Tuần 2. Tuyên ngôn Độc lập
Chia sẻ bởi Ma Thị Cánh |
Ngày 09/05/2019 |
26
Chia sẻ tài liệu: Tuần 2. Tuyên ngôn Độc lập thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
-
Ti?t 20 + 21- D?c van
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
( Hồ Chí Minh )
NGÀY 2-9-1945
I . Tìm hiểu chung:
1. Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác của “Tuyên ngôn độc lập”
a.Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
-Ngày 19/8/1945, chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân.
- Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình
( Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đọc bản“Tuyên ngôn độc lập” trước hàng chục vạn đồng bào cả nước.
- “Tuyên ngôn độc lập ra đời” trong hoàn cảnh bọn thực dân, đế quốc đang lăm le xâm lược nước ta :
+Ở miền Bắc, nấp sau quân Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật là quân đội Tưởng Giới Thạch( Trung Quốc), đằng sau là đế quốc Mỹ.
+ Ở miền Nam, là quân đội Anh tiến vào, đằng sau là lính viễn chinh Pháp .
+ Lúc này Pháp tuyên bố : Đông Dương là “đất bảo hộ” của người Pháp bị Nhật chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, vậy Đông Dương đương nhiên phải thuộc về Pháp Thực chất Pháp muốn xâm lược nước ta một lần nữa
b.Mục đích sáng tác :
- Ra đời trong hoàn cảnh đó, “Tuyên ngôn độc lập” nhằm :
+ Khẳng định và tuyên bố quyền tự do -độc lập của dân tộc Việt Nam.
+ Bác bỏ luận điệu sai trái của thực dân Pháp trước dư luận quốc tế về việc chúng trở lại Việt Nam.
+ Tranh thủ sự đồng tình của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
2. Thể loại và bố cục của tác phẩm:
- Thể loại : Văn chính luận
( bố cục chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo; ngôn ngữ ngắn gọn – súc tích; lập luận đanh thép; lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục )
- Bố cục : 3 phần
+ Phần 1: nêu cơ sở pháp lý chính nghĩa của bản tuyên ngôn.
+ Phần 2: Nêu cơ sở thực tế của bản tuyên ngôn.
+ Phần 3: Lời tuyên bố trước toàn dân và trước thế giới.
3. Đại ý và chủ đề :
- Đại ý :
+ Bản “Tuyên ngôn độc lập” mở đầu bằng những câu trích dẫn từ 2 bản tuyên ngôn của Mỹ và của Pháp để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
+ Tiếp đó, bản tuyên ngôn lên án tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam về kinh tế - chính trị - văn hoá; tội Pháp bán nước ta 2 lần cho Nhật.Sau đó , bản tuyên ngôn khẳng định cuộc đấu tranh chính nghĩa và thắng lợi của nhân dân ta.
+ Bản tuyên ngôn kết thúc bằng lời tuyên bố quyền độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn dân tộc.
- Chủ đề :
+Tuyên ngôn độc lập đã vạch trần bản chất gian xảo và tội ác của thực dân Pháp với đồng bào ta.
+ Nêu bật truyền thống nhân ái , lòng yêu độc lập tự do ; ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
II . Phân tích
1. Cơ sở pháp lý của bản “Tuyên ngôn độc lập”:
- Cách nêu vấn đề bằng cách gián tiếp :
+ Trích nêu những đoạn văn tiêu biểu trong 2 bản tuyên ngôn nổi tiếng của thế giới : “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Mỹ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của nước Pháp.
+ Từ nội dung của 2 bản tuyên ngôn trên, Bác khái quát và khẳng định quyền tự do và quyền bình đẳng của các dân tộc trên thế giới – trong đó có dân tộc Việt Nam.
-Tác dụng của cách nêu vấn đề :
+ Tạo được sức thuyết phục cho bản tuyên ngôn vì : hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ đã từng được xem là chân lý của loài người, được thế giới thừa nhận “Tuyên ngôn độc lập” của Việt Nam có căn cứ sâu xa, có sự hậu thuẫn bởi lý lẽ của loài người - được loài người công nhận và bảo vệ.
+ Tăng sức chiến đấu cho bản tuyên ngôn của dân tộc Việt Nam bằng cách dùng “gậy ông đập lưng ông” ( dùng lời của tổ tiên người Pháp để nói tới âm mưu đi ngược nhân quyền của thực dân Pháp trong hiện tại).
