Tuần 20. Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh

Chia sẻ bởi Phạm Văn Tính | Ngày 09/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Tuần 20. Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

TÍNH CHUẨN XÁC,
HẤP DẪN CỦA
VĂN BẢN THUYẾT MINH
Phở Hà Nội
1. Khái niệm:
I. TÍNH CHUẨN XÁC TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
- Tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh có vai trò quyết định giá trị của văn bản thuyết minh đó.
- Trong văn bản thuyết minh, tính chuẩn xác là sự chính xác, sự tôn trọng tính khác quan, tính khoa học của đối tượng thuyết minh
2. Vai trò:
=> Tính chuẩn xác là yêu cầu cơ bản, đầu tiên của văn bản thuyết minh
? Thế nào là tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh?
Vì sao văn bản thuyết minh cần có tính chuẩn xác?
3. Những biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh.
- Tìm hiểu thấu đáo về đối tượng thuyết minh trước khi viết.
- Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, tìm tài liệu có giá trị của các chuyên gia, các nhà khoa học, cơ quan có thẩm quyền (nguồn tài liệu có uy tín).
- Chú ý thời điểm xuất bản tài liệu (phải gần nhất với thời điểm viết văn bản thuyết minh)
Làm thế nào để đảm bảo tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh?
I. TÍNH HẤP DẪN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Khái niệm:
- Trong văn bản thuyết minh, tính hấp dẫn là sự thu hút, sự lôi cuốn người đọc, người nghe chú ý vào đối tượng thuyết minh nói riêng và văn bản thuyết minh nói chung.
2. Vai trò:
- Tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh giúp cho văn bản thuyết minh thu hút sự chú ý của người đọc, người nghe, điều này sẽ giúp cho văn bản thuyết minh càng có giá trị hơn.
Vậy theo em, tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh là gì?
Vì sao văn bản thuyết minh cần có tính hấp dẫn?
3. Những biện pháp đảm bảo tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh.
- Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác, không trừu tượng, mơ hồ.
- So sánh làm nổi bậc sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc, người nghe.
- Phối hợp nhiều loại kiến thức (tích, truyện, truyền thuyết, các giai thoại,..).
- Kết hợp và sử dụng các kiểu câu làm cho bài văn thuyết minh biến hóa linh hoạt, không đơn điệu.
Làm thế nào để đảm bảo tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh?
III. LUYỆN TẬP:
1a. Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 THPT, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)”. Viết như thế có chuẩn xác hay không? Vì sao?
=> Viết như thế chưa chuẩn xác vì: Ngữ văn 10 không chỉ có văn học dân gian mà còn có văn học viết nữa.
- Văn học dân gian có tổng cộng 12 thể loại, ở đây chỉ nêu ra có 3 thể loại thôi.
- Ngoài ra, trong chương trình lóp 10 khong có học Câu đố.
2.a) Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm. Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Y khoa Bai - lo đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ ít được chơi đùa hoặc ít được tiêp xúc sẽ có bộ não bé hơn bình thường 20 - 30% so với lứa tuổi của chúng. Các vật nuôi ở trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy điều xảy ra tương tự. Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học I - li - noi ở Ur - ba - na Sam - pa đã phát hiện ra rằng những con chuột được nuôi trong cũi có rải đồ chơi không những biểu hiện sự ứng xử phức tập hơn những con chuột nhốt trong những hộp rỗng không có gì hấp dẫn, mà bộ não của những con chuột này còn có số tiếp điểm thần kinh cho mỗi nơ ron nhiều hơn (tới 25 %) so với những con chuột kia. Nói cách khác, càng trải qua nhiều kinh nghiệm càng làm cho bộ não giàu hơn.
Phân tích biện pháp làm cho luận điểm “Nếu bị tước đi môi trường kích thích bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm” trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn.
=> Các biện pháp làm cho luận điểm trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn là:
Sự phát triển bộ não của những đứa trẻ ít được chơi đùa, tiếp xúc với bộ não của những đứa trẻ được thường xuyên chơi đùa, tiếp xúc.
Sự phát triển bộ não của chuột không tiếp xúc với chuột có tiếp xúc đồ chơi thường xuyên.
+ So sánh: 2 đối tượng
+ Trình bày kiến thức theo kiểu: tổng - phân - hợp
+ Dẫn chứng cụ thể để chứng minh vấn đề: các nghiên cứu thí nghiệm của các trường Đại học.
+ Nêu số liệu: 20 - 30%; 25%.
1b. Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác:
Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng được viết ra từ hàng nghìn năm trước
=> Câu nêu ra trong SGK chưa chuẩn xác vì không phù hợp với ý nghĩa thực của cụm từ “thiên cổ hùng văn”. Vì “thiên cổ hùng văn” là “áng văn của nghìn đời” chứ không phải là áng văn được viết cách đây một nghìn năm, hơn nữa bài cáo này viết vào năm 1428, tính đến nay chỉ gần 6 thế kỷ (tức hơn 600 năm).
1c. Có nên sử dụng văn bản dưới đây để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm hay không? Nếu không thì vì lý do gì?
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) là một trong những ông trạng nổi tiếng nhất của khoa cử Việt Nam. Ông là người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, nay là xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Năm 1535, thời Mạc Đăng Doanh, ông đỗ đầu cả ba kỳ thi. Nhưng ông chỉ làm quan với nhà Mạc có 7 năm, và sau khi dâng sớ đòi chém 18 tên quyền thần mà không được, ông xin trí sĩ ở quê nhà. Ở quê, ông mở trường dạy học bên sông Hàn - tức sông Tuyết - nên khi mất, học trò tôn ông làm Tuyết Giang Phu Tử. Mặc dầu ông đã về trí sĩ, nhà Mạc vẫn kính trọng và vẫn hỏi ông về việc nước. Khi ông sắp mất, nhà Mạc có phong tước cho ông Trình Quốc công. Vì thế, người đời sau gọi ông là Trạng Trình
=> Không thể sử dụng văn bản này để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm được, vì bài viết này chỉ tập trung giới thiệu về cuộc đời cũng như những bước thăng trầm của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong sự nghiệp làm quan chứ không hề đề cập đến nhà thơ với tư cách là một nhà thơ (ví dụ như đặc điểm thơ, những bài thơ tiêu biểu, dẫn ra một bài thơ gắn liền với tên tuổi của ông)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Tính
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)