TUẤN 20 - SỬ 9 - TIẾT 19 (2013 - 2014)

Chia sẻ bởi Võ Thị Hoa | Ngày 10/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: TUẤN 20 - SỬ 9 - TIẾT 19 (2013 - 2014) thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần: 20 Ngày soạn: 31/ 12/ 2014
Tiết : 19 Ngày dạy: 04/ 01/ 2014
CHƯƠNG II: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930 - 1939
Bài 18: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I/ Mục tiêu bài học
1/Về kiến thức: Học sinh nắm được:
- Quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Nội dung chủ yếu của Hội nghị thành lập Đảng.
- Những nội dung chính của luận cương chính trị năm 1930.
- Ý nghĩa việc thành lập Đảng.
2/Về tư tưởng:
- Giáo dục học sinh lòng biết ơn và kính yêu đối với chủ tịch Hồ Chí Minh, củng cố niềm tin và vai trò lãnh đạo của Đảng.
3/Kĩ năng:
- Rèn cho học sinh kĩ năng sử dung tranh ảnh lịch sử.
- Lập niên biểu những sự kiện chính.
- Biết phân tích, đánh giá ý nghĩa lịch sử củaviệc thành lập Đảng.
II/Chuẩn bị
1/ Giáo viên:
Tiểu sử những nhà cách mạng.
Chân dung Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú.
2/ Học sinh:
Sách giáo khoa.Vở bài soạn, vở bài học.
III/Tiến trình dạy và học
1/ Kiểm tra bài cũ: ( trong quá trình học bài mới)
2/Giới thiệu bài mới: Tại sao có Hội nghị thành lập Đảng? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị thành lập Đảng? Đảng ta ra đời có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
3/ Bài mới:
I/ Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu Hội nghị thành lập Đảng.
HS Thảo luận nhóm 3 phút:
? Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự thành lập Đảng?
? Tại sao phải tổ chức hợp nhất các tổ chức Cộng sản?
GV: giải thích thêm về thời gian, không gian của Hội nghị.
Hội nghị gồm 7 đại biểu: Trịnh Đình Cửu + Nguyễn Đức Cảnh (Đông Dương Cộng sản Đảng), Châu Văn Liêm + Nguyễn Thiện (AN), Hồ Tùng Mậu + Lê Hồng Sơn, Nguyễn Ái Quốc (Quốc Tế Cộng sản)
? Ý nghĩa của Hội nghị?

1/ Hoàn cảnh: Ba tổ chức Cộng sản ra đời đánh dấu bước phát triển mới, nhưng lại hoạt động riêng lẻ, tranh giành ảnh hưởng với nhau ( yêu cầu: thống nhất các Đảng Cộng sản.
- Từ 6/1/1930 đến 7/2/1930 tại Hương Cảng Trung Quốc.
2/ Nội dung:
- Nguyễn Ái Quốc chủ trì thống nhất các tổ chức Cộng sản ( Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Thông qua chính cương, sách lược vắn tắt ( cương lĩnh đầu tiên của Đảng.
3/ Ý nghĩa: Hội nghị như một Đại hội thành lập Đảng.
4/ Vai trò của Nguyễn Ái Quốc: Là người sáng lập và đề ra đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam.


II/ Luận cương chính trị ( 10/1930).
Hoạt động 2: Tìm hiểu luận cương chính trị năm 1930.
? Tại sao Hội nghị quyết định đổi tên Đảng?
HS: Tìm hiểu nội dung của Luận cương 10/1930.
? Đường lối chiến lược?
? Nhiệm vụ chiến lược?
? Phương Pháp? Lực lượng?
GV: phân tích thêm đồng thời nêu ra được những hạn chế cần khắc phục về sau.
GV: Giới thiệu hình 31: Trần Phú và đánh giá vai trò của ông đíi với sự ra đời của bản Luận cương.
HS: Quan sát và nghe.
- 10/1930 Hội nghị Ban chấp hành trung ương quyết định:
(Đổi tên Đảng: Đảng Cộng sản Đông Dương
(Thông qua luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo.
- Nội dung luận cương 10/1930.
(Đường lối chiến lược: làm cách mạng Tư sản dân quyền, bỏ qua thời kì TBCN tiến thẳng lên XHCN.
(Nhiệm vụ: đánh đổ thức dân Pháp và chế độ phong kiến.
(Phương pháp cách mạng: quân chúng vũ trang giành chính quyền ( xây dựng chính quyền công nông.
(Lực lượng cách mạng: nồng cốt là công-nông
(Cách mạng Việt Nam là bộ phận cách mạng thế giới.

III/ Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của việc thành lập Đảng.
? Tại sao nói thành lập Đảng Cộng sản là kết quả tất yếu lịch sử?
HS: Phân tích làm rõ bước ngoặt vĩ đại.
GV: Chứng minh sự trưởng thành của giai cấp công nhân qua phong trào cách mạng Việt Nam.

- Kết quả tất yếu là sự kết hợp giữa 3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)