Tuần 2. Tuyên ngôn Độc lập

Chia sẻ bởi Lê Việt Hùng | Ngày 09/05/2019 | 81

Chia sẻ tài liệu: Tuần 2. Tuyên ngôn Độc lập thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Câu hỏi trắc nghiệm:
TÌM CÂU SAI
Ý nào sau đây không thuộc những tiền đề chung cho sự phát triển của văn học Việt Nam 1945-1975 ?
A. Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
B. Đời sống hiện thực cách mạng vô cùng phong phú.
C. Truyền thống yêu nước và nhân đạo của văn học dân tộc.
D. Một đội ngũ nhà văn giàu nhiệt tình cách mạng và giàu sức sáng tạo.
CÂU 1:
XÁC ĐỊNH CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG

Văn học Việt Nam 1945-1975 có mấy đặc điểm cơ bản?
Ba
Bốn
Năm
Nêu những đặc điểm đó
CÂU 2:
Ba
03 đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam 1945-1975:

1. Nền văn học mang lí tưởng và nội dung yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
2. Nền văn học cách mạng mang tính nhân dân sâu sắc.
3. Nền văn học có sự phát triển phong phú, đạt nhiều thành tựu về thể loại và phong cách tác giả.

I . Giới thiệu :
1 . Hoàn cảnh ra đời :
Toàn dân chào mừng Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc Khánh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945.
- Ngày 19 tháng 8 chính quyền về tay nhân dân.
- Ngày 26 tháng 8, Hồ Chí Minh từ chiến khu việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Tại 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội, Người soạn thảo Tuyên ngôn độc lập.
- Ngày 2 tháng 9 tại quảng trường Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào cả nước người đọc Tuyên ngôn độc lập.
Tình hình chính trị phức tạp.
- Phía Bắc quân đội Tưởng Giới Thạch và Đế quốc Mỹ tiến vào.
- Phía Nam Pháp nấp sau đồng minh Anh tiến vào.
- Trong nước bọn phản cách mạng chờ cơ hội lật chính quyền.

"Tuyên ngôn độc lập" ra đời
trong không khí cả nước như thế nào?
Ngoài không khí vui mừng,
tình hình chính trị lúc đó thế nào ?
Bàn làm việc của Hồ Chí Minh tại 48 - phố Hàng Ngang Hà Nội - Nơi Người viết "Tuyên ngôn độc lập"
2 . Đối tượng và mục đích của "Tuyên ngôn độc lập":
- Hướng tới đồng bào cả nước và nhân dân thế giới để tuyên bố độc lập, khai sinh nước Việt nam dân chủ cộng hòa.
- Đồng thời hướng tới bọn đế quốc Anh, Pháp, Mỹ để tranh luận, bác bỏ luận điệu xảo trá và vạch trần âm mưu xâm lược của chúng.
3 . Các giá trị của "Tuyên ngôn độc lập":
a .Giá trị lịch sử:
Là văn kiện lịch sử vô giá:
- Chính thức tuyên bố với thế giới chấm dứt mối quan hệ thuộc địa với thực dân Pháp.
- Chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến .
- Thành lập NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA .
b. Giá trị văn học:
Là áng văn chính luận mẫu mực:
-Lập luận chặt chẽ, đanh thép.
-Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng.
-Dẫn chứng cụ thể, chính xác.
Dựa vào văn bản tác phẩm, hãy cho biết các đối tượng
và mục đích mà bản "Tuyên ngôn độc lập" hướng tới?
"Tuyên ngôn độc lập" là tác phẩm mang những
giá trị gì? Cho biết cụ thể những giá trị đó?
Đối tượng và mục đích
Đồng bào và
nhân dân thế giới
Đế quốc
Anh - Pháp - Mỹ
Tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam độc lập
Tranh luận - bác bỏ luận điệu xảo trá.
Các giá trị của tác phẩm
Giá trị lịch sử
Giá trị văn học