+ Thể hiện sự sáng tạo trong cách nêu vấn đề ( so với 2 bản tuyên ngôn của Pháp Và Mỹ) : Từ quyền con người mở rộng ra nói về quyền dân tộc.
+Thể hiện niềm tự hào và niềm kiêu hãnh khi Bác đặt bản Tuyên ngôn của nước ta ngang hàng với 2 bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ ( là hai cường quốc lớn mạnh nhất của thế giới lúc bấy giờ)
* Tóm lại, với cách cách đặt vấn đề khéo léo , lập luận chặt chẽ, giàu tính chiến đấu, Bác buộc thế giới phải công nhận độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
2.Cơ sở thực tế của bản Tuyên ngôn:
a. Cơ sở thực tế khách quan :
- Thực dân Pháp nêu chiêu bài tự do – bình đẳng – bác ái nhưng thực chất lại cướp nước ta, áp bức đồng bào ta .
- Bản Tuyên ngôn đã vạch ra tội ác của chúng hơn 80 năm chúng đô hộ nước ta :
* Về chính trị :
+ “Không cho dân ta chút tự do nào”.
+ “Thi hành những luật pháp dã man”.
+ “Lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”…
* Về văn hoá :
+ “Thi hành chính sách ngu dân”.
+ Cai trị dân ta bằng “ thuốc phiện”, “rượu cồn” để làm nòi giống ta suy yếu.
* Về kinh tế :
+ “Bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ”.
dẫn đến nạn “ hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”.
* Tội bán nước ta hai lần cho Nhật .
- Cách tố cáo và thái độ tố cáo tội ác kẻ thù của tác giả :
+ Cách tố cáo toàn diện, tiêu biểu : lựa chọn những tội ác tiêu biểu trong từng mặt tội ác của kẻ thù.
+ Tố cáo sâu sắc và sinh động:; hình ảnh cụ thể “nhà tù nhiều hơn trường học”; “tắm các cuộc khởi nghĩa trong bể máu”; “quỳ gối đầu hàng”…
Tác giả đã xé nát chiêu bài bịp bợm và bộ mặt tàn ác, hèn nhác của thực dân Pháp.
+ Tố cáo một cách hùng hồn và đanh thép :
Cách sử dụng cấu trúc câu đồng dạng, ngắn gọn; Từ “chúng” được điệp lại nhiều lần thể hiện thái độ căm giận và khinh bỉ của tác giả với kẻ thù;Gịong văn đanh thép, sắc sảo, giàu tính chiến đấu.
=> Đoạn văn đã chỉ rõ và vạch trần bản chất tàn bạo và tội ác tày trời, vô nhân đạo- phi nhân nghĩa của thực dân Pháp với đồng bào ta.
b.Cơ sở thực tế chủ quan:
- Dân tộc ta- nhân dân ta vốn yêu chuộng hoà bình, khao khát tự do- độc lập :
+ Từng kêu gọi Pháp liên minh chống Nhật.
+ Dân tộc ta nổi dậy giành chính quyền, đánh đổ chế độ phong kiến - thực dân, lập nên chế độ Dân chủ cộng hoà.
+ Thoát ly quan hệ với thực dân Pháp; xoá bỏ mọi hiệp ước, mọi đặc quyền- đặc lợi của Pháp trên đất nước Việt Nam.
* Nét đặc sắc về nghệ thuật biểu đạt của tác giả trong đoạn văn :
- Nhịp điệu dồn dập.
- Cách sử dụng điệp ngữ “Sự thật là”.
- Cách xưng hô phân biệt rạch ròi : “bọn thực dân Pháp”, “chúng”, “người Pháp”, “họ” ….
-Gịong văn hùng biện giàu sức thuyết phục …
=> Tuyên Ngôn độc lập đã hoàn toàn phủ nhận vai trò của Pháp ở Việt Nam. Đồng thời nêu cao tinh thần yêu nước và truyền thống anh dũng của dân tộc ta; khẳng định quyền tự do và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà .
3. Lời tuyên bố chính thức trước thế giới :
- Tuyên bố độc lập trên hai mặt pháp lý và thực tế.
- Tuyên bố ý chí, quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc vừa giành được.
* Gịong văn trịnh trọng , trang nghiêm – thiêng liêng và hàm súc, nhằm động viên tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của nhân dân và cảnh cáo âm mưu và hành động xâm lược của kẻ thù.
- “Tuyên ngôn độc lập” còn là một tác phẩm kế thừa và phát huy xuất sắc thể loại văn tuyên ngôn trong lịch sử văn học dân tộc.
