Tuần 2. Tuyên ngôn Độc lập
Chia sẻ bởi Trần Thị Lam Giang |
Ngày 09/05/2019 |
41
Chia sẻ tài liệu: Tuần 2. Tuyên ngôn Độc lập thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
Tuyên ngôn độc lập
-Hồ Chí Minh-
Giới thiệu kết cấu bài học:
*Tiết 1:Mục I: Đọc-tìm hiểu chung:
1.Phần "tiểu dẫn" .
2. Đọc văn bản.
3.Thể loại và cách lập luận của tuyên ngôn.
*Tiết 2:Mục II:Đọc-tìm hiểu văn bản :
1.Phần mở đầu: Nêu nguyên lý.
2.Cuộc tranh luận ngầm với luận điệu của thực dân Pháp.
3. Ý chí độc lập và khát khao tự do của nhân dân và tấm lòng cua người viết.
4. Ý nghĩa lịch sử của bản tuyên ngôn:
Mục III: Tổng kết.
Câu hỏi thảo luận:
Tổ 1,2:
Phần mở đầu bản tuyên ngôn có gì độc đáo?
Ý nghĩa và hiệu quả nghệ thuật của cách mở đầu đó?
Tổ 3,4:
Luận điệu của thực dân Pháp nhằm chuẩn bị chiếm lại Việt Nam là gì?
Bản tuyên ngôn đã bác bỏ luận điệu đó như thế nào?
- Phần mở đầu:
_ Nêu nguyên lý:
Quyền bình đẳng , quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả các dân tộc.
_Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ:
+ Bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ(1776).
+ Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791).
- Phần mở đầu:
_ Nêu nguyên lý:
-Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ:
Quyền bình đẳng , quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả các dân tộc.
+ Bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ(1776).
+ Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791).
+ Hồ Chí Minh là người hiểu biết sâu sắc và trân trọng những giá trị tư tưởng ,văn hoá lớn của nhân loại.
+ Ngăn chặn âm mưu xâm lược...
+ Đặt ba cuộc cách mạng ngang bằng nhau, ba nền độc lập ngang bằng nhau.
Nạn đói 1945
Năm Ất Dậu tháng ba còn nhớ mãi.
Giống Lạc Hồng cực trái lắm đau thương!
Những thây ma thất thểu dọc đường,
Rồi ngã gục không đứng lên vì đói!
( Bàng Bá Lân)
Nạn
đói
1945
3 ) Ý chí độc lập và khao khát tự do của nhân dân Việt Nam và tấm lòng của người viết:
“Một dân tộc đã gan góc...phải được độc lập”, “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do độc lập và thực sự đã trở thành một nước tự do độc lập”
Tấm lòng của Bác làm nên chất văn cho tác phẩm
Không chỉ là văn chính luận mẫu mực mà còn là áng văn xúc động lòng người .
4) Giá trị lịch sử của “Tuyên ngôn độc lập “
_ Vừa giải quyết được nhiệm vụ dân tộc, vừa giải quyết được nhiệm vụ dân chủ cho nhân dân, thể hiện rõ tư tưởng: Không có gì quý hơn độc lập tự do.
III) Tổng kết:
Các em cần ghi nhớ:
Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố trước đồng bào trong nước và cả thế giới về việc chấm dứt chế đội thực dân, phong kiến ở nước ta và mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc: kỷ nguyên của độc lập tự do. Tư tưởng lớn lao đó được diễn đạt bằng một văn bản chính luận mẫu mực, mang tính chiến đấu mạnh mẽ, thấm nhuần tinh thần yêu nước nồng nàn và niềm tự hào dân tộc mãnh liệt của tác giả .