Là văn kiện lịch sử
vô giá:


Là áng văn chính luận
mẫu mực :

Chấm dứt
trên 1000 năm
phong kiến
Chấm dứt
trên 80 năm
thuộc Pháp
Mở ra
kỷ nguyên
HB - ĐL
Lập luận
chặt chẽ
Lý lẽ
đanh thép
Chứng cớ
hùng hồn
II . Phân tích :

Nghe Bác Hồ đọc lại để thấy rõ hơn cách lập luận của Người. Chú ý cách dùng từ ngữ, câu văn.
Hãy đọc từ đầu đến "không ai chối cãi được".
II . Phân tích :
1. Phần 1 : (Cơ sở pháp lí )
- Viện dẫn lời của hai bản tuyên ngôn nổi tiếng thế giới "Tuyên ngôn độc lập" của nước Mỹ năm 1776 và "Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của Cách mạng Pháp năm 1791 về quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của con người.
- Từ đó để "Suy rộng ra" quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của các dân tộc.

Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề bằng cách nào?

Người gọi là "lời bất hủ", là " lẽ phải" khẳng định quyền con người mà hai bản tuyên ngôn của người Pháp, người Mỹ nêu lên là cao cả, đúng đắn, là chân lí của mọi thời đại .
Vì vậy: "Quyền bình đẳng, quyền sung sướng quyền tự do" của "tất cả các dân tộc" cũng là là đạo lí, là chân lí "không ai cối cãi được".

? Người thể hiện rõ thái độ trân trọng, nhưng kiên quyết và tự tin.

Khi viện dẫn lời trong hai bản tuyên ngôn của người Pháp
và người Mỹ để "suy rộng ra" quyền dân tộc, chủ tịch
Hồ Chí Minh gọi những lời đó là gì ? (qua từ ngữ nào?).
Ý nghĩa của cách gọi ấy?

+ Lập luận lô gích, chặt chẽ vừa kiên quyết, khéo léo thông minh và đầy tính chiến đấu.
+ Dùng lời lẽ của cha ông đối thủ để bác bỏ luận điệu xảo trá của đối thủ (dùng thủ thuật "lấy gậy ông đập lưng ông").
+ Đặt ngang hàng ba bản tuyên ngôn, ba nền độc lập, ba dân tộc ->khẳng định tư thế bình đẳng ->thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc.
?Kế thừa xứng đáng tư tưởng cha ông.
?Đóng góp to lớn cho phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

Nhận xét về cách lập luận của Hồ Chí Minh ?
Hãy phân tích sự khéo léo, thông minh ?
II . Phân tích:
2 . Phần 2: (Cơ sở thực tế)
Nghe đọc, đồng thời theo dõi SGK để tìm hiểu xem: Ngoài cơ sở pháp lí, Hồ Chí Minh còn căn cứ trên cơ sở nào để khẳng định quyền độc lập của dân tộc Việt Nam?

II . Phân tích :
2 . Phần 2: (Cơ sở thực tế)
a. Bác bỏ quyền bảo hộ của thực dân pháp:
Tố cáo tội ác:
Để nêu cơ sở thực tế về quyền độc lập của dân tộc,
Hồ Chí Minh đã dùng những luận điểm nào ?
- Bác bỏ quyền bảo hộ của thực dân Pháp.
- Chỉ rõ tư cách độc lập của dân tộc ta.
Hồ Chí Minh bác bỏ quyền bảo hộ của
thực dân Pháp bằng những luận cứ nào?
Bản Tuyên ngôn đã vạch ra tội ác của TD Pháp
ở những mặt nào? Nhận xét về cách tố cáo.
Tố cáo tội ác:
- Về chính trị:
"Chúng tuyệt đối không cho dân ta một chút tự do dân chủ nào.
- Về văn hóa :
"Chúng dùng chính sách ngu dân..", "..."
- Về kinh tế :
"Chúng bóc lột bằng mọi thủ đoạn." , "..."

