Tuần 2. Tuyên ngôn Độc lập

Chia sẻ bởi Đào Minh Trung | Ngày 09/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Tuần 2. Tuyên ngôn Độc lập thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Hồ Chí Minh
Tuyên ngôn
Độc lập
I . TIỂU DẪN
1 . Hoàn cảnh ra đời :
- Ngày 19 tháng 8 năm 1945, chính quyền về tay nhân dân.
- Ngày 26 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh từ chiến khu việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Tại 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội, Người soạn thảo Tuyên ngôn độc lập.
- Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào cả nước người đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tình hình chính trị phức tạp.
- Phía Bắc quân đội Tưởng Giới Thạch và Đế quốc Mỹ tiến vào.
- Phía Nam Pháp nấp sau đồng minh Anh tiến vào.
- Trong nước bọn phản cách mạng chờ cơ hội lật chính quyền.

Đối tượng và mục đích
Đồng bào và
nhân dân thế giới
Đế quốc
Anh - Pháp - Mỹ
Tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam độc lập
Tranh luận - bác bỏ luận điệu xảo trá.
Các giá trị của tác phẩm
Giá trị lịch sử
Giá trị văn học

Là văn kiện lịch sử
vô giá:

Là áng văn chính luận
mẫu mực :
Chấm dứt
trên 1000 năm
phong kiến
Chấm dứt
trên 80 năm
thuộc Pháp
Mở ra
kỷ nguyên
HB - ĐL
Lập luận
chặt chẽ
Lý lẽ
đanh thép
Chứng cớ
hùng hồn
I.Đọc hiểu văn bản:
1.Phần 1: Đặt vấn đề:
Tuyên bố trước đồng bào và thế giới
Quyền tự do
Quyền bình đẳng
Quyền lợi con người
Quyền lợi dân tộc
Đóng góp to lớn cho phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.
I.Đọc hiểu văn bản:
1.Phần 1: Đặt vấn đề:
LËp luËn chÆt chÏ, lý lÏ l« gÝc, ®Çy søc thuyÕt
phôc, tÝnh chiÕn ®Êu m¹nh mÏ
Trích dẫn hai bản tuyên ngôn nhằm đề cao truyền thống bình đẳng, nhân đạo, tư tưởng dân chủ của hai nước Mĩ và Pháp. Đồng thời nhắc nhở họ đừng vi phạm vào những gì họ đã đề ra.
- Đặt ba nền độc lập, ba bản tuyên ngôn ngang
hàng nhau
2.Phần 2: Giải quyết vấn đề
a.Vạch trần bản chất thật của thực dân pháp:
-Không cho nhân dân tự do dân chủ
-Ngăn cản đoàn kết
- Khủng bố dã man
-Chính sách ngu dân.....
- Bóc lột, vơ vét của cải của nhân dân
- Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý
- Bóc lột công nhân và các nhà tư sản
- Bán nước ta hai lần cho Nhật
- Trước khi bỏ chạy còn giết nốt số đông tù chính trị của ta trong các nhà tù thực dân.
Tố cáo tội ác:
- Về chính trị:
"Chúng tuyệt đối không cho dân ta một chút tự do dân chủ nào.
- Về văn hóa :
"Chúng dùng chính sách ngu dân..", "..."
- Về kinh tế :
"Chúng bóc lột bằng mọi thủ đoạn." , "..."

Nhận xét:
Bản chất tàn bạo, dã man của bọn thực dân Pháp đã bị vạch trần một cách hệ thống: luận cứ, luận chứng mạch lạc, logic, cụ thể, đầy đủ và toàn diện.
Vạch trần bản chất bạc nhược, phản bội.
- "Mùa thu 1940, Phát xít Nhật xâm lăng . thì bọn thực dân Pháp quì gối đầu hàng."
- "Ngày 9 tháng 3 năm nay ." chúng lại ..." hoặc là bỏ chạy ."
- " Trong năm năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật".
- " Trước ngày 9 tháng 3. Bọn thực dân Pháp thẳng tay khủng bố Việt Minh .chúng nhẫn tâm giết nốt số tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng" .
? Dẫn chứng cụ thể, chính xác, lời lẽ sắc bén, kết cấu diễn dịch mạch lạc, đoạn văn đã chứng minh tội ác và sự bạc nhược của thực dân Pháp một cách thuyết phục.
Khẳng định, bản chất tàn bạo và hèn hạ ấy đã gây hậu quả nghiêm trọng: "Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu người chết đói".
Tóm lại :
? Lời văn linh hoạt, kết cấu câu song hành, trùng điệp, lô gich, chặt chẽ, nhưng cũng đầy cảm xúc : vừa sôi sục căm thù vừa cháy bỏng yêu thương . Có sức tố cáo mạnh mẽ bọn cướp nước tham lam tàn bạo . Đồng thời thể hiện rõ tấm lòng yêu nước thương dân vô hạn của chủ tịch Hồ Chí Minh .