Tư liệu về tác giả , tác phẩm :
Bà Hoàng Thị Minh Hồ, vợ ông Trịnh Văn Bô chủ căn nhà số 48 Hàng Ngang, bồi hồi nhớ lại những phút giây lịch sử 62 năm về trước:
… Một hôm, cuối tháng Tám năm 1945, anh Thận (tên gọi thân mật của đồng chí Trường Chinh) đến nói với tôi: “Chị lo một chỗ cho mấy Cụ về”. Thấy vẻ mặt anh Thận khác mọi lần, tôi linh cảm có điều gì quan trọng, nhưng không dám hỏi thêm. Tối hôm đó, có ba người lạ đến, trong đó có một ông cụ dáng cao, người gầy, nhưng đôi mắt rất sáng và vầng trán rộng. Tôi băn khoăn không hiểu ông cụ là ai mà mọi người kính trọng yêu thương như tình cha con trong gia đình lễ giáo vậy! Tôi thầm nghĩ, ông cụ là một người có cương vị tối cao …
Thế rồi trong buổi sáng trọng đại mùa thu năm ấy:… Gần 10h sáng hôm sau, tôi mới vào được khu vực khách mời dự, sát lễ đài. Hai giờ chiều, buổi lễ bắt đầu, tiếng hô to, kéo dài vang vọng: “Chào cờ…”. Cả biển người im phăng phắc. Đoàn quân nhạc cử Quốc ca. Người tôi sởn gai ốc, nước mắt lăn dài trên hai gò má. Dứt tiếng Quốc thiều, mắt đang nhòa lệ, tôi nhìn lên kỳ đài thấy ông cụ - người đã từng ở gác 2 nhà tôi. Đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh đang dõng dạc hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Lời Người nghe như lời non nước vọng lại làm cả biển người đồng thanh hô vang: “Hồ Chủ tịch muôn năm!”. Nước mắt tôi lại trào dâng, cảm giác ngây ngất, nhưng vẫn nghe rõ lời ông cụ đọc. Tôi lại bâng khuâng liên tưởng đến những đêm với tiếng máy chữ của ông cụ gõ trong khuya, tạc lên áng văn rửa nỗi nhục mất nước ngót trăm năm và khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa …
Cảm nhận của thế hệ thanh niên ngày nay:
Ngày nay đất nước ta đã lớn mạnh hơn gấp nhiều lần; Việt Nam đã trở thành một quốc gia có uy tín trên trường quốc tế. Kỷ niệm 62 năm ngày Quốc khánh 2-9, mỗi người Việt Nam dù đang bất kỳ nơi đâu, ngay trong lòng đất mẹ hoặc ở xa Tổ quốc, cũng không khỏi xúc động bồi hồi, khi nhớ lại khí thế đầy hào hùng, sôi sục và náo nức của những ngày đầu cách mạng, đặc biệt là ngày Quốc khánh 2-9-1945 lịch sử, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất lên giọng nói ấm áp của Người, đọc Tuyên ngôn 2-9, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Và trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam, tinh thần của ngày Quốc khánh 2-9 sẽ đời đời bất diệt.
( Trích báo “Tuổi trẻ”).
Quảng trường
Ba Đình
ngày 2-9-1945
- Ảnh tư liệu
.
Quảng trường Ba Đình ngày nay
-Hồ Chí Minh-
Giới thiệu kết cấu bài học:
*Tiết 1:Mục I: Đọc-tìm hiểu chung:
1.Phần "tiểu dẫn" .
2. Đọc văn bản.
3.Thể loại và cách lập luận của tuyên ngôn.
*Tiết 2:Mục II:Đọc-tìm hiểu văn bản :
1.Phần mở đầu: Nêu nguyên lý.
2.Cuộc tranh luận ngầm với luận điệu của thực dân Pháp.
3. Ý chí độc lập và khát khao tự do của nhân dân và tấm lòng cua người viết.
4. Ý nghĩa lịch sử của bản tuyên ngôn:
Mục III: Tổng kết.
Câu hỏi thảo luận:
Tổ 1,2:
Phần mở đầu bản tuyên ngôn có gì độc đáo?
Ý nghĩa và hiệu quả nghệ thuật của cách mở đầu đó?
Tổ 3,4:
Luận điệu của thực dân Pháp nhằm chuẩn bị chiếm lại Việt Nam là gì?
Bản tuyên ngôn đã bác bỏ luận điệu đó như thế nào?
- Phần mở đầu:
_ Nêu nguyên lý:
Quyền bình đẳng , quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả các dân tộc.
_Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ:
+ Bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ(1776).
+ Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791).
- Phần mở đầu:
_ Nêu nguyên lý:
-Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ:
Quyền bình đẳng , quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả các dân tộc.
+ Bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ(1776).
+ Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791).
+ Hồ Chí Minh là người hiểu biết sâu sắc và trân trọng những giá trị tư tưởng ,văn hoá lớn của nhân loại.
+ Ngăn chặn âm mưu xâm lược...
+ Đặt ba cuộc cách mạng ngang bằng nhau, ba nền độc lập ngang bằng nhau.
Nạn đói 1945
Năm Ất Dậu tháng ba còn nhớ mãi.
Giống Lạc Hồng cực trái lắm đau thương!
Những thây ma thất thểu dọc đường,
Rồi ngã gục không đứng lên vì đói!
