Tuần 2. Tuyên ngôn Độc lập

Chia sẻ bởi Lê Phương Thảo | Ngày 09/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Tuần 2. Tuyên ngôn Độc lập thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Tiết 1: Tác giả
Company Logo
www.themegallery.com
PHẦN 1:
Tác giả Hồ Chí Minh
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
PHẦN 2:
Tác phẩm
Phần 1: TÁC GiẢ
HỒ CHÍ MINH
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ
I. Tiểu sử:
Sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước.
Quê ở làng Kim Liên (làng Sen), nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thân phụ: cụ Nguyễn Sinh Sắc.
Thời trẻ Người học chữ Hán ở nhà, sau đó học ở trường Quốc Học Huế , có một thời gian ngắn dạy học ở trường Dục Thanh - một trường học của tổ chức yêu nước ở Phan Thiết.
Ngày 5/6/1911, tại bến Cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
Năm 1911, Người gửi tới Hội nghị hòa bình ở Vecxai (Pháp) bản Yêu sách của nhân dân An Nam, kí tên là Nguyễn Ái Quốc.
Năm 1920, Người dự Đại hội Tua và trở thành một trong những thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Từ 1923-1941, Người hoạt động chủ yếu ở Liên Xô, Trung Quốc và Thái Lan.
Năm 1925, Người tham gia thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội, Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông và chủ trì hội nghị thống nhất các tổ chức Cộng sản ở trong nước tại Hương Cảng (Hồng Kông).
Tháng 2/1941, Người về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào Cách mạng trong nước.
Ngày 13/8/1942, Người sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế. Khi đến Túc Vinh, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ và giam cầm trong 13 tháng. Trải qua gần 16 nhà tù của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. Khi ra tù, Người về nước tiếp tục lãnh đạo cách mạng.
Ngày 2/9/1945, Người đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Năm 1930, Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ năm 1946 đến khi từ trần, Người giữ cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

 Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước, nhà Cách mạng vĩ đại, nhà hoạt động lỗi lạc của Quốc tế Cộng sản. Cùng với sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Người còn để lại sự nghiệp văn học to lớn.
II. Sự nghiệp văn học:
1.Quan niệm sáng tác:
a) Hồ Chí Minh coi văn học là một thứ vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận.
Người khẳng định: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Ạnh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

b)
_Luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.
+ Nhà văn phải “ Miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn” hiện thực phong phú của đời sống
+ Phải “giữ tình cảm chân thật”
+ “Nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc”
+ Phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
_Hồ Chí Minh đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ “chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo....”
c)
_Xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
_Tùy từng trường hợp cụ thể, Người đã vận dụng phương châm đó theo những cách khác nhau.
 Những tác phẩm của Người chẳng những có tư tưởng sâu sắc, nội dung thiết thực mà còn có hình thức nghệ thuật sinh động, đa dạng.
2. Di sản văn học:
a) Văn chính luận:
_Các tác phẩm bằng tiếng Pháp đăng trên các báo :“Người cùng khổ”; “Nhân đạo”; “Đời sống thợ thuyền”.
_Tiêu biểu là “Bản án chế độ thực dân Pháp”, xuất bản ở Pari năm 1925. Bản án đã tố cáo một cách đanh thép đối với nhân dân các nước thuộc địa.
Báo Người cùng khổ
Báo Nhân đạo
Bản án chế độ thực dân Pháp
_Ngoài ra còn có nhiều áng văn chính luận có ý nghĩa sâu sắc như: Tuyên ngôn độc lập (1945); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946); Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1966).
_Văn chính luận của Pháp được viết bằng lý trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo, tấm lòng yêu ghét nông nàn, sâu sắc của một trái tim vĩ đại với lời văn chặt chẽ súc tích.
Tuyên ngôn độc lập
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Không có gì quý hơn độc lập, tự do
b) Truyện và ký:
_Những truyện viết bằng tiếng Pháp đăng báo ở Pari như: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922); Con người biết mùi hun khói (1922); Đồng tâm nhất trí (1922); “Vi hành” (1923); Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925)... Những tác phẩm này đều nhằm tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa.
_Ngoài ra còn có các tác phẩm: Nhật ký chìm tàu (1931 ),Vừa đi đường vừa kể chuyện(1963 )...
Nhật ký chìm tàu
Vừa đi đường vừa kể chuyện
c) Thơ ca:
_Tiêu biểu là tập thơ Nhật ký trong tù được Bác Hồ viết trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm từ mùa thu 1942 tới mùa thu 1943.Tác phẩm ghi chép những điều tai nghe mắt thấy trong nhà tù và trong những các lần chuyển lao.

