TUẦN 20 - LS7 - TIẾT 38

Chia sẻ bởi Võ Thị Hoa | Ngày 10/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: TUẦN 20 - LS7 - TIẾT 38 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần: 20 Ngày soạn: 07/ 01/ 2013
Tiết : 38 Ngày dạy: 12/ 01/ 2013
Bài 19 : CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427)
II. GIẢI PHÓNG NGHỆ AN - TÂN BÌNH – THUẬN HOÁ VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC (1424 – 1426)

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1/ Kiến thức :
- Những nét chủ yếu về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm cuối 1424-1425 .
- Qua đó thấy được sự phát triển lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong thời gian này rừ chỗ bị động đối phó với quân Minh ở miền Tây Thanh Hóa tiến đến làm chủ một vùng rộng lớn ở miền trung và bao vây được Đông quan .
2/ Tư tưởng :
Giáo dục truyền thống yêu nước , tinh thần bất khuất kiên cường và lòng tự hào dân tộc.
Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
3/ Kỷ năng:
- Sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử .
- Nhận xét các sự kiện lịch sử , nhân vật lịch sử tiêu biểu .
II/ CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên:
Giáo án, Lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn .
Lược đồ tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn .
2/ Học sinh
Sách giáo khoa.Vở bài soạn, vở bài học.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
1/Kiểm tra bài cũ :
- Trình bày diễn biến giai đoạn 1418-1423 của cuộc khởi nghia lam Sơn ?
- Tại sao quân Minh chấp nhận tạm hòa với Lê Lợi .
2/Giới thiệu bài : Nhà Minh đồng ý hoà hoãn năm 1423 với âm mưu mua chuộc, dụ dỗ Lê Lợi đầu hàng nhưng thất bại. Chúng đã trở mặt tấn công nghĩa quân Lam Sơn. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chuyển sang một thời kỳ mới, cuộc khởi nghĩa tiếp diễn như thế nào ( Bài mới.
3/Bài mới :

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học

Hoạt động1: Tìm hiểu quá trình giải phóng Nghệ an năm 1421.
? Cuối 1424, quân Minh trở mặt tấn công, trước tình hình đó, nghĩa quân LS đã đưa ra kế hoạch như thế nào?
HS: đọc phần chữ nhỏ SGK về thân thế của Nguyễn Chính:
? Vì sao kế hoạch của Nguyễn Chích được Lê Lợi chấp thuận?
GV: (Giáo dục tích hợp môi trường)
GV:- 1418-1423 ở Thanh Hóa luôn bị bao vây ( lực lượng không phát triển nên phải chuyển để tránh sự bao vây và tấn công của kẻ thu
- Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông, có thể đưa vào đây để xây dựng và phát triển lực lượng từ đó quay ra đánh lấy Đông đô.
- Nguyễn Chích cũng đã từng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nông dân chống quân Minh, hoạt động ở vùng Nam Thanh Hóa và Bắc Nghệ An nên ông đã hiểu khá rõ về vùng Nghệ An này
GV: dùng lược đồ phân tích và trình bày quá trình nghĩa quân tiến vào giải phóng Nghệ An
Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, nghĩa quân mở cuộc hành quân chiến lược: theo đường núi tiến vào phía Tây Nghệ An: Mở đầu cuộc hành quân:
+ 12/10/1424: Tập kích đồn Đa Căng, thắng lợi giòn giã.
+ Tiến xuống vây thành Trà Lân, sau 2 tháng quân giặc ra hàng
+ Trên đà thắng lợi, nghĩa quân ta dùng kế nghi binhđánh bại quân giặc do Trần Trí chỉ huy ở Khả Lưu và Bồ Ai.
+ Sau những thắng lợi, nghĩa quân ta tiến xuống đồng bằng được nhân dân khắp nơi hưởng ứng vùng lên giải phóng các Châu, Huyện. Toàn phủ Nghệ An được giải phóng, quân giặc phải rút vào cố thủ trong thành. Lê Lợi cho quân bao vây xiết chặt thành Nghệ An.
+ 6-1425, tiến ra giải phóng phủ Diễn Châu ( Thừa thắng tiến ra Thanh Hóa được ND hưởng ứng nhất tề nổi dậy.
Trong vòng chưa đầy 1 tháng nền thống trị của giặc ở Thanh Hóa hoàn toàn sụp đổ, quân giặc phải rút vào cố thủ trong thành Tây Đô.
? Qua những chiến thắng mà ta giành được thì việc thực hiện kế hoạch của Nguyễn Chích đem lại kết quả gì?
HS: Thoát ra khỏi thế bị bao vây, lực lượng của nghĩa quân được bảo toàn và phát triển, địa bàn hoạt động và kiểm soát được mở rộng : Nghệ An, Thanh Hóa ; đó là cơ sở đưa cuộc kháng chiến tiến lên( làm bàn đạp giải phóng xuống phía Nam và ra Bắc
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình giải phong Tân Bình, Thuận Hóa.
? Trình bày quá trình giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá?
GV: (Giáo dục tích hợp môi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)