Tuần 2. Tuyên ngôn Độc lập

Chia sẻ bởi Kiều Thị Tâm | Ngày 09/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Tuần 2. Tuyên ngôn Độc lập thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
HỒ CHÍ MINH
A. TÁC GIẢ
I.CUỘC ĐỜI
Sinh 19 – 5 – 1890, mất 2 – 9 – 1969
Gia đình nhà Nho yêu nước
Quê Nam Đàn, Nghệ An
Học chữ Hán, chữ Quốc ngữ, tiếng Pháp
Từng dạy học ở trường Dục Thanh
Từ 1919, tham gia hoạt động cách mạng ở Pháp, Liên Xô (cũ), Trung Quốc)
1925, tham gia thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội
1930,chủ trì thống nhất các Đảng cộng sản trong nước tại Hương Cảng, thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
1941, người về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945
Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào Quốc tế cộng sản
Người để lại sự nghiệp văn học to lớn
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
1 Quan điểm sáng tác văn học
1.1 HCM xem văn học là vũ khí chiến đấu; nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng
1.2 Xuất phát từ mục đích (viết để làm gì), đối tượng tiếp nhận (viết cho ai) để quyết định nội dung (viết cái gì) và hình thức của tác phẩm (viết như thế nào)
1.3 Luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của tác phẩm văn học
2. Di sản văn học
2.1 Văn chính luận:
Tác phẩm nhằm mục đích đấu tranh chính trị, tấn công trực diện vào kẻ thù, thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc
Được viết bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo, trái tim vĩ đại
Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến,…
2.2 Truyện và kí
Nội dung mới, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo, lối kể chuyện dí dỏm, vừa truyền thống vừa hiện đại. Mỗi truyện đều có tư tưởng riêng, ý tưởng thâm thúy, giàu chất trí tuệ
Cây bút văn xuôi tài năng với trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hóa sâu rộng, trí tuệ sắc sảo, trái tim tràn đầy nhiệt tình yêu nước và cách mạng
Vi hành, Nhật kí chìm tàu, Vừa đi đường vừa kể chuyện,…
2.3 Thơ ca
Nhật kí trong tù (134 bài):
+ Tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ CM trong hoàn cảnh tù đày – chân dung tự họa
+ Giàu giá trị nghệ thuật, vừa mang phong vị cổ điển vừa mang tính chất hiện đại
Thơ HCM (86 bài), Thơ chữ Hán HCM (36 bài): thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiên nhiên, tinh thần ung dung lạc quan, kết hợp chất trữ tình CM với cảm hứng anh hùng ca của thời đại
=> Lĩnh vực có giá trị nổi bật
3. Phong cách nghệ thuật
Đa dạng mà thống nhất; Kết hợp sâu sắc, nhuần nhuyễn quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại
Phong cách riêng, độc đáo, có giá trị:
+ Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp. Văn chính luận mà vẫn thấm đượm tình cảm, giàu hình ảnh. Giọng văn đa dạng: ôn tồn, thấu tình đạt lí; đanh thép, lời lẽ hùng hồn
+ Truyện và kí: đậm chất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.
+ Thơ ca: thể hiện sâu sắcvà tinh tế vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Thơ tuyên truyền cách mạng: lời lẽgiản dị, mộc mạc, mang màu sắc dân gian hiện đại. Thơ chữ Hán: mang đặc điểm của thơ cổ phương Đông, kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và bút pháp hiện đại
4. Kết luận
Văn thơ Hồ Chí Minh là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người
Tác phẩm văn học của Hồ Chí Minh thể hiện chân thật và sâu sắc tư tưởng, tình cảm và tâm hồn cao cả của Người
Bài tập
Chứng minh NAQ – HCM là một tác giả đa phong cách
Quan điểm sáng tác văn học của HCM có những nội dung gì? Vì sao tác giả lại có quan điểm như vậy?
Biểu hiện của tính cổ điển và tính hiện đại trong thơ HCM
Em hiểu thế nào về tính thống nhất giữa sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học của HCM?36
B. TÁC PHẨM
Bố cục: 3 phần
Phần 1 (Tất cả….chối cãi được): Cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản TNĐL
Phần 2 (Thế mà….phải được độc lập): Cơ sở thực tế của bản tuyên ngôn
Phần 3: (Còn lại): Lời tuyên bố nền độc lập, ý chí bảo vệ độc lập dân tộc
I. GIỚI THIỆU CHUNG
II. ĐỌC-HIỂU
1.Cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản tuyên ngôn
Trích dẫn những bản tuyên từng nổi tiếng thế giới: Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của Pháp (1791)
=> Ý nghĩa:
- Là cơ sở pháp lí vững chắc
- Là chiến thuật sắc bén
- Khẳng định tư thế của dân tộc
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Tội ác của giặc Pháp
Tội 1: Cướp nước ta, bóc lột dân ta hơn 80 năm
Câu văn đồng dạng cấu trúc: Chúng… Chúng…
Lập luận tương phản: Thế mà
Lập luận tương phản: Thế là chẳng những không…trái lại…
Tội 2: Bán nước ta hai lần cho Nhật
=> Bác bỏ cái gọi là “công khai hóa”
=> Bác bỏ cái gọi là
“công bảo hộ”
2.2 Cuộc đấu tranh và lập trường cách mạng của nhân dân

