Tuần 2. Tuyên ngôn Độc lập
Chia sẻ bởi Hoàng Mai Linh |
Ngày 09/05/2019 |
78
Chia sẻ tài liệu: Tuần 2. Tuyên ngôn Độc lập thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
Tuyên ngôn độc lập
Tác giả : Hồ Chí Minh
kiểm tra bàI cũ
?Em hãy nêu những đặc điểm chung của nền văn học Việt Nam giai đoạn từ Cách mạng T8/1945 đến năm 1975?
Trả lời:
1-Lí tưởng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội là đặc điểm nổi bật của văn học giai đoạn này.
2-Nền văn học cách mạng mang tính nhân dân sâu sắc.
3-Một nền văn học có nhiều thành tựu về sự phát triển các thể loại và phong cách tác giả.
I-Tiểu dẫn
1-Quan điểm sáng tác văn học của Nguyễn ái Quốc- Hồ Chí Minh.
?Em hãy cho biết quan điểm sáng tác văn học của Nguyễn ái Quốc-Hồ Chí Minh?
-Xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng.
-Văn chương phải có tính chân thật.
-Đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức và tiếp nhận văn chương.
-hoàn cảnh ra đời Tuyên ngôn độc lập.
2
? Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời Tuyên ngôn độc lập?
+Khí thế tưng bừng thắng lợi của Cách Mạng T8/1945.
+Tình hình đất nước khó khăn và phức tạp.
+Khí thế tưng bừng thắng lợi của Cách MạngT8/1945.
-19/8/1945 tại Hà Nội chính quyền về tay nhân dân.
-23/8/1945 tại Huế trước 15 vạn đồng bào vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.
-26/8/1945 Chủ tịch HCM từ Việt Bắc về Hà Nội ở căn nhà số 48 Hàng Ngang, tại đây Người đã soạn thảo Tuyên ngôn độc lập.
-2/9/1945 Chủ tịch HCM đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình-Hà Nội trước hàng chục vạn đồng bào.
+Tình hình đất nước khó khăn và phức tạp.
-Đất nước: Kinh tế khó khăn, nhân dân lạc hậu, 95% mù chữ.
-Phía Bắc: Bọn Tàu, Tưởng tay sai của đế quốc Mĩ đang trực sẵn ở biên giới.
-Phía Nam: Thực dân Pháp nấp sau quân đội Anh (thay mặt đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật) đang tiến vào Đông Dương.
3-Giá trị của tác phẩm
+Giá trị lịch sử
+Giá trị văn học
?Em hãy nêu giá trị của Tuyên ngôn độc lập?
+Giá trị lịch sử to lớn:
Tuyên bố chấm dứt chế độ PK-TD ở nước ta và mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do của dân tộc.
+Giá trị văn học:
Một bài văn chính luận ngắn ngọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục.
II-hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm
1-Đọc và chia bố cục tác phẩm
2-Phân tích
1-Đọc và chia bố cục tác phẩm
a-Những cơ sơ lí luận để khẳng định quyền tự do, độc lập của đất nước.
B-Những cơ sở thực tiễn để khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc.
c-Lời tuyên bố Độc lập, Tự do sáng ngời chính nghĩa
2-Phân tích
a-Những cơ sơ lí luận để khẳng định quyền tự do, độc lập của đất nước.
? Em cho biết mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy dẫn chứng lời lẽ trong những bản Tuyên ngôn nào?
+Dẫn chứng
"Tất cả mọi người.mưu cầu hạnh phúc" (Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776).
" Người ta sinh ra tự do .về quyền lợi" (Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791).
? Em hãy cho biết tại sao trong bản tuyên ngôn của dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh lại lấy dẫn chứng đó, nhằm mục đích gì?
+Mục đích:
-Làm cơ sở lí luận để khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc.
-Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ rộng lớn của dư luận tiến bộ trên thế giới.
-Muốn cho nhân dân ta và nhân dân thế giới biết: Dân tộc Việt Nam đứng về phía lẽ phải, về phía văn minh của nhân loại.
? Em hãy nhận xét cách lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong luận điểm này?
+Cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khéo léo vừa kiên quyết:
-Khéo léo: Tỏ ra trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp và Mĩ.
-Kiên quyết: nhắc nhở họ đừng phản bội lại Tổ quốc mình, đừng làm vấy bùn lên lá cờ nhân đạo của cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp và Mĩ, nếu nhất định tiếp tục tấn công xâm lược Việt Nam.
->Ngoài ra: mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam mà nhắc đến hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch sử nhân loại của hai nước lớn như thế thì có nghĩa là đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang hàng nhau, ba bản tuyên ngôn ngang hàng nhau (Gợi lại niềm tự hào dân tộc trong Nam Quốc Sơn Hà của Lí Thường Kiệt và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi).
