Tuần 2. Tuyên ngôn Độc lập
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Dung |
Ngày 09/05/2019 |
32
Chia sẻ tài liệu: Tuần 2. Tuyên ngôn Độc lập thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
Giáo án Đọc văn
Người soạn: Nguyễn Thị Tố Nga
Tổ văn - Trường THPT Nguyễn Gia Thiều
Giáo án Đọc văn
Người soạn: Nguyễn Thị Tố Nga
Tổ văn - Trường THPT Nguyễn Gia Thiều
Đọc văn
TUyên ngôn độc lập
Hồ Chí Minh
Ngày lễ tuyên ngôn Độc lập 2-9-1945
Em hãy giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
Tuyên ngôn Độc lập
Đọc văn
Tuyên ngôn độc lập
Hồ Chí Minh
I. Tiểu dẫn
1. Hoàn cảnh sáng tác
*Được soạn thảo tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang. Ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình
* Hoàn cảnh lịch sử: Dân tộc ta vừa giành được độc lập nhưng bọn đế quốc, thực dân lại đang âm mưu chuẩn bị chiếm lại nước ta một lần nữa.
Bản Tuyên ngôn Độc lập có giá trị gì?
Đọc văn
Tuyên ngôn độc lập
Hồ Chí Minh
I. Tiểu dẫn
1. Hoàn cảnh sáng tác
2. Giá trị
* Lịch sử
* Văn học:
Văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn và đầy sức thuyết phục.
Hãy tóm tắt ngắn gọn bản
Tuyên ngôn Độc lập.
3. Tóm tắt
Mọi người, mọi dân tộc đều có quyền hưởng tự do, độc lập và hạnh phúc. Chân lí ấy đã được thừa nhận trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mĩ, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791.
Thế nhưng thực dân Pháp đã chà đạp lên những lẽ phải đó. Hơn thế nữa, chúng còn đầu hàng nhục nhã và dâng nước ta cho giặc Nhật. Nhân dân ta đã vùng dậy đấu tranh, đứng về phe đồng minh chống phát xít Nhật, thành lập nước Việt nam dân chủ cộng hoà.
Bởi vậy Việt Nam xứng đáng được hưởng độc lập tự do và thực sự đã là một nước độc lập tự do. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết hi sinh đến cùng để giữ vững quyền độc lập, tự do ấy.
II. Đọc hiểu
Bác Hồ đọc tuyên ngôn Độc lập
Trình bày hệ thống lập luận của bản Tuyên ngôn.
_
II. Đọc hiểu
1. Hệ thống lập luận: Chặt chẽ ,lô gic
* Mở đầu: Nêu nguyên lí chung: Tất cả mọi người và các dân tộc đều có quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
* Chứng minh nguyên lí: Thực dân Pháp đã làm trái nguyên lí; nhân dân ta làm đúng nguyên lí: Đối xử nhân đạo với người Pháp, đã đứng lên giành chính quyền từ tay giặc Nhật để lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
*Tuyên ngôn:Tuyên bố quyền độc lập, tự do, kêu goi nhân dân thế giới ủng hộ, dẫn đến lời tuyên bố cuối cùng.
? Từ nguyên lí chung làm cơ sở lí luận, dẫn đến những thực tế cần chứng minh để cuối cùng đi đến phần tuyên ngôn- cáI đích, luận điểm kết luận của bàI viết.
Em có nhận xét gì về cách mở đầu bản
Tuyên ngôn? Phân tích ý nghĩa và hiệuquả nghệ thuật của cách nêu vấn đề ấy.
2. Phần mở đầu
* Trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp.
- Hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng, là chân lí khách quan, là lẽ phải không thể chối cãi.
- Vừa đề cao truyền thống bình đẳng nhân đạo,Tư tưởng tiến bộ của người Mĩ và người Pháp; vừa là lời cảnh tỉnh đối với đế quốc Mĩ và thực dân Pháp.
- Tự hào dân tộc
* Mở rộng và phát triển quyền bình đẳng, tự do của con người thành quyền bình đẳng tự do của các dân tộc trên thế giới.
?Cách mở đầu vừa bất ngờ,chặt chẽ ,lôi cuốn
Nguyªn lÝ vÒ ®éc lËp tù do ®îc chøng minh ë
phÇn sau nh thÓ nµo?
3. Phần thứ hai: Chứng minh nguyên lí
a. Thực dân Pháp: Làm trái lẽ phải
* Chính trị:Thủ tiêu quyền tự do, thi hành chính sách ngu dân, đàn áp khởi nghĩa, đầu độc dân tộc.
* Kinh tế:Bóc lột dân ta, nắm giữ các ngànhkinh tế then chốt, kìm hãm sự phát triển của tư sản dân tộc
* Năm năm : Hai lần bán nước ta cho giặc Nhật.
Hành động: Hèn nhát, phản động.
b.Nhân dân Việt Nam:
* Nhân đạo giúp đỡ người Pháp
* Dũng cảm chống Nhật,giành độc lập, lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.
Em c¶m nhËn ®îc g× qua lêi tuyªn ng«n ë phÇn kÕt?
4. Phần kết
*Khẳng định:dân tộc Việt Nam có quyền hưởng độc lập, tự do và sự thât đã trở thành một nước độc lập tự do cũng như quyết tâm bảo vệ độc lập tự do ấy.
?Âm điệu hào hùng, lời lẽ đanh thép, tràn đầy tự hào và niềm tin thể hiện tấm lòng người
con yêu nước nồng nàn.
* Tranh thủ sự ủng hộ của thế giới.
?Tầm nhìn xa trông rộng của một trí tuệ lớn.
T×m hiÓu nghÖ thuËt nghÞ luËn mÉu mùc cña b¶n tuyªn ng«n
5. Những nét đặc sắc về nghệ thuật
* lập luận chặt chẽ
* Luận điểm xác đáng, có sức thuyết phục
* Lời lẽ đanh thép, giọng văn hùng biện
Ghi nhớ
Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố trước đồng bào trong nước và cả thế giớivề việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta và mở một kỉ nguyên mới cho dân tộc: kỉ nguyên của Độc lập, Tự do. Tư tưởng lớn lao đó được diễn đạt bằng một bài văn chính luận mẫu mực mang tính chiến đấu mạnh mẽ và sức thuyết phục cao, thấm nhuần tinh thần yêu nước nồng nàn và niềm tự hào dân tộc mãnh liệt của tác giả.
Luyện tập
Bài tập 1.
Những yếu tố tạo nên sức thuyết phục cao của bản Tuyên ngôn:
* Tư tưởng lớn thể hiện ở lập trường chính nghĩa, nguyên lí đúng đắn,ý chí quyết tâm giành và giữ lấy độc lập, tự do của dân tộc.
* Nghệ thuật cao
* Tấm lòng người viết tạo nên chất văn của tác phẩm, cảm hoá mạnh mẽ người đọc, người nghe.
Xin chân thành cảm ơn
thầy cô và các em.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Dung
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)