Tuần 20. Nghĩa của câu (tiếp theo)
Chia sẻ bởi Văn Điệp |
Ngày 10/05/2019 |
35
Chia sẻ tài liệu: Tuần 20. Nghĩa của câu (tiếp theo) thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY, CÔ ĐẾN DỰ LỚP
Tiếng Việt:
NGHĨA CỦA CÂU (tt)
III. NGHĨA TÌNH THÁI:
Tình thái là các trạng thái cảm xúc hay tình cảm của con người trước sự việc, hiện tượng.
Ví dụ: Đồng cảm với đồng bào bị lũ lụt, thiên tai ở miền Trung; bất bình về việc đánh nhau ở học sinh; vui mừng khi Ngô Bảo Châu lãnh giải thưởng Nôben Toán học.
Một số loại tình thái phổ biến tạo nên nghĩa của câu:
1. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu:
Khi đề cập đến sự việc nào đó, người ta thường bộc lộ thái độ, sự đánh giá của mình đối với sự việc đó. Đó có thể là sự tin tưởng, hoài nghi, phỏng đoán, đánh giá cao-thấp; tốt – xấu; sự nhấn mạnh, coi nhẹ sự việc,…
- Khẳng định tính chân thực của sự việc:
+ Sự thật là dân ta đã lấy nước việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải là từ tay Pháp.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
+ Bá Kiến quả có ý muốn dàn xếp cùng hắn thật.
(Nam Cao, Chí Phèo)
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!
Thật được lên tiên sướng lạ lùng.
(Tản Đà, Hầu trời)
Thật là, quả thật
Thật
Thật
Thật
Thật
Thật ra là tôi đã lấy nhầm quyển tập của bạn
- Phỏng đoán sự việc ở độ tin cậy cao hoặc với độ tin cậy thấp:
+ Khi Chí Phèo mở mắt thì trời sáng đã lâu. Mặt trời chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ.
(Nam Cao, Chí Phèo)
+ Hình như trong ý mụ, mụ nghĩ: Chúng mày ở nhà tao, thì những thứ của chúng cũng như của tao.
(Kim Lân, Làng)
Trời lại phê: “văn thật tuyệt”
Văn trần được thế chắc có ít.
(Tản Đà, Hầu trời)
Chắc,có lẽ, hình như, dễ.
Chắc
Hình như, hôm nay trời mưa.
- Đánh giá về mức độ hay số lượng về một phương diện nào đó của sự việc:
+ Tôi xin thề với ông rằng, tuy chính phủ có cho tôi hai trăm mẫu đồn điền thật, nhưng mất theo vào cái ấy có đến sáu vạn bạc, mà vẫn chưa thu về một xu nào cả!
(Vũ Trọng Phụng, Giông tố)
+ Với lại, đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc là cùng.
(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
Những áng văn con in cả rồi.
(Tản Đà, Hầu trời)
Có đến, chỉ là cùng.
Những
Tôi mới mua được 10 cuốn truyện tranh.
- Đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra:
+ Giả thử đêm qua không có thị thì hắn chết.
(Nam Cao, Chí Phèo)
+ Hắn nhặt một hòn gạch vỡ, toan đập đầu.
(Nam Cao, Chí Phèo)
Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu.
(Tản Đà, Hầu trời)
Giả thử, toan.
Bẩm quả
Cô ấy toan học Đại học.
- Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc:
+ Việc từ bỏ văn hóa cha ông và tiếng mẹ đẻ phải làm cho mọi người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng.
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)
+ Tao không thể là người lương thiện nữa.
(Nam Cao, Chí Phèo)
+ Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi.
(Trường Chinh)
Trời rằng: không phải là trời đày
Trời định sai con một việc này.
(Tản Đà, Hầu trời)
Phải, không thể, nhất định.
Không phải
Học kì này mình nhất định sẽ được 8,0 môn Ngữ Văn.
2. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe:
Thể hiện qua các từ xưng hô, các từ gọi – đáp, các từ tình thái ở cuối câu.
- Tình cảm thân mật, gần gũi:
+ Em thắp đèn lên chị Liên nhé?
(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
+ Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ?
(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế.
(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
Nhé, nhỉ.
thế
Mình cùng đi chơi nhé!
- Thái độ bực tức, hách dịch:
Ông Lí cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm dọa:
- Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.