Khẳng định nhân dân ta đứng về phía Đồng minh chống Phát xít:
Lập luận theo lối tương phản: Tuy vậy… vẫn…
Giọng văn đanh thép, câu ghép tăng tiến Đã giúp….lại cứu….
=> Vạch trần bộ mặt thật của thực dân Pháp
Việt Nam là thuộc địa của Nhật chứ không phải của Pháp
Câu văn đanh thép, dõng dạc, điệp ngữ chứ không phải, sự thật là
=> khẳng định mạnh mẽ tư cách độc lập dân tộc
Khẳng định cuộc cách mạng của dân ta:
Câu văn ngắn, hùng hồn Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị
=> Niềm tự hào về chiến thắng thần kì của cuộc cách mạng dân tộc
2.3. Phủ định chế độ thực dân và khẳng định chính nghĩa của dân tộc
Phủ định:
- Lập luận nhân quả: Bởi thế… cho nên…
- Giọng văn trịnh trọng: Chúng tôi, lâm thời chính phủ...
- Điệp từ, điệp ngữ tạo nên giọng điệu hùng hồn, kiên quyết: tuyên bố thoát li hẳn,… xóa bỏ hết,…. xóa bỏ tất…
Khẳng định:
- Tam đoạn luận: đã công nhận… quyết không thể không….
- Điệp từ, điệp ngữ khẳng định mạnh mẽ: Một dân tộc…. Dân tộc đó phải được….
Lập luận chặt chẽ, thuyết phục:
Pháp lí
- Dân tộc ta có quyền hưởng độc lập, tự do
- Đồng minh và thế giới đã công nhận nguyên tắc dân tộc bình đẳng buộc phải công nhận quyền độc lập dân tộc của Việt Nam
Thực tế
Dân tộc ta đã chịu nhiều đau khổ vì tội ác của Pháp
Đứng về phía Đồng minh chống Phát xít
Hành động chính nghĩa, phù hợp với nguyên tắc dân tộc bình đẳng của hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ.
3. Tuyên bố độc lập và quyết tâm giữ gìn độc lập
Lập luận nhân quả: Vì những lẽ trên…
Giọng văn trịnh trọng: chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Viêt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố…
Lời lẽ tự hào và kiên quyết: có quyền…, sự thật trở thành…, toàn thể dân tộc Việt Nam quyết…
III. TỔNG KẾT
Qua bản tuyên ngôn độc lập , người đọc cảm nhận được tấm lòng của Bác thể hiện ở từng câu chữ và nhất là trong giọng văn vừa hùng hồn , vừa thiết tha, đanh thép. Tấm lòng của Bác làm nên chất văn cho tác phẩm, làm cho bài văn nghị luận không khô khan, khiến tuyên ngôn độc lập không chỉ là văn chính luận mẫu mực mà còn là áng văn làm xúc động lòng người .
BÀI TẬP
Hoàn cảnh sáng tác?
Bối cảnh lịch sử của tác phẩm?
Đối tượng? Mục đích?
Giá trị lịch sử?
Giá trị văn học
1 Hoàn cảnh sáng tác (hoàn cảnh trực tiếp):
- Ngay sau khi CM tháng 8 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Bác đã soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập tại số 48 Hàng Ngang (Hà Nội)
- Ngày 2-9-1945, Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
2 Bối cảnh lịch sử (hoàn cảnh gián tiếp)
Lúc này đế quốc và thực dân đang âm mưu chiếm lại đất nước ta:
+ Dưới danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp vũ khí quân đội Nhật, quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc tiến vào từ phía Bắc
+ Quân đội Anh tiến vào từ phía Nam
+ Thực dân Pháp theo chân quân Đồng minh, tuyên bố: Đông Dương là đất “bảo hộ” của người Pháp
3. Đối tượng, mục đích
Tuyên bố với quốc dân đồng bào khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, khẳng định quyền độc lập, tự do của nước Việt Nam
Viết cho các thế lực thực dân, đế quốc nhằm vạch trần, bác bỏ luận điệu sai trái và âm mưu tái chiếm Việt Nam của chúng
Hướng tới nhân dân tiến bộ thế giới nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ đối với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam


4. Giá trị lịch sử
Khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chấm dứt vĩnh viễn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp và cả nghìn năm chế độ phong kiến, mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do, nhân dân làm chủ đất nước
Là văn kiện chính trị, lịch sử vĩ đại: đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam về quyền độc lập, dân tộc, cũng là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh gần 100 năm của dân tộc ta.
5. Giá trị văn học:
Là áng văn yêu nước lớn của thời đại: Tác phẩm khẳng định nền độc lập của dân tộc gắn liền với quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người, nêu cao truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo của con người Việt Nam.
Tuyên ngôn độc lập là một tác phẩm chính luận mẫu mực, kết cấu chặt chẽ, lí lẽ đanh thép hùng hồn, thấu tình đạt lí. Câu văn ngắn ngọn, trong sáng, thuyết phục người nghe, người đọc bằng lí lẽ hùng hồn, hình ảnh sinh động.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Kiều Thị Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)