Tuần 2. Tuyên ngôn Độc lập

Chia sẻ bởi đỗ thị liệu | Ngày 09/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Tuần 2. Tuyên ngôn Độc lập thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
- Hồ Chí Minh -



a, Ho�n c?nh r?ng:
- Trờn th? gi?i cu?c d?i chi?n l?n th? hai dang ? giai do?n k?t thỳc. H?ng quõn Liờn Xụ dó t?n cụng v�o t?n x�o huy?t c?a Phỏt xớt D?c. ? phuong Dụng phỏt xớt Nh?t dó d?u h�ng vụ di?u ki?n d?ng minh.
- Trong nu?c: Sau m?t nghỡn nam du?i ch? d? quõn ch?, sau g?n 100 nam du?i ch? d? th?c dõn, mựa thu nam 1945 nhõn dõn ta du?i s? lónh d?o c?a D?ng dó n?i d?y gi�nh chớnh quy?n.
- N?n d?c l?p non tr? v?a gi�nh du?c cú nguy co b? de do?. ? phớa B?c 20 v?n quõn Tu?ng ti?n v�o tu?c vu khớ quõn Nh?t. D?ng sau Tu?ng l� d? qu?c Mi. Phớa Nam 18 v?n quõn Anh ti?n v�o. N?p sau chỳng l� TDP, bon ph?n d?ng Vi?t gian. Lỳc n�y Anh Phỏp Mi mõu thu?n v?i liờn xụ, Anh , Mi s?n s�ng nhu?ng b? cho phỏp quay tr? l?i xõm lu?c VN. D?c bi?t TDP tung du lu?n: Dụng duong l� thu?c d?a c?a P, Pcú cụng khai hoỏ v� cú cụng d?ng v? phe d?ng minh b?o h? VN. D?ng minh th?ng phat xớt v?y P cú quy?n v�o VN thay th? Nh?t.
Hoàn cảnh sáng tác:
Hoàn cảnh sáng tác:

b, Hoàn cảnh hẹp:
Trong hoàn cảnh vận mệnh dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc, ngày 26/8/1945 Hồ Chí Minh từ căn cứ địa Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Tại căn gác 48 Hàng Ngang , trong gia đình ông bà Nguyễn Văn Bô yêu nước, Bác đã soạn thảo bản “Tuyên ngôn độc lập” và đọc tại quảng trường Ba Đình vào ... trước 25 triệu đồng bào cả nước. tuyên bố thủ tiêu Chế độ phong kiến, Chế độ thực dân, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn trước 25 triệu đồng bào
Mục đích viết tuyên ngôn

- Khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc trước quốc dân đồng bào và thế giới. Bác đại diện cho Cách mạng Vô sản mở nước, khai sinh ra nước VNDCCH
- Bản tuyên ngôn thể hiện lập trường nhân đạo chính nghĩa, hoà bình cũng như tinh thần quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của nhân dân Việt Nam.
- Bản tuyên ngôn còn là một cuộc đấu lí, tranh luận ngầm với Thực dân Pháp, xoá bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi của Pháp trên đất nước ta, chứng minh Pháp có tội với nhân dân Việt Nam trước dư luận quốc tế và là khẳng định chủ quyền của nhân dân ta không những có quyền mà thực chất đã dành được tự do, độc lập.
=> Vậy Bản tuyên ngôn độc lập có hai giá trị. Nó là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, là một tác phẩm chính luận đặc sắc, là một áng văn tâm huyết của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thể loại: Văn chính luận:
- Nhằm mục đích đấu tranh chính trị.
- Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc.
- Luận chứng xác thực, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giầu tính thuyết phục.
Bố cục: Chia làm 3 đoạn.
- Đoạn 1: Từ đầu đến "không ai chối cãi được": Nêu nguyên lý chung của "Tuyên ngôn độc lập".
- Đoạn 2: Tiếp đến "phải được độc lập": Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định thực tế lịch sử.
- Đoạn 3 ( còn lại ): Lời tuyên ngôn và những tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam
“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”
(Trích “Tuyên ngôn đọc lập” năm 1776 của nước Mỹ)
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”
(Trích “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” năm 1791 của nước Pháp)
Cách lập luận:
- Kiên quyết: từ những lẽ phải về quyền con người đã được thế giới thừa nhận. Hồ Chí Minh đã suy rộng ra lẽ phải về quyền dân tộc . Cách lập luận của bác thật chặt chẽ và giầu sức thuyết phục.
Cách lập luận:
- Khôn khéo vì:
+ Bác xoáy sâu vào quyền bình đẳng của con người , con người ở đây là không phân biệt mầu da chủng tộc , tổ quốc.Con người nhân loại. Vậy có lí do gì P xâm lược VN.
+ Bác dẫn lời của cha ông họ là ngầm cảnh cáo: Nếu Pháp và Mĩ cố tình xâm lược Việt Nam thì chính họ đã phản bội lại truyền thống cao đẹp của dân tộc, đã làm hoen ố lá cờ tự do bình đẳng bắc ái mà cha ông họ đã giương cao.
+ Cách viết của Bác đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của chính dư luận tiến bộ Pháp, Mĩ.
+ Dẫn lời trong bản tuyên ngôn của Pháp, Mĩ là bác ngầm đặt ba bản tuyên ngôn ngang hàng với nhau một cách kín đáo hơn gợi lại niềm tự hào về tác phẩm “Bình ngô đại cáo”.
=> Đây là một đóng góp riêng của tác giả và cũng là của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tư tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế kỷ XX.



