Tuần 20. Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh
Chia sẻ bởi nguyễn đức anh |
Ngày 09/05/2019 |
136
Chia sẻ tài liệu: Tuần 20. Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
Giáo viên : NARUTO
TRƯỜNG THPH NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
Kiểm tra bài cũ
Em hãy chọn phương án đúng nhất
Câu 1: Năm sinh, năm mất của Nguyễn Trãi là:
1381-1440 c. 1385-1442
1380-1442 d. 1386-1443
Câu 2: Những sáng tác của Nguyễn Trãi sau đây, tác phẩm nào được viết bằng chữ Nôm
Quân trung từ mệnh tập c. Ức Trai thi tập
Quốc âm thi tập d. Chí Linh sơn phú
Câu 3: “Đai cáo bình Ngô” được sáng tác trong hoàn cảnh nào sau đây:
Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Trong thời gian khởi nghĩa Lam Sơn
Năm 1428, khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thành công
Cả 3 phương án a, b, c đều đúng
Câu 4: Nguyễn Trãi tự hào Đại Việt là một nước:
Có nền văn hiến lâu đời
Có độc lập chủ quyền bình đẳng với Trung Quốc
Nhiều nhân tài
Cả a, b, c đều đúng
ĐÁP ÁN
BÀI GIẢNG:
TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN
CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
I.Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh
1. Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh
- Mục đích của văn bản thuyết minh là cung cấp những tri thức về sự vật nên cần tính chuẩn xác.
- Trong một văn bản thuyết minh tính chuẩn xác là yêu cầu quan trọng nhất.
Ví dụ: Cây dừa Bình Định
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm…
* Để đạt được sự chuẩn xác cần:
- Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết.
- Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, các tài liệu có giá trị của các chuyên gia, các nhà khoa học về vấn đề cần thuyết minh.
- Chú ý thời điểm xuất bản của các tài liệu để cập nhật thông tin một cách kịp thời.
2. Luyện tập
Trả lời các câu hỏi sau đây để kiểm tra tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh:
a. Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)”. Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời
a. Bài thuyết minh về văn học dân gian lớp 10 có những điểm chưa chuẩn xác:
- Chương trình ngữ văn 10 không chỉ có văn học dân gian mà còn có văn học viết
- Chương trình ngữ văn 10 về văn học dân gian không chỉ có ca dao, tục ngữ mà còn có sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười
- Chương trình ngữ văn 10 không có câu đố
b. Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác:
Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước.
Hướng dẫn trả lời
Điểm chưa chuẩn xác: thiên cổ hùng văn là áng hùng văn của nghìn đời( bất tử) không phải áng hùng văn viết cách đây một nghìn năm
c. Có nên sử dụng văn bản dưới đây để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không? Nếu không thì vì lí do gì?
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là một trong những ông Trạng nổi tiếng nhất của khoa cử Việt Nam. Ông là người làng Trung An, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, nay là xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Năm 1535, thời Mạc Đăng Doanh, ông đỗ đầu cả ba kì thi. Nhưng ông chỉ làm quan với nhà Mạc có bảy năm, và sau khi dâng sớ chém 18 tên quyền thần mà không được, ông xin trí sĩ ở quê nhà. Ở quê, ông mở trường dạy học bên sông Hàn-tức sông Tuyết-nên khi mất , học trò tôn ông là Tuyết Giang Phu Tử. Mặc dầu ông đã về trí sĩ, nhà Mạc vẫn kính trọng và vấn hỏi ông về việc nước. Khi ông sắp mất, nhà Mạc có phong cho ông tước Trình Quốc công. Vì thế, người đời sau gọi ông là Trạng Trình
Hướng dẫn trả lời
c. Không nên sử dụng văn bản sách giáo khoa để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vì nó chỉ nói đến thân thế chứ không nói đến sự nghiệp thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm
II. Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh
Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh:
Văn bản thuyết minh hấp dẫn mới thu hút người đọc
VÍ DỤ: Bưởi Phúc Trạch
(…)Vỏ bưởi Phúc Trạch mỏng chứ không dày như nhiều loại bưởi khác. Cầm con dao sắc, gọt nhẹ, màu hồng đào trồi lên mịn màng như má cô gái dậy thì. Gọt sâu vào một chút nữa, cái màu hồng đào ấy càng đậm hơn, càng đằm thắm hơn. Cuối cùng, dí mũi dao lên đỉnh quả rạch dọc xuống múi chia thành nhiều phần đầy đặn, rồi dùng tay bóc…Dĩ nhiên là vị của nó không cay the, không chua nhưng cũng không ngọt đậm, mà ngọt thanh. Càng ăn càng thích. Ăn nhiều không chán (…)
* Một số biện pháp làm cho văn bản thuyết minh hấp dẫn
- Đưa chi tiết cụ thể sinh động, con số chính xác để bài văn không trừu tượng
- So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc
- Sử dụng nhiều kiểu câu làm cho bài văn thuyết minh biến hóa linh hoạt
- Phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng cần thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt
2. Luyện tập:
(1) Luận điểm: “Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm.”có ý nghĩa khái quát trừu tượng nên dễ quên.
