Tuần 2. Tuyên ngôn Độc lập
Chia sẻ bởi Phạm Thế Long |
Ngày 09/05/2019 |
45
Chia sẻ tài liệu: Tuần 2. Tuyên ngôn Độc lập thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
I.Tìm hiểu khái quát
Bản “Tuyên ngôn độc lập” được sọan thảo tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội.
Bản “Tuyên ngôn độc lập” được sọan thảo để thông báo nền độc lập của Việt Nam với nhân dân và các nước đế quốc.
Bản “Tuyên ngôn độc lập” vừa mang giá trị pháp lý vừa mang giá trị nhân đạo, giá trị văn chương và giá trị lịch sử.
bố cục tác phẩm
a- Những cơ sơ lí luận để khẳng định quyền tự do, độc lập của đất nước.
B- Những cơ sở thực tiễn để khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc.
c- Lời tuyên bố Độc lập, Tự do sáng ngời chính nghĩa
a- Những cơ sơ lí luận để khẳng định quyền tự do, độc lập của đất nước.
"Tất cả mọi người.mưu cầu hạnh phúc " ( Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 ).
" Người ta sinh ra tự do .về quyền lợi " ( Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791).
Mục đích:
- Làm cơ sở lí luận để khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc.
- Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ rộng lớn của dư luận tiến bộ trên thế giới.
- Muốn cho nhân dân ta và nhân dân thế giới biết: Dân tộc Việt Nam đứng về phía lẽ phải, về phía văn minh của nhân loại.
Cách lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong luận điểm này vừa khéo léo vừa kiên quyết:
- Khéo léo: Tỏ ra trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp và Mĩ.
- Kiên quyết: nhắc nhở họ đừng phản bội lại Tổ quốc mình, đừng làm vấy bùn lên lá cờ nhân đạo của cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp và Mĩ, nếu họ nhất định tiếp tục tấn công xâm lược Việt Nam.
-> Ngoài ra: mở đầu bản " Tuyên ngôn độc lập " của Việt Nam mà nhắc đến hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch sử nhân loại của hai nước lớn như thế thì có nghĩa là đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang hàng nhau, ba bản tuyên ngôn ngang hàng nhau ( Gợi lại niềm tự hào dân tộc trong Nam Quốc Sơn Hà của Lí Thường Kiệt và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ).
-Những cơ sở thực tiễn để khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc.
B
Kết tội một cách khái quát: “ Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do , bình đẳng , bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta, hành động của chúng trái hẳn với truyền thống nhân đạo và chính nghĩa”.
* Đi sâu vào vạch tội kẻ cướp nước:
+ Về chính trị : chúng tuyệt đối không
cho nhân dân ta một chút tự do , dân
chủ nào: “Chúng thẳng tay chém..”,
“ Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của
ta trong những bể máu ”.
Cách lập luận trùng điệp, thể hiện tội ác chồng chất của thực dân Pháp.
+ Về kinh tế:
- Bác cũng kết tội thực dân Pháp từ khái quát đến cụ thể: “ Chúng bóc lột nhân dân ta đến tận xương tuỷ,khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều ”.
- Bác quan tâm đến tất cả hạng người: dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng, chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên được.
Bác muốn tranh thủ khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc bảo vệ nền độc lập.
Tội ác lớn nhất của thực dân Pháp là gây ra nạn đói 1945.
Chúng kể công bảo hộ thì bản tuyên ngôn lên án : trong năm năm chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.
Chúng khẳng định Đông Dương là thuộc địa của chúng thì bản tuyên ngôn nói rõ : Đông Dương đã trở thành thuộc địa của Nhật và nhân dân ta đã đứng lên giành chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ Pháp.
Chúng nhân danh Đồng Minh, tuyên bố Đồng Minh đã thắng Nhật nên chúng có quyền lấy lại Đông Dương thì bản tuyên ngôn vạch rõ : chúng chính là những kẻ phản bội Đồng Minh vì đã dâng hai lần Đông Dương cho Nhật. Chỉ có Việt Minh mới thực sự thuộc phe Đồng Minh vì đã đứng lên đánh Nhật , giải phóng Đông Dương.
Ngoài ra tuyên ngôn còn lên án tội ác dã man và tư cách đê tiện của thực dân Pháp: khi trốn chạy còn tàn sát các chiến sĩ cách mạng trong tù.