Thực dân Pháp đã rêu rao trước công luận quốc tế : Pháp có công khai hóa văn minh, có công bảo hộ Việt Nam khi Nhật xâm lăng Đông Dương. Vậy bản Tuyên ngôn đã bác bỏ luận điệu xảo trá ấy như thế nào ? Cách lập luận của Bác để lời tố cáo có hiệu quả ?
Nhóm 1 : Kể tên các tội ác của giặc Pháp mà Bác đã nêu trong bản Tuyên ngôn ?
Gợi ý : Về chính trị, văn hóa,
Về kinh tế, tài chính
Nhóm 2 : Đánh giá về cách lập luận của Bác để lời tố cáo có hiệu quả ?
Gợi ý : về hệ thống luận cứ
Về phương pháp, biện pháp nghệ thuật
Về ngôn ngữ
Về dẫn chứng.
Bản cáo trạng đanh thép
Thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lý mà tổ tiên họ từng xây dựng như một thành tựu của tư tưởng văn minh. Chúng lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái hòng mị dân và che dấu những hành động "Trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa".
Pháp muốn "hợp pháp hoá" việc chiếm lại nước ta nên đã kể công: Khai hoá, bảo hộ, giành lại Đông Dương. Hồ Chí Minh đã đập tan những luận điệu đó bằng cách:
+ Kể tội chúng áp bức bóc lột tàn bạo và tội ác diệt chủng của chúng
- Về chính trị
- Về kinh tế
- Hậu quả
+ Pháp kể công bảo hộ thì bản tuyên ngôn lên án chúng
-> Kể tội chúng hai lần dâng Đông Dương cho Nhật. Vậy Pháp không những không có công bảo hộ mà còn có tội ác với dân tộc Việt Nam.
+ Kể tội phản bội đồng minh: Đầu hàng Nhật bỏ chạy vậy là đã phản bội đồng minh , Pháp còn khủng bố cách mạng Việt Nam đánh Nhật cứu nước





















