Tuần 2. Tuyên ngôn Độc lập
Chia sẻ bởi Đoàn Hương |
Ngày 09/05/2019 |
46
Chia sẻ tài liệu: Tuần 2. Tuyên ngôn Độc lập thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
Tuyên
Ngôn
độc
Lập
I. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Thế giới: Chiến tranh thế giới II kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh
- Trong nước: Cách mạng tháng tám thành công, nhân dân nổi dậy dành chính quyền, các nước đế quốc đang nhòm ngó ngoài biên ải
- Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đinh người đọc bản TNĐL
- Ngày 26/8 từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn nhà 48 hàng Ngang người viết bản TNĐL
2. Đối tượng, mục đích, các giá trị
- Đối tượng: Đồng bào cả nước, nhân dân thế giới, bọn đế quốc thực dân
- Mục đích:
Khẳng định nền độc lập của dân tộc
Phủ định lí lẽ của bọn xâm lược trước dư luận thế giới
- Giá trị:
+ Văn kiện lịch sử vô giá
+ áng văn chính luận mẫu mực
II. Đọc hiểu văn bản
1. Bố cục:
- Phần 1: Hỡi đồng bào....không ai chối cãi được --> Cơ sở pháp li
- Phần 2: Thế mà...phải được độc lập --> Cơ sở thực tiễn
- Phần 3: Còn lại --> Tuyên bố độc lập
3 phần
2. Phân tích
a. Cơ sở pháp lí
Mở đầu tác giả nêu nguyên lí mang tính phổ quát: tất cả mọi người và các dân tộc đều có quyền được bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc
--> Nêu vấn đề bằng cách gián tiếp, Bác trích dẫn lời văn từ hai tác phẩm: Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ (1776); Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp( 1791).
- Cách mở đầu sáng tạo, tự nhiên, độc dáo vừa khéo léo, vừa kiên quyết mang lại nhiều ý nghĩa
=> Cách đặt vấn đề vừa khéo léo vừa kiên quyết, lập luận chặt chẽ, khắng định: tụ do độc lập là quyền tự nhiên của các dân tộc
b. Cơ sở thực tiễn
*Tố cáo tội ác và bóc trần bản chất hèn hạ
+ Tội ác
Chính trị: tước đoạt tự do dân chủ..
Văn hoá: dùng chính sách ngu dân
Kinh tế: bóc lột, thuế khoá...
+ Bản chất bạc nhược, phản bội: Hai lần
bán nước ta cho Nhật
Các thủ pháp nghệ thuật
+ Điệp từ : chúng
+ Liệt kê: về chính trị, về kinh tế
+ Câu văn giàu hình ảnh: chúng tắm các cuộc..
? Tóm lại với cách lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, lời văn giàu cảm xúc vừa sục sôi căm giận vừa cháy bỏng yêu thương HCM đã viết nên bản cáo trạng đanh thép về tội ác quân xâm lược qua đó thể hiện lòng yêu nước thương dân vô hạn của Bác
* Khẳng định tư cách độc lập của dân tộc Việt Nam
+ Dân tộc ta nhân hậu và cao thượng
+ Ta đã lấy lại nước từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp
+ Nhân dân ta đã kiên trì đấu tranh và nổi dậy dành chính quyền
* Các thông điệp
Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp
Kêu gọi nhân dân VN đoàn kết chống lại âm mưu của Pháp
Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền tự do độc lập của dân tộc VN
c. Lời tuyên bố độc lập
- HCM khẳng định:
+ Quyền độc lập của dân tộc VN là sự thật
+ Nhân dân VN quyết tâm bảo vệ đến cùng tự do độc lập của dân tộc
=> Lời tuyên bố hùng hồn và đanh thép
III. Kết luận
- TNĐL là một văn kiện lịch sử vô giá, tác phẩm văn chính luận mẫu mực
- Tác phẩm xứng đáng là " Thiên cổ hùng văn"
- TNĐL là kết tinh của một tư tưởng lớn, tình cản lớn, tài năng lớn; sáng ngời chân lí và đạo lí dân tộc
Bài tập: Suy nghĩ của em về cách mở đầu bản TNĐL của HCM
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Hương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)