=> “Tuyên ngôn độc lập” là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam về văn hoá và chính trị.
Ti?t 20 + 21- D?c van
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
( Hồ Chí Minh )
NGÀY 2-9-1945
I . Tìm hiểu chung:
1. Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác của “Tuyên ngôn độc lập”
a.Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
-Ngày 19/8/1945, chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân.
- Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình
( Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đọc bản“Tuyên ngôn độc lập” trước hàng chục vạn đồng bào cả nước.
- “Tuyên ngôn độc lập ra đời” trong hoàn cảnh bọn thực dân, đế quốc đang lăm le xâm lược nước ta :
+Ở miền Bắc, nấp sau quân Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật là quân đội Tưởng Giới Thạch( Trung Quốc), đằng sau là đế quốc Mỹ.
+ Ở miền Nam, là quân đội Anh tiến vào, đằng sau là lính viễn chinh Pháp .
+ Lúc này Pháp tuyên bố : Đông Dương là “đất bảo hộ” của người Pháp bị Nhật chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, vậy Đông Dương đương nhiên phải thuộc về Pháp Thực chất Pháp muốn xâm lược nước ta một lần nữa
b.Mục đích sáng tác :
- Ra đời trong hoàn cảnh đó, “Tuyên ngôn độc lập” nhằm :
+ Khẳng định và tuyên bố quyền tự do -độc lập của dân tộc Việt Nam.
+ Bác bỏ luận điệu sai trái của thực dân Pháp trước dư luận quốc tế về việc chúng trở lại Việt Nam.
+ Tranh thủ sự đồng tình của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
2. Thể loại và bố cục của tác phẩm:
- Thể loại : Văn chính luận
( bố cục chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo; ngôn ngữ ngắn gọn – súc tích; lập luận đanh thép; lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục )
- Bố cục : 3 phần
+ Phần 1: nêu cơ sở pháp lý chính nghĩa của bản tuyên ngôn.
+ Phần 2: Nêu cơ sở thực tế của bản tuyên ngôn.
+ Phần 3: Lời tuyên bố trước toàn dân và trước thế giới.
3. Đại ý và chủ đề :
- Đại ý :
+ Bản “Tuyên ngôn độc lập” mở đầu bằng những câu trích dẫn từ 2 bản tuyên ngôn của Mỹ và của Pháp để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
+ Tiếp đó, bản tuyên ngôn lên án tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam về kinh tế - chính trị - văn hoá; tội Pháp bán nước ta 2 lần cho Nhật.Sau đó , bản tuyên ngôn khẳng định cuộc đấu tranh chính nghĩa và thắng lợi của nhân dân ta.
+ Bản tuyên ngôn kết thúc bằng lời tuyên bố quyền độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn dân tộc.
- Chủ đề :
+Tuyên ngôn độc lập đã vạch trần bản chất gian xảo và tội ác của thực dân Pháp với đồng bào ta.
+ Nêu bật truyền thống nhân ái , lòng yêu độc lập tự do ; ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
II . Phân tích
1. Cơ sở pháp lý của bản “Tuyên ngôn độc lập”:
- Cách nêu vấn đề bằng cách gián tiếp :
+ Trích nêu những đoạn văn tiêu biểu trong 2 bản tuyên ngôn nổi tiếng của thế giới : “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Mỹ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của nước Pháp.
+ Từ nội dung của 2 bản tuyên ngôn trên, Bác khái quát và khẳng định quyền tự do và quyền bình đẳng của các dân tộc trên thế giới – trong đó có dân tộc Việt Nam.
-Tác dụng của cách nêu vấn đề :
+ Tạo được sức thuyết phục cho bản tuyên ngôn vì : hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ đã từng được xem là chân lý của loài người, được thế giới thừa nhận “Tuyên ngôn độc lập” của Việt Nam có căn cứ sâu xa, có sự hậu thuẫn bởi lý lẽ của loài người - được loài người công nhận và bảo vệ.
+ Tăng sức chiến đấu cho bản tuyên ngôn của dân tộc Việt Nam bằng cách dùng “gậy ông đập lưng ông” ( dùng lời của tổ tiên người Pháp để nói tới âm mưu đi ngược nhân quyền của thực dân Pháp trong hiện tại).
+ Thể hiện sự sáng tạo trong cách nêu vấn đề ( so với 2 bản tuyên ngôn của Pháp Và Mỹ) : Từ quyền con người mở rộng ra nói về quyền dân tộc.