Các chi tiết, số liệu và lập luận ở các câu sau cụ thể hóa luận điểm trên một cách cụ thể ,sinh động, làm cho văn bản hấp dẫn, thú vị.
(2) Nếu chỉ nói “ Hồ Ba Bể từ lâu đã nổi tiếng là danh lam thắng cảnh bậc nhất ở Việt Nam” đúng nhưng chưa hấp dẫn.
Khi gắn hồ Ba Bể với truyền thuyết Pò Giá Mải khiến nó trở nên hấp dẫn hơn, dễ nhớ hơn.
III. Củng cố
- Văn bản thuyết minh cần phải chuẩn xác. Để đảm bảo yêu cầu này, những tri thức trong văn bản phải có tính khách quan, khoa học, đáng tin cậy. Có thế mới thực sự có ích cho người đọc, người nghe.
Văn bản thuyết minh cần hấp dẫn để thu hút sự chú ý theo dõi của người đọc, người nghe. Muốn thế cần sử dụng nhiều hình tượng sinh động, nhiều so sánh cụ thể và câu văn phải biến hoá linh hoạt. Những sự tích, những truyền thuyết thích hợp cũng làm cho văn bản thuyết minh thêm hấp dẫn và sâu sắc
DẶN DÒ
Nắm vững cách thức để có được tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh
Học bài cũ, làm bài tập trang 27 sách giáo khoa
Soạn bài: Tựa “Trích diễm thi tập”
Đọc và nắm nội dung chính của tác phẩm
Đặt tác phẩm vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể để hiểu được tư tưởng của tác giả
TÍNH CHUẨN XÁC VÀ HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
I.Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh
1.Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh
2.Luyện tập:
II.Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh
1.Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh:
2.Luyện tập:
III.Củng cố
TRƯỜNG THPH NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
Kiểm tra bài cũ
Em hãy chọn phương án đúng nhất
Câu 1: Năm sinh, năm mất của Nguyễn Trãi là:
1381-1440 c. 1385-1442
1380-1442 d. 1386-1443
Câu 2: Những sáng tác của Nguyễn Trãi sau đây, tác phẩm nào được viết bằng chữ Nôm
Quân trung từ mệnh tập c. Ức Trai thi tập
Quốc âm thi tập d. Chí Linh sơn phú
Câu 3: “Đai cáo bình Ngô” được sáng tác trong hoàn cảnh nào sau đây:
Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Trong thời gian khởi nghĩa Lam Sơn
Năm 1428, khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thành công
Cả 3 phương án a, b, c đều đúng
Câu 4: Nguyễn Trãi tự hào Đại Việt là một nước:
Có nền văn hiến lâu đời
Có độc lập chủ quyền bình đẳng với Trung Quốc
Nhiều nhân tài
Cả a, b, c đều đúng
ĐÁP ÁN
BÀI GIẢNG:
TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN
CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
I.Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh
1. Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh
- Mục đích của văn bản thuyết minh là cung cấp những tri thức về sự vật nên cần tính chuẩn xác.
- Trong một văn bản thuyết minh tính chuẩn xác là yêu cầu quan trọng nhất.
Ví dụ: Cây dừa Bình Định
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm…
* Để đạt được sự chuẩn xác cần:
- Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết.
- Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, các tài liệu có giá trị của các chuyên gia, các nhà khoa học về vấn đề cần thuyết minh.
- Chú ý thời điểm xuất bản của các tài liệu để cập nhật thông tin một cách kịp thời.
2. Luyện tập
Trả lời các câu hỏi sau đây để kiểm tra tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh:
a. Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)”. Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời
a. Bài thuyết minh về văn học dân gian lớp 10 có những điểm chưa chuẩn xác:
- Chương trình ngữ văn 10 không chỉ có văn học dân gian mà còn có văn học viết
- Chương trình ngữ văn 10 về văn học dân gian không chỉ có ca dao, tục ngữ mà còn có sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười
- Chương trình ngữ văn 10 không có câu đố
b. Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác:
Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước.
