Tuần 20. Hầu Trời

Chia sẻ bởi ĐẶNG VŨ PHƯƠNG UYÊN | Ngày 10/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Tuần 20. Hầu Trời thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Hầu trời
Tản Đà
Giới thiệu sơ về giá trị
nghệ thuật trong tác phẩm
"Hầu Trời" được viết theo thể thơ thất ngôn trường thiên, bên cạnh những khổ thơ bốn câu, tác giả đan xen vào những đoạn thơ sáu câu, mười câu, mười hai câu... mang dáng dấp một bài hành nhỏ.Cấu trúc đa dạng ấy đã mở ra một không gian nghệ thuật để Tản Đà bộc lộ cái tôi của mình, và cho nó "tung hoành" nơi Thiên môn đế khuyết.
Thất ngôn trường thiên là thể thơ mỗi câu 7 chữ. Loại thơ dài có câu kết nhưng vẫn có thể viết tiếp nữa. Ví dụ là “Đoàn thuyền đánh cá” ( Huy Cận)
Hành: Bài thơ, thường đề cập đến những vấn đề chung, những sự kiện mới lạ, bất ngờ hay những đồng cảm tạo ấn tượng mạnh mẽ; chủ thể trữ tình thường kể lại sự việc với tâm trạng bức xúc, có thể bày tỏ thái độ, chính kiến; thể thơ cổ phong thường được sử dụng để sự biểu đạt không bị gò bó, ràng buộc.
Phần 1: Kể lý do và thời điểm
nhân vật trữ tình được lên hầu trời
Đêm qua chẳng biết có hay không,
Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng.
Thật hồn ! Thật phách ! Thật thân thể !
Thật được lên tiên- sướng lạ lùng.
Từ “ Thật” được lặp lại 4 lần => nhấn mạnh tâm trạng, cảm xúc của thi nhân.
Câu 2 ( câu cảm thán ) bộc lộ cảm xúc bàng hoàng
Câu khẳng định dường như lật lại vấn đề: mơ mà như tỉnh, hư mà như thực.
Tác giả là chủ thể của giấc mơ nhưng cũng không dám khẳng định là giấc mơ đó có hay không, thực hay hư ảo. Nhưng ở các câu thơ tiếp theo với việc từ “ Thật” được lặp lại 4 lần cũng như để nhấn mạch sự thật của các chi tiết, hình ảnh trong giấc mơ. Tác giả muốn người đọc cảm nhận được cái “hồn cốt” trong cõi mộng, mộng mà như tỉnh, hư mà như thực.
Nguyên lúc canh ba nằm một mình,
Vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh.
Nằm xướng, ngồi dậy đưa nước uống,
Uống xong ấm nước, nằm ngâm văn.

Chơi văn ngâm chán lại chơi trăng
Ra sân cùng bóng đi tung tăng
Trên trời bồng thấy hai cô xuống
Miệng cười mủm mỉm cùng nói rằng:

“Trời nghe hạ giới ai ngâm nga,
Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà!
Làm Trời mất ngủ, Trời đương mắng
Có hay lên đọc, Trời nghe qua.”
Ước mãi bây giờ mới gặp tiên!
Người tiên nghe tiếng lại như quen!
Văn chương nào có hay cho lắm
Trời đã sai gọi thời phải lên.

Theo hai cô tiên theo đường mây
Vù vù không cánh mà như bay
Cửa son đỏ chói, oai rực rỡ
Thiên môn để khuyết như là đây!

Vào trong thấy Trời, sụp xuống lạy
Trời sai tiên nữ dắt lôi dậy.
Ghế bành như tuyết vân như mây
Truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy.