(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)
Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay nhưng ai thương tao.
(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)
Mặc kệ, kệ mày.
Mặc kệ
Mặc kệ bạn, tôi không nghe.
- Thái độ kính cẩn:
Người loong toong đáp:
- Bẩm chỉ mới có hai ông ở Hải Phòng và ở Hà Nội về trình sổ sách.
(Vũ Trọng Phụng, Giông tố)
Cắn cổ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi, ông Nghị ghét con,…
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Bẩm, lạy.
lạy
Bẩm quan, con xin thưa.
Khái niệm: Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. Nó có thể được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái.
IV. LUYỆN TẬP:
1. Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các câu sau:
Ngoài này nắng đỏ cành cam
chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa.
(Tố Hữu, Tiếng hát sang xuân)
b) Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia rõ ràng là mợ Du và thằng Dũng.
(Nguyên Hồng, Mợ Du)
Thật là một cái gông xứng đáng với tội án sáu người tử tù.
(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)
d) Xưa nay hắn chỉ sống bằng cướp giật và dọa nạt.Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa
thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều.
(Nam Cao, Chí phèo)
TRẢ LỜI
a)
Nghĩa sự việc: Hiện tượng thời tiết ( nắng) ở hai miền Nam-Bắc có sắc thái khác nhau.
Nghĩa tình thái: Phỏng đoán với độ tin cậy cao ( chắc).
b)
Nghĩa sự việc: Tấm ảnh là của mợ Du và thằng Dũng.
Nghĩa tình thái: khẳng định tính chân thực của sự việc (rõ ràng là).
c)
Nghĩa sự việc: Cái gông to nặng xứng đáng với tội án sáu người tử tù.
Nghĩa tình thái: Khẳng định một cách mỉa mai “thật là”.
d)
* Câu 1:
Nghĩa sự việc: Nói về lối sống của Chí “cướp giật, dọa nạt”.
- Nghĩa tình thái: nhấn mạnh thái độ của người nói“chỉ”
* Câu 2:
Nghĩa tình thái: Thể hiện thái độ băn khoăn của người nói về lối sống của Chí khi không còn đủ sức để sống như cũ nữa “nếu không- Thì sao?”
* Câu 3 :
- Nghĩa sự việc: “hắn mạnh vì liều”
- Nghĩa tình thái: hàm ý thái độ miễn cưỡng công nhận một sự thật là : “Đã đành”
2. Xác định những từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong các câu sau:
a) Nói của đáng tội, thằng bé hay ăn chóng lớn lắm.
b) Cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù có thể còn gay go, quyết liệt hơn nữa.
c) Nó mua chiếc áo này những hai trăm ngàn đồng đấy.
d) Anh đã hẹn đến dự sinh nhật kia mà!
TRẢ LỜI
- Nói của đáng tội ( thừa nhận việc khen này không nên làm với đứa bé).
- Có thể ( nêu khả năng).
- Những (đánh giá mức giá cả là cao).
- Kia mà ( nhắc nhở để trách móc.)
3. Chọn từ ngữ tình thái ở cột B điền vào chỗ trống ở cột A để tạo nên câu có nghĩa tình thái phù hợp với nghĩa sự việc.
TRẢ LỜI
- Câu a chọn “hình như”( thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn).
- Câu b chọn từ “ dễ”(phỏng đoán ở độ tin cậy thấp).
- Câu c chọn từ “tận” (đánh giá khoảng cách là xa).
4. Đặt câu với mỗi từ ngữ tình thái sau đây: chưa biết chừng, là cùng, ít ra, nghe nói, chả lẽ, hóa ra, sự thật là, cơ mà, đặc biệt là, đấy mà.
TRẢ LỜI
Chưa biết chừng việc mình nghĩ là có thật cũng nên.
Anh ấy có cố gắng lắm cũng chỉ đạt loại trung bình là cùng.
Ít ra, anh cũng hãy nghe tôi một lần xem sao.
Nghe nói anh ấy mới về hả chị ?
Chả lẽ, chỉ có vậy cũng sinh chuyện cãi nhau sao?
Hóa ra đó lại là sự thật.
NHẤT TỰ VI SƯ, BÁN TỰ VI SƯ
VÀNG THÌ THỬ LỬA, THỬ THAN; CHUÔNG KÊU THỬ TIẾNG; NGƯỜI NGOAN THỬ LỜI.