Em hãy cho biết câu nói "Suy rộng ra câu nói ấy có ý nghĩa là:tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do"có ý nghĩa như thế nào?
?
+ý nghĩa câu nói "Suy rộng ra... tự do":
-Phát triển quyền lợi con người thành quyền lợi dân tộc.
-Phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các thuộc địa, làm sụp đổ CNTD trên khắp thế giới vào nửa sau thế kỉ XX.
-Những cơ sở thực tiễn để khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc.
B
? Em hãy cho biết Những cơ sở thực tiễn để khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc ?
+Tố cáo tội ác của Thực dân Pháp.
+Vạch trần bộ mặt hèn nhát và phản bội của thực dân Pháp.
+Tố cáo tội ác của Thực dân Pháp:
5 tội ác lớn về chính trị
Tước đoạt quyền dân chủ, luật pháp dã man,chia để trị, đàn áp và khủng bố: thi hành chính sách ngu dân; đầu độc bằng rượu cồn và thuốc phiện->Làm nòi giồng ta suy nhược.
4 tội ác lớn về kinh tế:
Bóc lột dân ta đến xương tuỷ,; cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu; độc quyền in giấy bạc,xuất cảng và nhập cảng.lên án chính sách sưu thuế vô nhân đạo->Hai triệu đồng bào ta bị chết đói.
+Vạch trần bộ mặt hèn nhát và phản bội của Thực dân Pháp:
? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã Vạch trần bộ mặt hèn nhát và phản bội của thực dân Pháp bằng những dẫn chứng nào?
-Mùa thu năm 1940, Thực Dân Pháp quỳ gối hàng Nhật, mở của nước ta rước Nhật. Pháp và Nhật đã câu kết với nhau, bóc lột dân ta thậm tệ gây ra thảm họa năm ất Dậu.
-Ngày 9/3/45 Nhật đảo chính Pháp. Quân Pháp bỏ chạy hoặc đầu hàng. Tác giả châm biếm lên án "Chúng chẳng những không bảo hộ được ta, trái lại trong 5 năm bán nước ta hai lần cho Nhật". Thậm tệ và tàn nhẫn hơn nữa trước khi rút chạy "chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng".
?Em hãy cho biết bằng những dẫn chứng cụ thể trong lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định điều gì?
->Bằng những lập luận chặt chẽ, đanh thép, hùng hồn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định một sự thật lịch sử: "Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng đồng minh thì nhân dân cả nước ta nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà". Để đập tan luận điệu của ĐơGôn và bọn Thực dân Pháp phản động đang âm mưu tái chiếm Đông Dương.
->Tác giả chỉ rõ một cục diện chính trị mới "Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị" từ nô lệ, dân ta đã giành độc lập, một chế độ mới ra đời.
-Lời tuyên bố Độc lập, Tự do sáng ngời chính nghĩa
C
?Em hãy cho biết Chủ tịch HCM đã khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc qua những luận chứng nào?
-Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng trên lập trường dân tộc kêu gọi các nước đồng minh công nhận quyền độc lập của nhân dân Việt Nam. Đồng thời mạnh mẽ tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam, xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
-Tác giả tự hào nêu cao truyền thống anh hùng bất khuất chống thực dân, chống phát xít của dân tộc và khẳng định: "Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập".
->Kết thúc bản Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố mang ý nghĩa lịch sử, như một lời thề thiêng liêng, thể hiện sâu sắc khát vọng Độc lập, Tự do của nhân dân ta, biểu thị quyết tâm và sức mạnh Việt Nam.
-Kết luận
III
1-giá trị nội dung
?Em hãy nêu giá trị nội dung của tác phẩm tuyên ngôn độc lập?
-Tuyên ngôn độc lập đã kế thừa và phát triển bài thơ thần của Lí Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Nó là bản anh hùng ca của thời đại Hồ Chí Minh nói lên khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam anh hùng
-Tuyên ngôn độc lập là một nét chói lọi góp phần làm rạng rỡ nền văn hiến Việt Nam.
2-giá trị nghệ thuật
? Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của Tuyên ngôn độc lập?
-Tuyên ngôn độc lập là một tác phẩm chính luận mẫu mực, kết cấu chặt chẽ, lí lẽ đanh thép hùng hồn, thấu tình đạt lí. Câu văn ngắn ngọn, trong sáng một cách kỳ lạ, thuyết phục người nghe, người đọc bằng lí lẽ hùng hồn, bằng hình ảnh sinh động.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Mai Linh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)