Nhật ký trong tù chủ yếu ghi lại tâm trạng, cảm xúc và suy nghĩ của tác giả, phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh thử thách lao tù. Qua đó thể hiện được nghị lực phi thường của Bác, sự khát khao tự do và lòng yêu nước, nhân cách cao đẹp của Bác.
Nhật ký trong tù là tập thơ đặc sắc, đa dạng, linh hoạt về bổn pháp, kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật thơ ca của Hồ Chí Minh.

_Ngoài ra Bác còn có các chùm thơ làm ở Việt Bắc từ năm 1941-1945 và trong kháng chiến chống Pháp.
_Những bài với mục đích tuyên truyền như: Dân cày, Công nhân, Ca binh lính, Ca sợi chỉ...
_Những bài thơ nghệ thuật vừa có màu sắc cổ điển vừa mang tinh thần hiện đại: Pác Bó hùng vĩ, tức cảnh Pác Bó, Thướng sơn, Đối nguyệt, Nguyên tiêu, Thu dạ, Báo tiệp, Cảnh khuya...
_Nổi bật trong thơ Người là hình ảnh nhân vật trữ tình mang nặng “ Nổi nước nhà” mà phong thái vẫn ung dung , tâm hồn luôn hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện bản lĩnh của một nhà cách mạng vĩ đại .
Nhật ký trong tù
3) Phong cách nghệ thuật :
_Phong cách độc đáo, đa dạng.
_Văn chính luận: Ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, bằng chứng giàu sức thuyết phục và đa dạng về bút pháp.
_Truyện và ký: Hiện đại, tính chiến đấu mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng sắc bén.
_Thơ: Có sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại, giữa chất trữ tình và chất “ thép”, giữa sự trong sáng, giản dị và hàm súc, sâu sắc.
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Tiết 2: Tác phẩm
TÓM TẮT BÀI CŨ
TÁC GiẢ HỒ CHÍ MINH
I. TiỂU SỬ
_Vị trí:
+Vị lãnh tụ anh hùng, vĩ đại.
+Chiến sĩ cộng sản quốc tế.
_Bản thân, gia đình, quê hương đều có truyền yêu nước, yêu văn học, thông minh, hiếu học, ham học hỏi.
_Đi tìm đường cứu nước từ năm 21 tuổi, trải qua nhiều gian khổ, khó khăn.
_Con đường Cách mạng: chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
 Cả cuộc đời vì nước vì dân.
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
1. Quan niệm sáng tác
_Coi văn học là vũ khí chiến đấu:
+Nhà văn cũng có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận.
+Chú trọng chất “thép”.
_Đối tượng và mục đích sáng tác: quảng đại quần chúng.
_Coi trọng tính chân thực, sáng tạo.
Company Logo
www.themegallery.com
2. Di sản văn học
Đạt những thành tựu đáng kể
Company Logo
www.themegallery.com
3. Phong cách nghệ thuật
Văn chính luận
Truyện và ký
Thơ
Độc đáo, đa dạng mà thống nhất
Phần 2: TÁC PHẨM
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Company Logo
www.themegallery.com
I. TiỂU DẪN
Mục đích
Thể loại
Hoàn cảnh sáng tác
I. TiỂU DẪN
1. Hoàn cảnh sáng tác :
Sáng tác 8/1945 sau khi CM tháng Tám thành công.
2/9/1945 Bác đọc bản tuyên ngôn tại quảng trường Ba Đình khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