2.Phần 2: Giải quyết vấn đề
b.Những việc làm của nhân dân và sự thật lịch sử
Nhân dân
Kêu gọi người Pháp liên minh chống Nhật
Giữ một thái độ khoan hồng nhân đạo
Nhân dân nổi dậy giành chính quyền từ tay Nhật
Một dân tộc gan góc, anh dũng, kiên cường, là người đồng tình với đồng minh.
.".Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ thái độ khoan hồng và nhân đạo . Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ"
. " Sự thật là dân ta đã lấy lại nước ta từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp"..
. " Pháp chạy , Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị" .
. " Chúng tôi tin rằng các nước Đồng Minh . Quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt nam .".
- Dân tộc ta nhân hậu và cao thượng .
+ Chứng minh bằng sự kiện cụ thể : "ngày 9 tháng 3."
+ Ba động từ "cứu", "giúp", "bảo vệ" ? nổi bật tấm lòng độ lượng và sự lớn mạnh của dân tộc ta.
- Dân tộc ta có tinh thần tự lực, tự cường ("Dân ta đã lấy lại nước ta từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp".)
- Dân tộc Việt Nam đã" gan góc chống ách nô lệ hơn 80 năm nay" và đã chiến thắng mọi kẻ thù .
- Dân tộc ta đã anh dũng chống phát xít ? đòi hỏi phải đượ�c công nhận quyến độc lập.


- Nghệ thuật trùng điệp, câu văn song hành. Các cụm từ "sự thật", "dân tộc" "độc lập", "tự do". được điệp đi, điệp lại tạo giọng điệu chắc nịch, có giá trị khẳng định sự thật, khơi dậy niềm tin.
- Bằng lối qui nạp, Hồ Chí Minh khẳng định tư cách độc lập của dân tộc Việt Nam.
Tóm lại:
Luận đề được đưa ra bằng lí thuyết, chứng minh bằng sự thật đã giải quyết vấn đề ở cả hai hướng hiện thực: chủ quan và khách quan .
Quyền Độc lập Tự do của dân tộc Việt Nam là tất yếu, là sự thật hiển nhiên .
- Quyền độc lập của dân tộc Việt Nam đã là sự thật.
Câu văn: " Việt nam có quyền hưởng tự do độc lập , và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập" thể hiện sâu sắc niềm tin và niềm tự hào. Độc lập tự do của dân tộc Việt Nam không chỉ là quyền cần có, đòi hỏi phải có, mà đã là sự thật !
- Nhân dân Việt Nam quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập, tự do của dân tộc.
"Toàn thể dân tộc Việt nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng , tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy".
Lời văn như một lời thề thể hiện quyết tâm sắt đá, sẵn sàng xả thân, hy sinh tất cả vì độc lập tự do .

? Bản Tuyên ngôn đã thành lời tuyên chiến hùng hồn và đanh thép với những kẻ nuôi mộng xâm lăng.
3. Phần 3 : (Lời tuyên bố độc lập)
Tóm tắt bài học.
1. Hoàn cảnh ra đời.
2. Đối tượng và mục đích.
3. Giá trị lịch sử và giá trị văn học .



4. Hệ thống lập luận :

Cơ sở pháp lí : Sự khẳng định về quyền con người trính từ hai bản "tuyên ngôn độc lập" của Mỹ và "tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của Pháp.
Cơ sở thực tế :
+ Tội ác và bản chất bạc nhược hèn nhát của thực dân Pháp.
+ Tư cách Độc lập của dân tộc ta
Lời tuyên bố độc lập: Khẳng định quyền độc lập và ý chí bảo vệ độc lập đến cùng của dân tộc ta.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Minh Trung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)