Nhận xét: Bản chất tàn bạo, dã man của bọn thực dân Pháp đã bị vạch trần một cách hệ thống: luận cứ, luận chứng mạch lạc, logic, cụ thể, đầy đủ và toàn diện.
Vạch trần bản chất bạc nhược, phản bội.
- "Mùa thu 1940, Phát xít Nhật xâm lăng . thì bọn thực dân Pháp quì gối đầu hàng."
- "Ngày 9 tháng 3 năm nay ." chúng lại ..." hoặc là bỏ chạy ."
- " Trong năm năm , chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật".
- " Trước ngày 9 tháng 3. Bọn thực dân Pháp thẳng tay khủng bố Việt Minh .chúng nhẫn tâm giết nốt số tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng" .
? Dẫn chứng cụ thể, chính xác, lời lẽ sắc bén, kết cấu diễn dịch mạch lạc, đoạn văn đã chứng minh tội ác và sự bạc nhược của thực dân Pháp một cách thuyết phục.
Khẳng định, bản chất tàn bạo và hèn hạ ấy đã gây hậu quả nghiêm trọng: "Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu người chết đói".
Ngoài vạch ra bản chất tàn bạo, tham lam của TD Pháp,
tác giả còn luận thêm ở chúng tội gì đối với dân tộc ta ?
Đọc văn bản tác phẩm để tìm những dẫn chứng cụ thể?
Nhận xét về dẫn chứng, lời lẽ của Bác ở đây?
1. Đọc lại đoạn văn :
Từ . "Chúng tuyệt đối không cho dân ta một chút tự do dân chủ nào"..đến " Chúng bóc lột công nhân ta vô cùng tàn nhẫn"
2. -Hãy nhận xét về lời văn , cách sử dụng từ ngữ câu văn của Hồ Chí Minh trong đoạn văn này ?
. Điệp từ " Chúng"
. Điệp kiểu câu " Chúng ..(tội ác) .. Dân ta (Khổ nhục) . Câu song hành .
- Lời văn và cách sử dụng từ ngữ , câu văn như thế có tác dụng gì ?
Có sức mạnh tố cáo to lớn; thể hiện tình cảm nhân đạo sâu sắc.
Tóm lại :
? Lời văn linh hoạt, kết cấu câu song hành, trùng điệp, lô gich, chặt chẽ, nhưng cũng đầy cảm xúc : vừa sôi sục căm thù vừa cháy bỏng yêu thương . Có sức tố cáo mạnh mẽ bọn cướp nước tham lam tàn bạo . Đồng thời thể hiện rõ tấm lòng yêu nước thương dân vô hạn của chủ tịch Hồ Chí Minh .


b. Khẳng định tư cách độc lập của dân tộc Việt Nam.

Chú ý từ ngữ trong các câu văn sau :
.".Tuy vậy , đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ thái độ khoan hồng và nhân đạo . Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ"
. " Sự thật là dân ta đã lấy lại nước ta từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp"..
. " Pháp chạy , Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị" .
. " Chúng tôi tin rằng các nước Đồng Minh .Quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt nam .".
Theo dõi sách giáo khoa, đồng thời nghe đoạn băng tiếp. Theo em, luận điểm thứ hai Hồ Chí Minh nêu lên để khẳng định quyền độc lập của dân tộc Việt Nam là gì?
Tư cách độc lập của dân tộc Việt Nam
được khẳng định qua những ý nào?
b. Khẳng định tư cách độc lập của dân tộc Việt Nam.
- Dân tộc ta nhân hậu và cao thượng .
+ Chứng minh bằng sự kiện cụ thể : "ngày 9 tháng 3."
+ Ba động từ "cứu", "giúp", "bảo vệ" ? nổi bật tấm lòng độ lượng và sự lớn mạnh của dân tộc ta.
- Dân tộc ta có tinh thần tự lực, tự cường ("Dân ta đã lấy lại nước ta từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp".)
- Dân tộc Việt Nam đã" gan góc chống ách nô lệ hơn 80 năm nay" và đã chiến thắng mọi kẻ thù .
- Dân tộc ta đã anh dũng chống phát xít ? đòi hỏi phải đượ�c công nhận quyến độc lập.