I. TiỂU DẪN
2. Thể loại :
Văn chính luận
I. TiỂU DẪN
3. Mục đích:
Tuyên bố và khẳng định quyền độc lập , tự do của dân tộc Việt Nam, bác bỏ luận điệu của bọn xâm lược trước dư luận TG đồng thời khẳng định ý chí bảo vệ độc lập dân tộc.
II. ĐỌC-HiỂU VĂN BẢN
Bố cục
3 phần:
_Phần 1: “Hỡi đồng bào…không ai chối cãi được.”
 Những cơ sở lí luận của bản Tuyên ngôn độc lập.
_Phần 2: “Thế mà…từ tay Pháp.”
 Những cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn độc lập.
_Phần 3: “Pháp chạy…độc lập ấy.”
 Lời tuyên bố độc lập, tự do sáng ngời chính nghĩa.
Company Logo
www.themegallery.com
II. ĐỌC-HiỂU VĂN BẢN
Ý chí và khát vọng, độc lập, tự do
của nhân dân dân VN qua bản tuyên ngôn
Cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn độc lập
Cơ sở lí luận của bản Tuyên ngôn độc lập
II. ĐỌC-HiỂU VĂN BẢN
1. Cơ sở lí luận của bản Tuyên ngôn độc lập:
- Trích dẫn từ 2 bản tuyên ngôn:
“Tất cả mọi người … mưu cầu hạnh phúc” (Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776).
“Người ta sinh ra tự do … về quyền lợi” (Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791).
II. ĐỌC-HiỂU VĂN BẢN
Là cơ sở lí luận để khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc.
Đối tượng hướng tới không chỉ đồng bào trong nước mà cả với thế giới.
Một mặt, đề cao truyền thống bình đẳng, tiến bộ của nhân Mỹ và Pháp. Mặt khác, ngăn chặn âm mưu của bọn xâm lược.
Đặt bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam ngang hàng với 2 bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp  khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng.
Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ trên thế giới.
Chứng minh dân tộc Việt Nam đứng về phía lẽ phải, về phía văn minh nhân loại.
II. ĐỌC-HiỂU VĂN BẢN
Cách nói của Chủ tịch Hồ Chí rất khéo léo:
- Tỏ ra trân trọng tuyên ngôn của Pháp và Mỹ.
Nhắc nhở họ đừng phản bội lại chủ nghĩa nhân đạo của cuộc CM của Pháp và Mỹ
Company Logo
www.themegallery.com
II. ĐỌC-HiỂU VĂN BẢN
2. Cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn độc lập:
II. ĐỌC-HiỂU VĂN BẢN
2. Cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn độc lập:
a / Vạch trần tội ác của Thực dân Pháp:
Chính trị:
Tước đoạt quyền dân chủ, luật pháp dã man, chia để trị, đàn áp và khủng bố: lập ra nhiều nhà tù, thi hành chính sách ngu dân, đầu độc bằng rượu và thuốc phiện làm nòi giống ta suy nhược.
Lợi dụng lá cờ “bình đẳng, bác ái” để cướp nước ta.
Bán nước ta 2 lần cho Nhật.
II. ĐỌC-HiỂU VĂN BẢN
Kinh tế:
- Bóc lột dã man: cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu; độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng; chính sách sưu thuế vô nhân đạo…
→ Giọng văn vừa hùng hồn, đanh thép, dẫn chứng cụ thể, liên tiếp tố cáo tội ác của Pháp.
II. ĐỌC-HiỂU VĂN BẢN
b/ Ý nghĩa lịch sử của bản tuyên ngôn:
Mở ra một kỉ nguyên mới cho đất nước, giải quyết được nhiệm vụ độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân .
→ Tư tưởng lớn, chân lí của thời đại.
II. ĐỌC-HiỂU VĂN BẢN
3. Ý chí và khát vọng, độc lập, tự do của nhân dân dân VN qua bản tuyên ngôn:
- Kêu gọi các nước đồng minh công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.
- Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ những hiệp ước đã kí kết với Pháp, những đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
- Khẳng định Việt Nam có quyền và đủ tư cách hưởng độc lập, tự do.
Nhân dân Việt Nam quyết tâm giữ vững nền độc lập của dân tộc.
 Kết thúc bản Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố mang ý nghĩa lịch sử, như một lời thề thiêng liêng, thể hiện khát vọng độc lập, tự do của dân tộc, biểu thị quyết tâm và sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
III. TỔNG KẾT
?Giỏ tr? l?ch s?:
L� van ki?n l?ch s? tuyờn b? tru?c qu?c dõn d?ng b�o v� th? gi?i v? vi?c ch?m d?t ch? d? th?c dõn phong ki?n ? nu?c ta, dỏnh d?u k? nguyờn d?c l?p, t? do c?a nu?c Vi?t Nam m?i.
III. TỔNG KẾT
Nghệ thuật:
- Áng văn chính luận mẫu mực .
- Lập luận chặt chẽ .
- Luận điểm xác đáng, giàu sức thuyết phục.
- Lí lẽ hùng hồn, đanh thép, giọng văn hùng biện, trữ tình.
- Câu văn ngắn gọn trong sáng, thuyết phục người nghe, người đọc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Phương Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)