-Lời tuyên bố Độc lập, Tự do sáng ngời chính nghĩa
C
“ Một dân tộc đã gan góc...phải được độc lập ”, “ Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do độc lập và thực sự đã trở thành một nước tự do độc lập ”
Thể hiện ý chí độc lập và khát khao tự do của nhân dân qua lời lẽ hùng hồn, đanh thép , đầy tự hào và niềm tin
Đây lời của lãnh tụ HCM, là con người yêu nước số 1 của dân tộc Việt Nam, suốt đời đi tìm hình cho nước. Những đoạn văn tâm huyết đó có tác dụng động viên, khích lệ mạnh mẽ đồng bào cả nước. Tố Hữu đã ghi lại phút giây thiêng liêng đó:
Người đọc tuyên ngôn ...rồi chợt hỏi:
“ Đồng bào nghe tôi nói rõ không ? ”
Ôi câu hỏi, hơn một lời kêu gọi
Rất đơn sơ mà ấm bao lòng!
Cả muôn triệu một lời đáp có
Như Trường Sơn say gió biển Đông
Vâng , Bác nói, chúng con nghe rõ
Mỗi tiếng người mang nặng núi sông.
Qua bản “ tuyên ngôn độc lập ” , người đọc cảm nhận được tấm lòng của Bác thể hiện ở từng câu chữ và nhất là trong giọng văn vừa hùng hồn , vừa thiết tha, đanh thép. Tấm lòng của Bác làm nên chất văn cho tác phẩm ,làm cho bài văn nghị luận không khô khan , khiến tuyên ngôn độc lập không chỉ là văn chính luận mẫu mực mà còn là áng văn làm xúc động lòng người .
Giá trị của tác phẩm
+ Giá trị lịch sử
+ Giá trị văn học
Giá trị lịch sử
Tuyên bố chấm dứt chế
độ PK-TD ở nước ta và
mở ra kỉ nguyên độc
lập, tự do của dân tộc.
Giá trị văn học:
Một bài văn chính
luận ngắn ngọn, súc
tích, lập luận chặt
chẽ, đanh thép, lời lẽ
hùng hồn, đầy sức
thuyết phục.
giá trị nghệ thuật
Tuyên ngôn độc lập là một tác phẩm chính luận mẫu mực, kết cấu chặt chẽ, lí lẽ đanh thép hùng hồn, thấu tình đạt lí. Câu văn ngắn ngọn, trong sáng một cách kỳ lạ, thuyết phục người nghe, người đọc bằng lí lẽ hùng hồn, bằng hình ảnh sinh động.
I.Tìm hiểu khái quát
Bản “Tuyên ngôn độc lập” được sọan thảo tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội.
Bản “Tuyên ngôn độc lập” được sọan thảo để thông báo nền độc lập của Việt Nam với nhân dân và các nước đế quốc.
Bản “Tuyên ngôn độc lập” vừa mang giá trị pháp lý vừa mang giá trị nhân đạo, giá trị văn chương và giá trị lịch sử.
bố cục tác phẩm
a- Những cơ sơ lí luận để khẳng định quyền tự do, độc lập của đất nước.
B- Những cơ sở thực tiễn để khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc.
c- Lời tuyên bố Độc lập, Tự do sáng ngời chính nghĩa
a- Những cơ sơ lí luận để khẳng định quyền tự do, độc lập của đất nước.
"Tất cả mọi người.mưu cầu hạnh phúc " ( Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 ).
" Người ta sinh ra tự do .về quyền lợi " ( Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791).
Mục đích:
- Làm cơ sở lí luận để khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc.
- Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ rộng lớn của dư luận tiến bộ trên thế giới.
- Muốn cho nhân dân ta và nhân dân thế giới biết: Dân tộc Việt Nam đứng về phía lẽ phải, về phía văn minh của nhân loại.
Cách lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong luận điểm này vừa khéo léo vừa kiên quyết:
- Khéo léo: Tỏ ra trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp và Mĩ.
- Kiên quyết: nhắc nhở họ đừng phản bội lại Tổ quốc mình, đừng làm vấy bùn lên lá cờ nhân đạo của cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp và Mĩ, nếu họ nhất định tiếp tục tấn công xâm lược Việt Nam.
-> Ngoài ra: mở đầu bản " Tuyên ngôn độc lập " của Việt Nam mà nhắc đến hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch sử nhân loại của hai nước lớn như thế thì có nghĩa là đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang hàng nhau, ba bản tuyên ngôn ngang hàng nhau ( Gợi lại niềm tự hào dân tộc trong Nam Quốc Sơn Hà của Lí Thường Kiệt và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ).
-Những cơ sở thực tiễn để khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc.
