Tuần 21. Khái quát lịch sử Tiếng Việt

Chia sẻ bởi Lý Thị Hồng Thúy | Ngày 19/03/2024 | 3

Chia sẻ tài liệu: Tuần 21. Khái quát lịch sử Tiếng Việt thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Chào mừng
các thầy cô giáo và các em học sinh
KIỂM TRA BÀI CŨ
- Khuyến khích nhân tài “khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”
Noi gương hiền tài, ngăn ngừa điều ác.
=> Làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững dài lâu.
Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ đối với đương thời và các thế hệ mai sau?
GV: Lục Tiến Dũng
Trường THPT Cầm Bá Thước
Tiết 66:
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT
NỘI DUNG CHÍNH
I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt
Tiếng Việt thời kì dựng nước
Tiếng Việt thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
Tiếng Việt thời kì độc lập tự chủ
Tiếng Việt thời kì Pháp thuộc
Tiếng Việt từ sau cách mạng tháng Tám đến nay.
I. Chữ viết tiếng Việt

I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt
1. Tiếng Việt thời kì dựng nước
2. Tiếng Việt thời kì dựng nước Bắc thuộc
và chống bắc thuộc
3. Tiếng Việt thời kì độc lập tự chủ
5. Tiếng Việt từ sau c/m tháng 8 đến nay
4. Tiếng Việt thời kì pháp thuộc
I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt
a. Nguồn gốc tiếng Việt
- Nguồn gốc và tiến trình phát triển của tiếng Việt gắn bó với nguồn gốc và tiến trình phát triển của dân tộc Việt.
- Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.

1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước
b. Quan hệ họ hàng của tiếng Việt
I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt

1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước
I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt
Sự tương ứng về ngữ âm, ngữ nghĩa của tiếng Việt với một số ngôn ngữ khác


Một số đặc điểm cơ bản:
- Chưa có thanh điệu.
- Trong hệ thống âm đầu, ngoài phụ âm đơn còn có phụ âm kép như: tl, kl, pl… hệ thống âm cuối còn có các âm như: -l, -h, -s…
- Về ngữ pháp: từ được hạn định đặt trước, từ hạn định đặt sau như: trời cao, sông dài, biển rộng…


1. Tiếng Việt trong thời kì dựng nước
I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt

2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
Tiếp xúc với tiếng Hán -> bị chèn ép bởi chính sách đồng hoá -> đấu tranh bảo tồn và phát triển.
+ Vay mượn tiếng Hán theo chiều hướng Việt hóa (âm đọc -> ý nghĩa và phạm vi sử dụng).
+ Hình thành cách đọc Hán Việt.
I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt

2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
Một số phương thức Việt hóa tiếng Hán
Nhờ cách thức vay mượn theo hướng Việt hoá, tiếng Việt đã phát triển mạnh mẽ ngay cả khi chịu sự chèn ép bởi tiếng Hán, điều này đã làm phong phú cho tiếng Việt cả ở những thời kì sau này và cho đến tận ngày nay.
Một số thành tựu biểu hiện sự phát triển của tiếng Việt
Thơ Nôm Nguyễn Trãi
Chinh Phụ ngâm
Thơ Hồ Xuân Hương
Truyện Kiều - Nguyễn Du
Truyện thơ Nôm
I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt

3. Tiếng Việt trong thời kì độc lập tự chủ
Cảnh ngày hè
Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên con phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
(Nguyễn Trãi)
Mời trầu
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương đã quyệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
(Hồ Xuân Hương)
- Long lanh đáy nước in trời,
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
- Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,
Đường bên cầu cỏ mọc còn non
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,
Bộ khôn bằng ngựa, thủy không bằng thuyền.
(Chinh phụ ngâm, bản dịch)
I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt

4. Tiếng Việt thời kì Pháp thuộc
+ Câu văn rành mạch, trong sáng hơn.
+ Nhiều thể loại mới xuất hiện và chiếm vị trí quan trọng trong văn học.
+ Nhiều thuật ngữ mới được hình thành (từ Hán Việt hoặc từ gốc Pháp)
+ Thơ mới, tiểu thuyết lãng mạn và hiện thực nở rộ vào khoảng những năm 30 của thế kỉ XX đã làm tiếng Việt ngày càng hoàn thiện.
+ Riêng trong lĩnh vực khoa học công nghệ tiếng Việt cũng tỏ rõ khả năng thích ứng cao (Danh từ khoa học – Hoàng Xuân Hãn - 1942)
- Tiếng Việt con góp phần tích cực vào công cuộc tuyên truyền cách mạng, kêu gọi toàn dân đoàn kết đấu tranh
vd4
vd2
vd3
vd1
- Từ Hán Việt: Chính đảng, giai cấp, kinh tế, hiện thực, lãng mạn, phê phán, chủ nghĩa, cách mạng,…đường kính, ẩn số, phương trình…
- Từ gốc Pháp: Săm, lốp, axit, xà phòng, oxi, bazơ,
Ta muốn ôm!
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!
Văn xuôi nghị luận chính trị, văn xuôi phổ biến khoa học - kĩ thuật, tiểu tuyết, kịch, phóng sự, tùy bút…
I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt

5. Tiếng Việt từ sau cách mạng tháng Tám đến nay
- Đây là thời kì hoàn thiện và chuẩn hóa tiếng Việt: tập trung xây dựng hệ thống thuật ngữ chuyên dùng dựa trên ba cách thức:
+ Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây: acide – >Axit, amibe -> amip…
+ Vay mượn qua tiếng Trung Quốc: Khí quyển, sinh quyển, quần xã, môi trường , môi sinh…
+ Đặt thuật ngữ thuần Việt (dịch ý hoặc sao phỏng): vùng trời (thay không phận), Vùng biển (thay cho hải phận), Máy bay, (thay phi cơ)………………..
Với Tuyên ngôn đoc lập, tiếng Việt đã hoàn thiện thêm một bước, khẳng định được vị trí của mình trong một nước Việt Nam độc lập.
I. Lịch sử phát triển của tiếng Việt

5. Tiếng Việt từ sau cách mạng tháng Tám đến nay
II. Chữ viết tiếng Việt
Chữ viết của người Việt cổ?
II. Chữ viết tiếng Việt
Chữ Nôm
II. Chữ viết tiếng Việt
Chữ quốc ngữ
Alexandre de Rhodes
Hỡi đồng bào cả nước,
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Theo em để góp phần gìn giữ và phát triển tiếng Việt như một thứ tài sản quý giá của dân tộc chúng ta phải làm gì?
Câu hỏi củng cố
Có tình cảm yêu quý và ý thức gìn giữ tiếng Việt
Cần học tập, tìm hiểu tiếng Việt để sử dụng đúng và và tiến tới sử dụng hiệu quả tiếng Việt trong các lĩnh vực của đời sống. Tránh sử dụng tiếng Việt một cách tuỳ tiện.
Làm phong phú và giàu có cho tiếng Việt bằng việc tiếp thu những tinh hoa của các ngôn ngữ khác trên thế giới.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lý Thị Hồng Thúy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)