+Thể hiện niềm tự hào và niềm kiêu hãnh khi Bác đặt bản Tuyên ngôn của nước ta ngang hàng với 2 bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ ( là hai cường quốc lớn mạnh nhất của thế giới lúc bấy giờ)
* Tóm lại, với cách cách đặt vấn đề khéo léo , lập luận chặt chẽ, giàu tính chiến đấu, Bác buộc thế giới phải công nhận độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
2.Cơ sở thực tế của bản Tuyên ngôn:
a. Cơ sở thực tế khách quan :
- Thực dân Pháp nêu chiêu bài tự do – bình đẳng – bác ái nhưng thực chất lại cướp nước ta, áp bức đồng bào ta .
- Bản Tuyên ngôn đã vạch ra tội ác của chúng hơn 80 năm chúng đô hộ nước ta :
* Về chính trị :
+ “Không cho dân ta chút tự do nào”.
+ “Thi hành những luật pháp dã man”.
+ “Lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”…
* Về văn hoá :
+ “Thi hành chính sách ngu dân”.
+ Cai trị dân ta bằng “ thuốc phiện”, “rượu cồn” để làm nòi giống ta suy yếu.
* Về kinh tế :
+ “Bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ”.
dẫn đến nạn “ hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”.
* Tội bán nước ta hai lần cho Nhật .
- Cách tố cáo và thái độ tố cáo tội ác kẻ thù của tác giả :
+ Cách tố cáo toàn diện, tiêu biểu : lựa chọn những tội ác tiêu biểu trong từng mặt tội ác của kẻ thù.
+ Tố cáo sâu sắc và sinh động:; hình ảnh cụ thể “nhà tù nhiều hơn trường học”; “tắm các cuộc khởi nghĩa trong bể máu”; “quỳ gối đầu hàng”…
Tác giả đã xé nát chiêu bài bịp bợm và bộ mặt tàn ác, hèn nhác của thực dân Pháp.
+ Tố cáo một cách hùng hồn và đanh thép :
Cách sử dụng cấu trúc câu đồng dạng, ngắn gọn; Từ “chúng” được điệp lại nhiều lần thể hiện thái độ căm giận và khinh bỉ của tác giả với kẻ thù;Gịong văn đanh thép, sắc sảo, giàu tính chiến đấu.
=> Đoạn văn đã chỉ rõ và vạch trần bản chất tàn bạo và tội ác tày trời, vô nhân đạo- phi nhân nghĩa của thực dân Pháp với đồng bào ta.
b.Cơ sở thực tế chủ quan:
- Dân tộc ta- nhân dân ta vốn yêu chuộng hoà bình, khao khát tự do- độc lập :
+ Từng kêu gọi Pháp liên minh chống Nhật.
+ Dân tộc ta nổi dậy giành chính quyền, đánh đổ chế độ phong kiến - thực dân, lập nên chế độ Dân chủ cộng hoà.
+ Thoát ly quan hệ với thực dân Pháp; xoá bỏ mọi hiệp ước, mọi đặc quyền- đặc lợi của Pháp trên đất nước Việt Nam.
* Nét đặc sắc về nghệ thuật biểu đạt của tác giả trong đoạn văn :
- Nhịp điệu dồn dập.
- Cách sử dụng điệp ngữ “Sự thật là”.
- Cách xưng hô phân biệt rạch ròi : “bọn thực dân Pháp”, “chúng”, “người Pháp”, “họ” ….
-Gịong văn hùng biện giàu sức thuyết phục …
=> Tuyên Ngôn độc lập đã hoàn toàn phủ nhận vai trò của Pháp ở Việt Nam. Đồng thời nêu cao tinh thần yêu nước và truyền thống anh dũng của dân tộc ta; khẳng định quyền tự do và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà .
3. Lời tuyên bố chính thức trước thế giới :
- Tuyên bố độc lập trên hai mặt pháp lý và thực tế.
- Tuyên bố ý chí, quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc vừa giành được.
* Gịong văn trịnh trọng , trang nghiêm – thiêng liêng và hàm súc, nhằm động viên tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của nhân dân và cảnh cáo âm mưu và hành động xâm lược của kẻ thù.
- “Tuyên ngôn độc lập” còn là một tác phẩm kế thừa và phát huy xuất sắc thể loại văn tuyên ngôn trong lịch sử văn học dân tộc.
=> “Tuyên ngôn độc lập” là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam về văn hoá và chính trị.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ma Thị Cánh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)