HỌC HÀNH
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH
BI`NH YấN
CHÂN THÀNH CẢM ƠN!!!
Tiếng Việt:
NGHĨA CỦA CÂU (tt)
III. NGHĨA TÌNH THÁI:
Tình thái là các trạng thái cảm xúc hay tình cảm của con người trước sự việc, hiện tượng.
Ví dụ: Đồng cảm với đồng bào bị lũ lụt, thiên tai ở miền Trung; bất bình về việc đánh nhau ở học sinh; vui mừng khi Ngô Bảo Châu lãnh giải thưởng Nôben Toán học.
Một số loại tình thái phổ biến tạo nên nghĩa của câu:
1. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu:
Khi đề cập đến sự việc nào đó, người ta thường bộc lộ thái độ, sự đánh giá của mình đối với sự việc đó. Đó có thể là sự tin tưởng, hoài nghi, phỏng đoán, đánh giá cao-thấp; tốt – xấu; sự nhấn mạnh, coi nhẹ sự việc,…
- Khẳng định tính chân thực của sự việc:
+ Sự thật là dân ta đã lấy nước việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải là từ tay Pháp.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
+ Bá Kiến quả có ý muốn dàn xếp cùng hắn thật.
(Nam Cao, Chí Phèo)
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!
Thật được lên tiên sướng lạ lùng.
(Tản Đà, Hầu trời)
Thật là, quả thật
Thật
Thật
Thật
Thật
Thật ra là tôi đã lấy nhầm quyển tập của bạn
- Phỏng đoán sự việc ở độ tin cậy cao hoặc với độ tin cậy thấp:
+ Khi Chí Phèo mở mắt thì trời sáng đã lâu. Mặt trời chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ.
(Nam Cao, Chí Phèo)
+ Hình như trong ý mụ, mụ nghĩ: Chúng mày ở nhà tao, thì những thứ của chúng cũng như của tao.
(Kim Lân, Làng)
Trời lại phê: “văn thật tuyệt”
Văn trần được thế chắc có ít.
(Tản Đà, Hầu trời)
Chắc,có lẽ, hình như, dễ.
Chắc
Hình như, hôm nay trời mưa.
- Đánh giá về mức độ hay số lượng về một phương diện nào đó của sự việc:
+ Tôi xin thề với ông rằng, tuy chính phủ có cho tôi hai trăm mẫu đồn điền thật, nhưng mất theo vào cái ấy có đến sáu vạn bạc, mà vẫn chưa thu về một xu nào cả!
(Vũ Trọng Phụng, Giông tố)
+ Với lại, đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc là cùng.
(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
Những áng văn con in cả rồi.
(Tản Đà, Hầu trời)
Có đến, chỉ là cùng.
Những
Tôi mới mua được 10 cuốn truyện tranh.
- Đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra:
+ Giả thử đêm qua không có thị thì hắn chết.
(Nam Cao, Chí Phèo)
+ Hắn nhặt một hòn gạch vỡ, toan đập đầu.
(Nam Cao, Chí Phèo)
Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu.
(Tản Đà, Hầu trời)
Giả thử, toan.
Bẩm quả
Cô ấy toan học Đại học.
- Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc:
+ Việc từ bỏ văn hóa cha ông và tiếng mẹ đẻ phải làm cho mọi người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng.
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)
+ Tao không thể là người lương thiện nữa.
(Nam Cao, Chí Phèo)
+ Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi.
(Trường Chinh)
Trời rằng: không phải là trời đày
Trời định sai con một việc này.
(Tản Đà, Hầu trời)
Phải, không thể, nhất định.
Không phải
Học kì này mình nhất định sẽ được 8,0 môn Ngữ Văn.
2. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe:
Thể hiện qua các từ xưng hô, các từ gọi – đáp, các từ tình thái ở cuối câu.
- Tình cảm thân mật, gần gũi:
+ Em thắp đèn lên chị Liên nhé?
(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
+ Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ?
(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế.
(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
Nhé, nhỉ.
thế
Mình cùng đi chơi nhé!
- Thái độ bực tức, hách dịch:
Ông Lí cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm dọa:
- Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.
(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)
Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay nhưng ai thương tao.
(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)
Mặc kệ, kệ mày.
Mặc kệ
Mặc kệ bạn, tôi không nghe.
