Tuần 2. Tuyên ngôn Độc lập

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Hoàii | Ngày 09/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Tuần 2. Tuyên ngôn Độc lập thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

1
GV: Nguyễn Thị Thu Hoài – THPT Kỹ thuật Lệ Thủy
Tiết 9-10
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
(Hồ Chí Minh)
Phần 2: Tác phẩm
2
I.Tiểu dẫn
Hoàn cảnh ra đời:
“Tuyên ngôn độc lập” ra đời trong bối cảnh
lịch sử nào?
3
1. Hoàn cảnh ra đời
Trên thế giới: Thế chiến thứ 2 kết thúc với chiến thắng thuộc về phe Đồng Minh; Ở Đông Dương, phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện.
Trong nước: + CMT8 thành công;
+Ngày 26/8/1945 Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội.Tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Người viết “Tuyên ngôn độc lập”
+ Ngày 2/9/1945, thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Người đọc “Tuyên ngôn độc lập”trước quốc dân đồng bào tại quảng trường Ba Đình lịch sử.

Số 48 phố Hàng Ngang-Hà Nội
4
Ảnh chụp năm 1945
Phòng làm việc của Bác
5
2. Đối tượng:
Đồng bào cả nước (“Hỡi đồng bào cả nước!”)
Nhân dân các nước trên toàn thế giới(“…trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng…”), đặc biệt là Pháp, Mĩ.
6
- Tuyên bố khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; Khẳng định quyền độc lập tự do và quyền bình đẳng của dân tộc ta với các dân tộc khác trên thế giới
- Khẳng định quyết tâm chiến đấu, hi sinh của nhân dân ta để bảo vệ nền tự do độc lập ấy.

3. Mục đích
- Tranh luận, bác bỏ luận điệu kẻ cướp của thực dân Pháp xóa bỏ mọi đặc quyền đặc lợi của chúng; mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc…

7
a, Giá trị lịch sử: Tác phẩm là lời tuyên bố của một dân tộc đã đứng lên đấu tranh xóa bỏ chế độ phong kiến, thực dân, thoát khỏi thân phận thuộc địa, trở thành nước độc lập, tự do,
dân chủ
4. Giá trị của Tuyên ngôn độc lập
b, Giá trị tư tưởng: Kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do.
8
c, Giá trị nghệ thuật: Là bài văn chính luận mẫu mực:
Lập luận chặt chẽ
Lí lẽ đanh thép
Bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục
Ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn
4. Giá trị của Tuyên ngôn độc lập
9
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
10
II. Đọc-hiểu văn bản
- Phần 1: “Hỡi đồng bào”… “chối cãi được”
Đặt vấn đề: Nêu nguyên lí chung, cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn
- Phần 2: “Thế mà”… “phải được độc lập”
Giải quyết vấn đề: Nêu cơ sở thực tế- tội ác của thực dân Pháp
- Phần 3: Còn lại.
Kết thúc vấn đề: Tuyên bố độc lập.
1. Bố cục:
11
- Trích dẫn
TNĐL 1776 của Mĩ -> khẳng định: “lời bất hủ”
TN NQ-DQ 1791 của PhápKhẳng định “lẽ phải không ai chối cãi được”
2. PHÂN TÍCH
2.1.Đặt vấn đề: Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn
12
Hiệu quả của việc trích dẫn:

Tạo vị thế ngang hàng giữa ba bản tuyên ngôn-ba cuộc cách mạng- ba dân tộc
Tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho bản tuyên ngôn
Thể hiện nghệ thuật lập luận vừa khéo léo vừa sắc sảo, kiên quyết
13

