Tuần 20. Hầu Trời

Chia sẻ bởi Huỳnh Phước Hùng | Ngày 10/05/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Tuần 20. Hầu Trời thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Ngữ văn 11
Tiết 78
Đọc văn
HẦU TRỜI
T?n D�
(ti?p theo)
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1. Tình huống hầu Trời:
2. Cảnh hầu Trời:
a. Cảnh hầu thơ:
b. Cảnh hầu chuyện:
-“Dạ, bẩm lạy Trời con xin thưa
Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn
Quê ở Á Châu về Địa cầu
Sông Đà núi Tản nước Nam Việt.”
(…)
Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều
Vốn liếng còn một bụng văn đó.
Nghe xong Trời ngợ một lúc lâu
Sai bảo Thiên tào lấy sổ xét.
Thiên Tào tra sổ xét vừa xong
Đệ sổ lên trình Thượng đế trông
-“Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu
Đày xuống hạ giới vì tội ngông.”
Trời rằng: “Không phải là Trời đày,
Trời định sai con một việc này
Là việc “thiên lương” của nhân loại,
Cho con xuống thuật cùng đời hay.” (…)
Rằng: Con không nói Trời cũng biết
Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết.”
-“Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó
Trần gian thước đất cũng không có (…)
Giấy người mực người thuê người in
Mướn cửa hàng người bán phường phố.
Văn chương hạ giới rẻ như bèo
Kiếm được đồng lãi thực rất khó.
Kiếm được thời ít tiêu thời nhiều
Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu.
Lo ăn lo mặc hết ngày tháng
Học ngày một kém tuổi ngày cao
Sức trong non yếu ngoài chen rấp
Một cây che chống bốn năm chiều.”

THẢO LUẬN NHÓM (5 PHÚT)
Những dấu hiệu đổi mới thơ ca về nghệ thuật trong bài Hầu Trời?
Nhóm “Khối tình con I” và nhóm “Khối tình con II”
-Thể thơ?
-Ngôn ngữ thơ?
-Cảm hứng?

Nhận xét về nghệ thuật đặc sắc trong bài Hầu Trời?
Nhóm “Còn chơi” và nhóm “Thơ Tản Đà”
-Cách kể chuyện? Giọng điệu?
-Hư cấu nghệ thuật?
-Người kể, nhân vật chính? Cách biểu hiện cảm xúc?

Câu 1: Nhà thơ Tản Đà được xem là
A. nhà thơ lãng mạn tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam.
B. nhà thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào Thơ mới Việt Nam.
C. một gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.
D. nhà thơ hiện thực xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam.

Câu 2: Việc thi nhân hầu chuyện với Trời về cuộc sống, về nghề nghiệp viết văn bị rẻ rúng, bị coi thường thể hiện
A. thiên chức của văn chương.
B. mong muốn về một cuộc sống vật chất đủ đầy.
C. sự mạnh dạn khẳng định tài năng và giá trị.
D. khao khát nghệ thuật được thừa nhận và trân trọng.

Câu 3: Cái tôi cá nhân thi sĩ Tản Đà trong bài thơ Hầu Trời là
A. cái tôi khiêm tốn và cái tôi xa rời cuộc sống.
B. cái tôi ngông và cái tôi lãng man.
C. cái tôi yêu cuộc sống và cái tôi lạc quan.
D. cái tôi tự cao, tự đại và cái tôi lãng mạn.

Câu 4: Về khía cạnh nội dung, bài thơ Hầu Trời có những dấu hiệu của sự đổi mới thơ ca hiện đại qua việc
A. đề cao cái tôi cá nhân.
B. giãi bày cuộc sống nơi trần thế.
C. tìm tri âm đồng điệu.
D. bộc lộ nỗi buồn và tâm sự của thi nhân.

Câu 5: Về khía cạnh nghệ thuật, bài thơ Hầu Trời có những dấu hiệu của sự đổi mới thơ ca hiện đại thể hiện nổi bật nhất ở khía cạnh
A. biện pháp so sánh, đối và ngôn ngữ.
B. ngôn ngữ, cảm hứng và biện pháp đối.
C. thể loại, nghệ thuật liệt kê, so sánh.
D. thể loại, ngôn ngữ và cảm hứng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Phước Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)