- Thái độ kính cẩn:
Người loong toong đáp:
- Bẩm chỉ mới có hai ông ở Hải Phòng và ở Hà Nội về trình sổ sách.
(Vũ Trọng Phụng, Giông tố)
Cắn cổ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi, ông Nghị ghét con,…
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Bẩm, lạy.
lạy
Bẩm quan, con xin thưa.
Khái niệm: Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. Nó có thể được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái.
IV. LUYỆN TẬP:
1. Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong các câu sau:
Ngoài này nắng đỏ cành cam
chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa.
(Tố Hữu, Tiếng hát sang xuân)
b) Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia rõ ràng là mợ Du và thằng Dũng.
(Nguyên Hồng, Mợ Du)
Thật là một cái gông xứng đáng với tội án sáu người tử tù.
(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)
d) Xưa nay hắn chỉ sống bằng cướp giật và dọa nạt.Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa
thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều.
(Nam Cao, Chí phèo)
TRẢ LỜI
a)
Nghĩa sự việc: Hiện tượng thời tiết ( nắng) ở hai miền Nam-Bắc có sắc thái khác nhau.
Nghĩa tình thái: Phỏng đoán với độ tin cậy cao ( chắc).
b)
Nghĩa sự việc: Tấm ảnh là của mợ Du và thằng Dũng.
Nghĩa tình thái: khẳng định tính chân thực của sự việc (rõ ràng là).
c)
Nghĩa sự việc: Cái gông to nặng xứng đáng với tội án sáu người tử tù.
Nghĩa tình thái: Khẳng định một cách mỉa mai “thật là”.
d)
* Câu 1:
Nghĩa sự việc: Nói về lối sống của Chí “cướp giật, dọa nạt”.
- Nghĩa tình thái: nhấn mạnh thái độ của người nói“chỉ”
* Câu 2:
Nghĩa tình thái: Thể hiện thái độ băn khoăn của người nói về lối sống của Chí khi không còn đủ sức để sống như cũ nữa “nếu không- Thì sao?”
* Câu 3 :
- Nghĩa sự việc: “hắn mạnh vì liều”
- Nghĩa tình thái: hàm ý thái độ miễn cưỡng công nhận một sự thật là : “Đã đành”
2. Xác định những từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong các câu sau:
a) Nói của đáng tội, thằng bé hay ăn chóng lớn lắm.
b) Cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù có thể còn gay go, quyết liệt hơn nữa.
c) Nó mua chiếc áo này những hai trăm ngàn đồng đấy.
d) Anh đã hẹn đến dự sinh nhật kia mà!
TRẢ LỜI
- Nói của đáng tội ( thừa nhận việc khen này không nên làm với đứa bé).
- Có thể ( nêu khả năng).
- Những (đánh giá mức giá cả là cao).
- Kia mà ( nhắc nhở để trách móc.)
3. Chọn từ ngữ tình thái ở cột B điền vào chỗ trống ở cột A để tạo nên câu có nghĩa tình thái phù hợp với nghĩa sự việc.
TRẢ LỜI
- Câu a chọn “hình như”( thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn).
- Câu b chọn từ “ dễ”(phỏng đoán ở độ tin cậy thấp).
- Câu c chọn từ “tận” (đánh giá khoảng cách là xa).
4. Đặt câu với mỗi từ ngữ tình thái sau đây: chưa biết chừng, là cùng, ít ra, nghe nói, chả lẽ, hóa ra, sự thật là, cơ mà, đặc biệt là, đấy mà.
TRẢ LỜI
Chưa biết chừng việc mình nghĩ là có thật cũng nên.
Anh ấy có cố gắng lắm cũng chỉ đạt loại trung bình là cùng.
Ít ra, anh cũng hãy nghe tôi một lần xem sao.
Nghe nói anh ấy mới về hả chị ?
Chả lẽ, chỉ có vậy cũng sinh chuyện cãi nhau sao?
Hóa ra đó lại là sự thật.
NHẤT TỰ VI SƯ, BÁN TỰ VI SƯ
VÀNG THÌ THỬ LỬA, THỬ THAN; CHUÔNG KÊU THỬ TIẾNG; NGƯỜI NGOAN THỬ LỜI.
HỌC HÀNH
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH
BI`NH YấN
CHÂN THÀNH CẢM ƠN!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Văn Điệp
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)