Hướng dẫn trả lời
Điểm chưa chuẩn xác: thiên cổ hùng văn là áng hùng văn của nghìn đời( bất tử) không phải áng hùng văn viết cách đây một nghìn năm
c. Có nên sử dụng văn bản dưới đây để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không? Nếu không thì vì lí do gì?
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là một trong những ông Trạng nổi tiếng nhất của khoa cử Việt Nam. Ông là người làng Trung An, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, nay là xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Năm 1535, thời Mạc Đăng Doanh, ông đỗ đầu cả ba kì thi. Nhưng ông chỉ làm quan với nhà Mạc có bảy năm, và sau khi dâng sớ chém 18 tên quyền thần mà không được, ông xin trí sĩ ở quê nhà. Ở quê, ông mở trường dạy học bên sông Hàn-tức sông Tuyết-nên khi mất , học trò tôn ông là Tuyết Giang Phu Tử. Mặc dầu ông đã về trí sĩ, nhà Mạc vẫn kính trọng và vấn hỏi ông về việc nước. Khi ông sắp mất, nhà Mạc có phong cho ông tước Trình Quốc công. Vì thế, người đời sau gọi ông là Trạng Trình
Hướng dẫn trả lời
c. Không nên sử dụng văn bản sách giáo khoa để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vì nó chỉ nói đến thân thế chứ không nói đến sự nghiệp thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm
II. Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh
Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh:
Văn bản thuyết minh hấp dẫn mới thu hút người đọc
VÍ DỤ: Bưởi Phúc Trạch
(…)Vỏ bưởi Phúc Trạch mỏng chứ không dày như nhiều loại bưởi khác. Cầm con dao sắc, gọt nhẹ, màu hồng đào trồi lên mịn màng như má cô gái dậy thì. Gọt sâu vào một chút nữa, cái màu hồng đào ấy càng đậm hơn, càng đằm thắm hơn. Cuối cùng, dí mũi dao lên đỉnh quả rạch dọc xuống múi chia thành nhiều phần đầy đặn, rồi dùng tay bóc…Dĩ nhiên là vị của nó không cay the, không chua nhưng cũng không ngọt đậm, mà ngọt thanh. Càng ăn càng thích. Ăn nhiều không chán (…)
* Một số biện pháp làm cho văn bản thuyết minh hấp dẫn
- Đưa chi tiết cụ thể sinh động, con số chính xác để bài văn không trừu tượng
- So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc
- Sử dụng nhiều kiểu câu làm cho bài văn thuyết minh biến hóa linh hoạt
- Phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng cần thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt
2. Luyện tập:
(1) Luận điểm: “Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm.”có ý nghĩa khái quát trừu tượng nên dễ quên.
Các chi tiết, số liệu và lập luận ở các câu sau cụ thể hóa luận điểm trên một cách cụ thể ,sinh động, làm cho văn bản hấp dẫn, thú vị.
(2) Nếu chỉ nói “ Hồ Ba Bể từ lâu đã nổi tiếng là danh lam thắng cảnh bậc nhất ở Việt Nam” đúng nhưng chưa hấp dẫn.
Khi gắn hồ Ba Bể với truyền thuyết Pò Giá Mải khiến nó trở nên hấp dẫn hơn, dễ nhớ hơn.
III. Củng cố
- Văn bản thuyết minh cần phải chuẩn xác. Để đảm bảo yêu cầu này, những tri thức trong văn bản phải có tính khách quan, khoa học, đáng tin cậy. Có thế mới thực sự có ích cho người đọc, người nghe.
Văn bản thuyết minh cần hấp dẫn để thu hút sự chú ý theo dõi của người đọc, người nghe. Muốn thế cần sử dụng nhiều hình tượng sinh động, nhiều so sánh cụ thể và câu văn phải biến hoá linh hoạt. Những sự tích, những truyền thuyết thích hợp cũng làm cho văn bản thuyết minh thêm hấp dẫn và sâu sắc
DẶN DÒ
Nắm vững cách thức để có được tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh
Học bài cũ, làm bài tập trang 27 sách giáo khoa
Soạn bài: Tựa “Trích diễm thi tập”
Đọc và nắm nội dung chính của tác phẩm
Đặt tác phẩm vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể để hiểu được tư tưởng của tác giả
TÍNH CHUẨN XÁC VÀ HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
I.Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh
1.Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh
2.Luyện tập:
II.Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh
1.Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh:
2.Luyện tập:
III.Củng cố
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: nguyễn đức anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)