Cuộc hội kiến với Trời được thi nhân kể lại chi tiết, hồn nhiên, nghe tự nhiên như thật. Tác giả đã chọn lối kể chuyện nôm na của dân gian để tái hiện câu chuyện hầu Trời.
Phần 2: Kể về cuộc đọc thơ đầy đắc ý cho Trời và chư tiên nghe giữ chốn “ thiên môn”
Đọc hết văn vần sang văn xuôi
Hết văn thuyết lí lại văn chơi
Đương cơn đắc ý đọc đã thích
Chè trời nhấp giọng càng tốt hơi
Nghệ thuật tăng tiến tiến thể hiện tâm trạng say sưa, phấn chấn cao độ. Tự khen tài của mình nhưng lại chọn hình thức để Trời cùng chư tiên khen ngợi. Đây là một kiểu ngông đáng yêu.
Hai quyển Khối tình văn thuyết lí
Hai Khối tình con là văn chơi
Thần tiền, Giấc mộng văn tiểu thuyết
Đài gương, Lên sáu văn vị đời
Quyển Đàn bà Tàu lối văn dịch
Đến quyển Lên tám nay là mười”
Cách kể chuyện mộc mạc tự nhiên, cách sử dụng ngôn từ, giọng điệu hóm hỉnh, tác giả đã làm nổi bật phong cách "bình dân" của ông Trời và các chư tiên, cùng với cái điệu bộ khúm núm và "thật thà" của văn sĩ. 
Thể hiện “Cái tôi” phóng khoáng, tác giả đã cố ý mượn lời của Trời để ca ngợi thơ văn của mình. Nó không những chứng tỏ Tản Đà rất có ý thức về tài năng văn chương vượt trội của bản thân mà còn như khẳng định chính Tản Đà là người khơi nguồn cho 1 cuộc cách mạng về thơ ca, đúng với cái tên “ Người của 2 thế kỉ” mà Hoài Thanh đã gọi. Cái hay, cái đẹp trong thơ của Tản Đà được tác giả đem so sánh với vẻ đẹp tuyệt vời của các hiện tượng, sự vật trong vũ trụ như: sao băng, mây, gió, tuyết, sương…, qua đây cũng thấy được thái độ của tác giả tỏ ra rất tự hào, kiêu hãnh về tài năng văn chương của mình.
Phần 3: Kể nội dung trần tình với Trời về tình cảnh khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn và thiên lương ở hạ giới
“BẩmTrời, cảnh con thực nghèo khó
.................
Biết làm có được mà dám theo.”
Cũng nhân đây, nhà thơ giãi bày tâm sự của mình về nghề văn. Tản Đà được coi là người đặt nền móng cho thơ Mới, không chỉ bởi thơ ông mang hơi thở hiện đại của thời đại với cái Tôi cá nhân sừng sững giữa trang văn mà còn vì ông là nhà thơ đầu tiên “mang văn chương ra bán phố phường”, coi nghề văn là nghề kiếm sống. Khi giãi bày cảnh ngộ với Trời, nhà thơ đã kể lể rất chi tiết về nghề làm văn kiếm sống này. Tản Đà cũng đã dùng lời Trời để tự an ủi mình.

Bức tranh hiện thực được vẽ bằng bút pháp tả chân thực, tỉ mỉ và rất cụ thể, phản ánh chính xác đời sống cùng cực của tầng lớp văn nghệ sĩ và tình hình lộn xộn của thị trường văn chương thời ấy. Tác giả đã cho người đọc thấy 1 bức tranh rất chân thực và cảm động về chính cuộc đời mình và cuộc đời nhiều nhà văn, nhà thơ khác => Cảm hứng hiện thực bao trùm cả đoạn thơ.
Qua cuộc đối thoại tưởng tượng với Trời, nhà thơ còn khẳng định nghĩa vụ và trách nhiệm cao cả của mình nói riêng và của người nghệ sĩ nói chung là lo việc “thiên lương” của nhân loại :

Trời rằng : “Không phải là Trời đày,
Trời định sai con một việc này
Là việc “thiên lương” của nhân loại,
Cho con xuống thuật cùng đời hay.”
Tạo tình huống tưởng tượng này để an ủi mình, đồng thời cũng là để nói lên ý nghĩa cao quý của văn chương, của nhà văn.


Phần 4: Kể về cuộc chia tay đầy xúc động giữa nhân vật trữ tình với Trời và chư tiên
Tóm tắt
Sáng tạo độc đáo về mặt nghệ thuật của Tản Đà
được thể hiện qua những chi tiết sau:
. Ngôn ngữ đời thường nôm na, dễ hiểu, dung dị mà vẫn rất gợi cảm trong thơ ca. Ngôn ngữ ở “Hầu trời” có sự xâm nhập của giọng điệu văn xuôi và ngôn ngữ bình dân.
. Cái tôi cá nhân đã được thoả sức bộc lộ và thể hiện mình
. Tự khẳng định tài năng và quan niệm của mình bằng cách tạo ra cái cớ là tình huống hầu trời.
. Bài thơ cũng phác hoạ một chân dung thi sĩ Tản Đà với phong cách ngông độc đáo, đó là cái ngông của một nhà nho tài tử ở thời kì mà ý thức cá nhân bắt đầu được trântrọng và khẳng định.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: ĐẶNG VŨ PHƯƠNG UYÊN
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)