thuộc thành phần dân tộc khác nhau trên văn đàn nghệ thuật và khoa học của tiếng Việt đang biểu hiện một cách sâu sắc cho vai trò ngôn ngữ chung của tiếng Việt, và đồng thời cho khối đoàn kết vững chắc của toàn thể dân tộc Việt Nam.
☻Vị trí và vai trò ấy đặt ra yêu cầu chuẩn hoá nó về mặt chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, và ngữ âm.
☻Chuẩn hoá tiếng Việt là xác định tính chất đúng đắn và thống nhất của các quy tắc trong ý thức "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt“
☻Xác nhận những hiện tượng mới nảy sinh trong quá trình phát triển mạnh mẽ của tiếng Việt, nhằm mục đích nâng cao hiệu lực của nó
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA TỔ 3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ruby Phan
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)