- Nghệ thuật trùng điệp, câu văn song hành. Các cụm từ "sự thật", "dân tộc" "độc lập", "tự do". được điệp đi, điệp lại tạo giọng điệu chắc nịch, có giá trị khẳng định sự thật, khơi dậy niềm tin.
- Bằng lối qui nạp, Hồ Chí Minh khẳng định tư cách độc lập của dân tộc Việt Nam.
Nghệ thuật gì nổi bật trong đoạn văn này?
Tóm lại:
Luận đề được đưa ra bằng lí thuyết, chứng minh bằng sự thật đã giải quyết vấn đề ở cả hai hướng hiện thực: chủ quan và khách quan .
Quyền Độc lập Tự do của dân tộc Việt Nam là tất yếu, là sự thật hiển nhiên .
3. Phần 3 : (Lời tuyên bố độc lập)
- Quyền độc lập của dân tộc Việt Nam đã là sự thật.
Câu văn: " Việt nam có quyền hưởng tự do độc lập , và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập" thể hiện sâu sắc niềm tin và niềm tự hào. Độc lập tự do của dân tộc Việt Nam không chỉ là quyền cần có, đòi hỏi phải có, mà đã là sự thật !
- Nhân dân Việt Nam quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập, tự do của dân tộc.
"Toàn thể dân tộc Việt nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng , tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy".
Lời văn như một lời thề thể hiện quyết tâm sắt đá, sẵn sàng xả thân, hy sinh tất cả vì độc lập tự do .

? Bản Tuyên ngôn đã thành lời tuyên chiến hùng hồn và đanh thép với những kẻ nuôi mộng xâm lăng.
Ở phần này, Hồ Chí Minh đã khẳng định vấn đề
với những ý nào ?
Hãy nhận xét về lời văn ở đây?
3. Phần 3 : (Lời tuyên bố độc lập)
III . Chủ đề :
Thông qua lời tuyên bố độc lập đầy sức thuyết phục, Hồ Chí Minh khẳng định ý chí độc lập và tinh thần yêu nước của dân tộc ta .
IV. Kết luận :
- Tuyên ngôn độc lập là văn kiện lịch sử vô giá, là áng văn chính luận mẫu mực .
- Thể hiện tư tưởng lớn, tình cảm lớn , tài năng lớn . của một nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà ngoại giao thiên tài. Kế thừa cha ông trên một đỉnh cao mới trong một hoàn cảnh mới. Sáng ngời chân lí và đạo lí dân tộc .
- Xứng đáng là một " Thiên cổ hùng văn" .

Củng cố - dặn dò:
1. Những điều cần ghi nhớ của bài học hôm nay ?
2. Về nhà tóm tắt bài học theo mẫu sơ đồ vừa xem .
3. Học thuộc phần 1, 3 và các luận cứ cần thiết ở phần 2.
4. Soạn :
- "Lập luận trong văn Nghị luận".
- " Tây tiến" của Quang Dũng .
Tóm tắt bài học.
1. Hoàn cảnh ra đời.
2. Đối tượng và mục đích.
3. Giá trị lịch sử và giá trị văn học .



4. Hệ thống lập luận :

Cơ sở pháp lí : Sự khẳng định về quyền con người trính từ hai bản "tuyên ngôn độc lập" của Mỹ và "tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của Pháp.
Cơ sở thực tế :
+ Tội ác và bản chất bạc nhược hèn nhát của thực dân Pháp.
+ Tư cách Độc lập của dân tộc ta
Lời tuyên bố độc lập: Khẳng định quyền độc lập và ý chí bảo vệ độc lập đến cùng của dân tộc ta.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Việt Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)