B
Kết tội một cách khái quát: “ Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do , bình đẳng , bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta, hành động của chúng trái hẳn với truyền thống nhân đạo và chính nghĩa”.
* Đi sâu vào vạch tội kẻ cướp nước:
+ Về chính trị : chúng tuyệt đối không
cho nhân dân ta một chút tự do , dân
chủ nào: “Chúng thẳng tay chém..”,
“ Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của
ta trong những bể máu ”.
Cách lập luận trùng điệp, thể hiện tội ác chồng chất của thực dân Pháp.
+ Về kinh tế:
- Bác cũng kết tội thực dân Pháp từ khái quát đến cụ thể: “ Chúng bóc lột nhân dân ta đến tận xương tuỷ,khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều ”.
- Bác quan tâm đến tất cả hạng người: dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng, chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên được.
Bác muốn tranh thủ khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc bảo vệ nền độc lập.
Tội ác lớn nhất của thực dân Pháp là gây ra nạn đói 1945.
Chúng kể công bảo hộ thì bản tuyên ngôn lên án : trong năm năm chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.
Chúng khẳng định Đông Dương là thuộc địa của chúng thì bản tuyên ngôn nói rõ : Đông Dương đã trở thành thuộc địa của Nhật và nhân dân ta đã đứng lên giành chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ Pháp.
Chúng nhân danh Đồng Minh, tuyên bố Đồng Minh đã thắng Nhật nên chúng có quyền lấy lại Đông Dương thì bản tuyên ngôn vạch rõ : chúng chính là những kẻ phản bội Đồng Minh vì đã dâng hai lần Đông Dương cho Nhật. Chỉ có Việt Minh mới thực sự thuộc phe Đồng Minh vì đã đứng lên đánh Nhật , giải phóng Đông Dương.
Ngoài ra tuyên ngôn còn lên án tội ác dã man và tư cách đê tiện của thực dân Pháp: khi trốn chạy còn tàn sát các chiến sĩ cách mạng trong tù.
-Lời tuyên bố Độc lập, Tự do sáng ngời chính nghĩa
C
“ Một dân tộc đã gan góc...phải được độc lập ”, “ Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do độc lập và thực sự đã trở thành một nước tự do độc lập ”
Thể hiện ý chí độc lập và khát khao tự do của nhân dân qua lời lẽ hùng hồn, đanh thép , đầy tự hào và niềm tin
Đây lời của lãnh tụ HCM, là con người yêu nước số 1 của dân tộc Việt Nam, suốt đời đi tìm hình cho nước. Những đoạn văn tâm huyết đó có tác dụng động viên, khích lệ mạnh mẽ đồng bào cả nước. Tố Hữu đã ghi lại phút giây thiêng liêng đó:
Người đọc tuyên ngôn ...rồi chợt hỏi:
“ Đồng bào nghe tôi nói rõ không ? ”
Ôi câu hỏi, hơn một lời kêu gọi
Rất đơn sơ mà ấm bao lòng!
Cả muôn triệu một lời đáp có
Như Trường Sơn say gió biển Đông
Vâng , Bác nói, chúng con nghe rõ
Mỗi tiếng người mang nặng núi sông.
Qua bản “ tuyên ngôn độc lập ” , người đọc cảm nhận được tấm lòng của Bác thể hiện ở từng câu chữ và nhất là trong giọng văn vừa hùng hồn , vừa thiết tha, đanh thép. Tấm lòng của Bác làm nên chất văn cho tác phẩm ,làm cho bài văn nghị luận không khô khan , khiến tuyên ngôn độc lập không chỉ là văn chính luận mẫu mực mà còn là áng văn làm xúc động lòng người .
Giá trị của tác phẩm
+ Giá trị lịch sử
+ Giá trị văn học
Giá trị lịch sử
Tuyên bố chấm dứt chế
độ PK-TD ở nước ta và
mở ra kỉ nguyên độc
lập, tự do của dân tộc.
Giá trị văn học:
Một bài văn chính
luận ngắn ngọn, súc
tích, lập luận chặt
chẽ, đanh thép, lời lẽ
hùng hồn, đầy sức
thuyết phục.
giá trị nghệ thuật
Tuyên ngôn độc lập là một tác phẩm chính luận mẫu mực, kết cấu chặt chẽ, lí lẽ đanh thép hùng hồn, thấu tình đạt lí. Câu văn ngắn ngọn, trong sáng một cách kỳ lạ, thuyết phục người nghe, người đọc bằng lí lẽ hùng hồn, bằng hình ảnh sinh động.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thế Long
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)