( Bàng Bá Lân)
Nạn
đói
1945
3 ) Ý chí độc lập và khao khát tự do của nhân dân Việt Nam và tấm lòng của người viết:
“Một dân tộc đã gan góc...phải được độc lập”, “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do độc lập và thực sự đã trở thành một nước tự do độc lập”
Tấm lòng của Bác làm nên chất văn cho tác phẩm
Không chỉ là văn chính luận mẫu mực mà còn là áng văn xúc động lòng người .
4) Giá trị lịch sử của “Tuyên ngôn độc lập “
_ Vừa giải quyết được nhiệm vụ dân tộc, vừa giải quyết được nhiệm vụ dân chủ cho nhân dân, thể hiện rõ tư tưởng: Không có gì quý hơn độc lập tự do.
III) Tổng kết:
Các em cần ghi nhớ:
Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố trước đồng bào trong nước và cả thế giới về việc chấm dứt chế đội thực dân, phong kiến ở nước ta và mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc: kỷ nguyên của độc lập tự do. Tư tưởng lớn lao đó được diễn đạt bằng một văn bản chính luận mẫu mực, mang tính chiến đấu mạnh mẽ, thấm nhuần tinh thần yêu nước nồng nàn và niềm tự hào dân tộc mãnh liệt của tác giả .
Tư liệu về tác giả , tác phẩm :
Bà Hoàng Thị Minh Hồ, vợ ông Trịnh Văn Bô chủ căn nhà số 48 Hàng Ngang, bồi hồi nhớ lại những phút giây lịch sử 62 năm về trước:
… Một hôm, cuối tháng Tám năm 1945, anh Thận (tên gọi thân mật của đồng chí Trường Chinh) đến nói với tôi: “Chị lo một chỗ cho mấy Cụ về”. Thấy vẻ mặt anh Thận khác mọi lần, tôi linh cảm có điều gì quan trọng, nhưng không dám hỏi thêm. Tối hôm đó, có ba người lạ đến, trong đó có một ông cụ dáng cao, người gầy, nhưng đôi mắt rất sáng và vầng trán rộng. Tôi băn khoăn không hiểu ông cụ là ai mà mọi người kính trọng yêu thương như tình cha con trong gia đình lễ giáo vậy! Tôi thầm nghĩ, ông cụ là một người có cương vị tối cao …
Thế rồi trong buổi sáng trọng đại mùa thu năm ấy:… Gần 10h sáng hôm sau, tôi mới vào được khu vực khách mời dự, sát lễ đài. Hai giờ chiều, buổi lễ bắt đầu, tiếng hô to, kéo dài vang vọng: “Chào cờ…”. Cả biển người im phăng phắc. Đoàn quân nhạc cử Quốc ca. Người tôi sởn gai ốc, nước mắt lăn dài trên hai gò má. Dứt tiếng Quốc thiều, mắt đang nhòa lệ, tôi nhìn lên kỳ đài thấy ông cụ - người đã từng ở gác 2 nhà tôi. Đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh đang dõng dạc hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Lời Người nghe như lời non nước vọng lại làm cả biển người đồng thanh hô vang: “Hồ Chủ tịch muôn năm!”. Nước mắt tôi lại trào dâng, cảm giác ngây ngất, nhưng vẫn nghe rõ lời ông cụ đọc. Tôi lại bâng khuâng liên tưởng đến những đêm với tiếng máy chữ của ông cụ gõ trong khuya, tạc lên áng văn rửa nỗi nhục mất nước ngót trăm năm và khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa …
Cảm nhận của thế hệ thanh niên ngày nay:
Ngày nay đất nước ta đã lớn mạnh hơn gấp nhiều lần; Việt Nam đã trở thành một quốc gia có uy tín trên trường quốc tế. Kỷ niệm 62 năm ngày Quốc khánh 2-9, mỗi người Việt Nam dù đang bất kỳ nơi đâu, ngay trong lòng đất mẹ hoặc ở xa Tổ quốc, cũng không khỏi xúc động bồi hồi, khi nhớ lại khí thế đầy hào hùng, sôi sục và náo nức của những ngày đầu cách mạng, đặc biệt là ngày Quốc khánh 2-9-1945 lịch sử, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất lên giọng nói ấm áp của Người, đọc Tuyên ngôn 2-9, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Và trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam, tinh thần của ngày Quốc khánh 2-9 sẽ đời đời bất diệt.
( Trích báo “Tuổi trẻ”).
Quảng trường
Ba Đình
ngày 2-9-1945
- Ảnh tư liệu
.
Quảng trường Ba Đình ngày nay
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Lam Giang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)