+ Từ quyền con người nâng lên thành quyền dân tộc
+ Đóng góp lớn, đầy sáng tạo về mặt tư tưởng, lí luận cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới.
2.1. Đặt vấn đề: Cơ sở pháp lí của bản
tuyên ngôn
Mở rộng, nâng cao:
“Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là…”
+ Thể hiện một trí tuệ sáng suốt,sắc sảo
14
“…Tất cả mọi người đàn ông (all men) đều sinh ra có quyền bình đẳng…”
(“Tuyên ngôn độc lập” 1776 của Mỹ)
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng…”
(Hồ Chí Minh dịch)
“ Chỉ bằng một sự thay đổi nhỏ, Hồ Chí Minh đã giải phóng cho cả một nửa nhân loại ”.
(Lady Botton- nhà văn Mỹ)
15
 Sơ kết:
Bằng giọng văn đanh thép, lập luận vừa kiên quyết vừa khéo léo, Hồ Chí Minh đã dựng lên một bứa tường vô hình nhưng đầy uy lực trước âm mưu xâm lược của thực dân Pháp; xác lập cơ sỏ pháp lí vững chắc chp bản tuyên ngôn, tạo tiền đề cho việc triển khai các nội dung ở phần sau.
2.1. Đặt vấn đề: Cơ sở pháp lí của
bản tuyên ngôn
16
Nhận xét:
… “Những ai muốn biết thế nào là một con người thực sự, vẻ đẹp của thế giới ở đâu,
sự chiến thắng của chân lí trên trái đất ở nơi nào, mùa xuân ở đâu, xin mời đến thăm cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự hiện diện mẫu mực của một con người anh hùng của thời đại của chúng ta…”
(Rơ-nê Đơ Pê-strê – Cu Ba)
Câu hỏi chuẩn bị bài:
17
1.Để dọn đường cho việc quay lại xâm lược nước ta, thực dân Pháp bấu víu vào điều gì?
2. Bản tuyên ngôn đã kể tội thực dân Pháp đối với dân tộc ta như thế nào? Nhận xét về nghệ thuật lập luận ở phần 2?
3. Phần cuối, Hồ Chí Minh tuyên bố điều gì? Nhận xét về giọng văn, cách dùng từ trong đoạn kết?
4. Đọc trước văn bản: “Mấy ý nghĩ về thơ” (Chế Lan Viên)
18
CẢM ƠN THẦY CÔ CÙNG CÁC EM HỌC SINH!
19
2.2. Giải quyết vấn đề: Cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn
a. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp:
Tác giả đã sử dụng lí lẽ và dẫn chứng như thế nào để tố cáo tội ác của thực dân Pháp?
* Lí lẽ: hơn 80 năm nay, thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để cướp nước ta, áp bức đồng bào ta  hành động trái hẳn với nhân đạo, chính nghĩa –đi ngược tinh thần của Pháp
*Dẫn chứng:
Tội ác của thực dân Pháp về chính trị
Tội ác của thực dân Pháp về kinh tế
Tội ác của thực dân Pháp về văn hóa
*Dẫn chứng:
Về chính trị
Thi hành luật pháp dã man, lập ra ba chế độ khác nhau ở ba miền  Ngăn cản việc thống nhất, đoàn kết dân tộc
Thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi, tắm các cuộc khởi nghĩa trong bể máu
21
VỀ VĂN HÓA:
Chúng lập ra nhà từ nhiều hơn trường học
Chúng thi hành chính sách ngu dân: dùng rượu cồn, thuốc phiện.. để đầu độc nhân dân ta
22
VỀ KINH TẾ:
Chúng bóc lột dân ta tới tận xương tủy
Chúng cướp không ruộng đất và hầm mỏ
Chúng độc quyền in giấy bạc, xuất cảng, nhập cảng
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí…
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên; chúng bóc lột công nhân tàn nhẫn…
23
HẬU QUẢ: Cuối năm ngoái đến đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói
24
Đây chính là thực chất công “khai hóa ” của Pháp trên đất nước Việt Nam.
Hồ Chí Minh còn đưa ra những sự thật lịch sử:
Khi Nhật đến xâm lăng Đông Dương, Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật
Khi Nhật đảo chính: bọn Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hành
-> Luận tội: “Trong vòng 5 năm, chúng đã hai lần bán nước ta cho Nhật”
Đây là thực chất công “bảo hộ” của nước Pháp
25
* Nghệ thuật lập luận:
M?i tội ác được diễn tả bằng một câu, tách riêng
? Viết như thế, tội ác của thực dân Pháp sẽ được phơi bày ra rành rọt hơn trước dân ta và thế giới.
- Phép lặp cú pháp mang tính chất liệt kê ? diễn tả được sự dồn dập, chồng chất, tang dần lên mãi.
- Diệp từ "chúng" ? thể hiện và kích động lòng cam uất của đồng bào ta đối với kẻ thù xâm lược
Giọng van: đanh thép, hùng hồn, sục sụi cam thự
Góp phần vạch rõ tội ác của kẻ thù, bản chất thâm độc, nham hiểm, đê hèn và nhẫn tâm của Pháp đối với dân tộc ta
26
b, Cuộc chiến đấu của nhân dân ta:
Tính chất:
+ Khoan hồng, nhân đạo, chính nghĩa
+ Đứng về phe Đồng minh, chống lại chủ nghĩa phát xít
Kết quả:
+ Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị  dân ta đánh đổ cùng lúc 3 xiềng xích để gây dựng nước Việt Nam độc lập
+ Quyền độc lập của ta phù hợp với các nguyên tắc quốc tế tại các hội nghị Tê-hê-răng, Cựu Kim Sơn
Từ những cứ liệu lịch sử đó, bản tuyên ngôn nhấn mạnh các thông điệp quan trọng:
Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp
Kêu gọi nhân dân Việt Nam đoàn kết đấu tranh chống mọi âm mưu của Pháp
Kêu gọi sự công nhân của cộng đồng quốc tế đối với quyền độc lập tự do của dân tộc ta.
27
2.3. PHẦN KẾT:
Công bố nền đôc lập và nói lên quyết tâm giữ vững nền độc lập ấy.
- Các từ: "có quyền", "sự thật" mạnh mẽ và rắn chắc như chân lí.
- Câu văn: giàu tính nhạc, cân đối, nhịp nhàng nhưng vẫn gân guốc.
- Giọng văn: khoẻ khoắn, mạnh mẽ thể hiện sức trẻ của nước Vi?t Nam.
28
III. TỔNG KẾT:
XEM GHI NHỚ, SKG, TR.42
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Hoàii
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)