Tuần 2. Tuyên ngôn Độc lập

Chia sẻ bởi Hà Huyền Hoài Hà | Ngày 09/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Tuần 2. Tuyên ngôn Độc lập thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

2010
Giáo viên: Hà Huyền Hoài Hà
Trường THPT Vân Canh
* Kiểm tra bài cũ:

Trình bày những hiểu biết của em về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ?
* Đáp án:
Tiết 4: Tuyên ngôn độc lập
- Hồ Chí Minh-
PHẦN I : TÁC GIẢ
I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ:
(1890 - 1969)

Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung, tên chữ là ( Nguyễn ) Tất Thành. Bút danh thường ký là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh , X.Y.Z, và C.B và Trần Lực…
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam , là lãnh tụ kính mến của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, là nhà văn lớn, danh nhân văn hóa của thế giới.
PHẦN I: TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH
I. Vài nét về tiểu sử:
- Thời đại: đất nước nô lệ lầm than, bế tắc trước con đường cứu nước.
Tranh biếm họa của Nguyễn Ái Quốc cho tờ Le Paria, đời sống người dân dưới ách thống trị của thực dân Pháp
- Quê hương: Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An (yêu nước, cần cù, bất khất, hiếu học, địa linh nhân kiệt).
I. Vài nét về tiểu sử:

- Gia đình: trí thức Nho học giàu lòng yêu nước thương dân, tài hoa (Cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - Tri huyện Bình Khê, mẹ là Hoàng Thị Loan).


- Bản thân:thông minh, yêu nước, tư tưởng tiến bộ.
* Các giai đoạn chính:
+ Từ nhỏ - 1911 : ở với gia đình, đi học, dạy học. Năm 1911 ra đi tìm đường cứu nước.
+ 1911 - 1940 : hoạt động cách mạng ở nước ngoài.
+ 1941 - 1969: về nước tiếp tục hoạt động cách mạng.
+ 1942 - 1943 : bị Tưởng Giới Thạch bắt giam.
+ 1945 - 1969 : chủ tịch nước, lãnh đạo nhân dân chống Pháp - Mỹ.
I. Vài nét về tiểu sử:

Chính những nhân tố trên đã hun đúc cho đất nước ta một con người, một tầm vóc vĩ đại Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC:
1. Lý do:
- Do hoàn cảnh thôi thúc, do nhiệm vụ cách mạng yêu cầu.
- Môi trường xã hội, thiên nhiên gợi cảm.
- Tài năng nghệ thuật, tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, yêu thích cái Đẹp .
-> Hồ Chí Minh sáng tác nhiều tác phẩm văn học có giá trị.
Hồ Chí Minh quan niệm sáng tác văn học nghệ thuật
như thế nào? Quan điểm sáng tác văn học của Người có gì
giống và khác các nhà văn giai đoạn trước?
2. Quan điểm sáng tác :
- Bác xem văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.
- Nhà văn phải ở giữa cuộc đời, góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội. Nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
- Văn chương phải có tính chân thật và tính dân tộc, lấy đề tài trong cuộc sống, lấy gương những người tốt việc tốt thể hiện được tinh thần dân tộc được nhân dân yêu thích.
- Văn học trong thời đại cách mạng phải coi trọng đối tượng phục vụ. Do đó khi viết, Bác thường đặt câu hỏi : Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Và viết như thế nào?
3. Di sản văn học:
3.1 Văn chính luận:
3.1.1 Tác phẩm tiêu biểu:
- Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)
- Tuyên ngôn độc lập (1945)
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
3.1.2 Nội dung :
Tố cáo tội ác của thực dân Pháp; phản ánh nỗi khổ của người dân bản xứ thuộc địa; tuyên bố nền độc lập tự do, nêu những vấn đề có tính thời sự; lời căn dặn thiết tha, chân tình vừa mang tính chiến lược, vừa thấm đượm tình yêu thương con người.
Bác để lại cho chúng ta những áng văn chính luận tiêu biểu
nào? Nêu nội dung và nghệ thuật nổi bật của những áng văn
chính luận đó?
3.1.3 Nghệ thuật :
Bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá; giàu tính luận chiến phù hợp với từng đối tượng . . .

3. Di sản văn học:
3.2 Truyện và kí:
3.2.1 Tác phẩm tiêu biểu:
- Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922)
- Vi hành (1923)
- Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu (1925)

Bác để lại cho chúng ta những tác phẩm truyện và kí
tiêu biểu nào? Nêu nội dung và nghệ thuật nổi bật của
những truyện và kí đó?

3. Di sản văn học:
3.2 Truyện và kí:
3.2.1 Tác phẩm tiêu biểu:
3.2.2 Nội dung: Lên án vạch trần bộ mặt đê hèn bọn thực dân phong kiến.
3.2.2 Nghệ thuật :
- Ngôn ngữ sắc sảo, giọng văn đa dạng (khi hùng hồn, lúc bi tráng, khi đả kích.)
Lối kể chuyện có duyên, bất ngờ,
linh hoạt, hấp dẫn.
- Kết cấu sáng tạo, giàu chất trí tuệ, hiện đại.

3.3. Thơ ca :
3.3.1. Tập thơ "Nhật kí trong tù" : (133 bài - viết 8.42 -> 8.43)
* Nội dung :
- Hiện thực về chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch.
- Bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh.
* Nghệ thuật :
- Bút pháp cổ điển - hiện đại
Ngôn ngữ hàm súc,
uyên thâm.
Giọng điệu
đa dạng .
3.3. Thơ ca :
3.3.1. Tập thơ "Nhật kí trong tù" : (133 bài - viết 8.42 -> 8.43)
3.3.2. Thơ kháng chiến :
* Tác phẩm tiêu biểu :
- Ca sợi chỉ,.
- Nguyên tiêu, .
* Nội dung :
Là những vần cảm tác mang niềm tự hào dân tộc, tinh thần lạc quan cách mạng, lòng yêu nước quyết tâm dành độc lập, tự do.
* Nghệ thuật :
Phong phú về thể loại; lời lẽ chân tình , giản dị; cổ thi - hiện đại.
4. Phong cách nghệ thuật :
- Trong sáng, hàm súc, ngắn gọn, dễ hiểu.
- Sắc sảo, giàu tri thức văn hoá, gắn lý luận với thực tiễn.
- Giọng điệu biến đổi linh hoạt.
- Từ tư tưởng đến hình thức nghệ thuật luôn có sự vận động tự nhiên, khoẻ khắn, hướng về ánh sáng, tự do, sự sống.
Hãy trình bày phong cách nghệ thuật nổi bật của Bác?
C. Tổng kết:

"Văn - Người" là tinh hoa của dân tộc.
* Ghi nhớ: Sách giáo khoa trang ?.
 Toùm taét vaø thuoäc caùc daãn chöùng quan troïng veà caùc nhaân vaät chính (Traøng, Thò, Baø cuï Töù …)
 Laøm caùc baøi taäp trang ? - Sgk.
 Soaïn baøi: “Giöõ gìn söï trong saùng cuûa tieáng Vieät”.
* Dặn dò:
Cảm ơn quý thầy cô và các em đã theo dõi bài giảng này !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Huyền Hoài Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)