Nghệ thuật:
+ Tạo một hệ thống lập luận chặt chẽ lí lẽ đanh thép, với các luận điểm luận cứ xác đáng rõ ràng khiến thực dân Pháp không thể chối cãi.
+ Bằng phương pháp liệt kê, kết hợp với việc sử dụng hàng loạt những câu văn được viết theo hình thức lặp kết cấu cú pháp
+ Ngôn ngữ: sử dụng từ ngữ chính xác, thể hiện lập trường quan điểm chính trị rõ ràng bản
+ Đoạn văn dù ngắn gọn nhưng giá trị nổi bật của đoạn văn là những lí lẽ xác đáng, các bằng chứng xác thực không thể chối cãi, ngôn ngữ sắc sảo gợi cảm hùng hồn
Bản "Tuyên ngôn độc lập" đã vạch trần bản chất thực dân xảo quyệt, tàn bạo và man rợ của thực dân Pháp bằng những sự thật lịch sử không thể chối cãi. Tố cáo hùng hồn và đanh thép tộ ác mọi mặt của thực dân Pháp với nhân dân ta bằng giọng văn mạnh mẽ đầy sức thuyết phục. Tuyên ngôn độc lập là bản cáo trạng đanh thép tội ác của Thực Dân Pháp.
Khẳng định thực tế lịch sử
“Trước ngày 9/3, biết bao lần Việt Minh kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật”
“Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam đọc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”.
“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”
“Trước ngày 9/3, biết bao lần Việt Minh kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật”
“Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam đọc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”.
“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”
- Khẳng định tinh thần đấu tranh bền bỉ của nhân dân để giành lại chính quyền.
- Sử dụng phương pháp loại suy:Việt Nam không còn là thuộc địa của Pháp vì sau sự kiện mùng 9-3, Pháp đầu hàng Nhật, Việt Nam rơi vào tay Nhật. Việt Nam không còn là thuộc địa của Nhật vì khi Nhật đầu hàng đồng minh, nhân dân Việt Nam nổi dậy dành chính quyền từ tay Nhật.
- Cách láy lại làm tăng thêm âm hưởng hào hùng cho bản tuyên ngôn và nhấn mạnh vào quyền độc lập của dân tộc ta mà Pháp không thể phủ nhận.
Lời tuyên bố thoát li quan hệ với pháp

- Từ những cứ liệu lịch sử hiển nhiên đó, bản tuyên ngôn nhấn mạnh các thông điệp quan trọng:
+ Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam,
xoá bỏ hết mọi đặc quyền của Thực dân Pháp trên đất nước VN.
+ Kêu gọi toàn dân VN đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp.
+ Căn cứ vào những điều khoản quy định về nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở hai Hội nghị Têhêrăng và Cựu KimSơn, kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập tự do của dân tộc VN.
=> Lời tuyên bố và kêu gọi đều dựa trên cơ sở pháp lí.
Lời tuyên ngôn và những tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
“Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
“Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.


- Đoạn văn ngắn, lời gọn mà ý sâu.
+ Người khẳng định: "Nước Việt Nam có quyền", "Và sự thật đã thành một nước tự do độc lập". Bác vừa khẳng định vừa tuyên bố công khai. Mấy tiếng "có quyền", "và sự thật" mạnh mẽ và rắn chắc như chân lí
->Bác tuyên ngôn độc lập trên cả cơ sở thực tiễn và cả cơ sở pháp lí.
+ Người bày tỏ quyết tâm: "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". Bác vừa thể hiện quyết tâm lớn lại vừa như kêu gọi đồng bào cả nước đồng lòng, chung sức để giữ gìn độc lập, tự do đã giành được.
-> Lời tuyên bố ý chí bảo vệ nền độc lập
- Lời văn: đanh thép, giọng điệu dứt khoát, hùng hồn
Kết luận

- "Tuyên ngôn độc lập" là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độthực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỷ nguyên độc lập tự do của nước VN mới.
- Tác phẩm là một áng văn chính luận mẫu mực: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn, vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm cơ hội quốc tế, vừa bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của tác giả và toàn dân tộc.
Nghệ thuật

Tuyên ngôn độc lập là đỉnh cao của văn chương chính luận có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương, đạt được những thành tựu nghệ thuật trên những phương diện cơ bản nhất.
a, Tác phẩm có kết cấu chặt chẽ, lập luận đanh thép, sắc bén
+ Kết cấu: rõ ràng mạch lạc
+ Nghệ thuật lập luận gậy ông đập lưng ông là luôn có sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn. Nhưng vấn đề có tính chất nguyên lí đều làm sáng tỏ bằng thực tiễn. Chính sự thật rõ ràng có sức mạnh của chân lí .
b, Trên cơ sở tư tưởng chủ đạo là độc lập dân tộc, giọng văn có sự thay đổi linh hoạt phù hợp với đối tượng và nội dung. Âm hưởng chủ đạo của TNĐL là hào hùng, trang trọng, nhưng khi đối tượng thay đổi thì giọng văn cũng thay đổi:
- Khi khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc thì lời văn trang trọng, thiêng liêng: khi viết cho đồng bào cả nước thì lời văn lại chân thành tha thiết
c, Ngôn ngữ và hiện tượng nghệ thuật vừa chính xác, vừa gợi cảm
Nội dung
- Giá trị lịch sử: tuyên ngôn độc lập là một tuyên bố của một dân tộc đã đứng lên đấu tranh xoá bỏ chế độ phong kiến, thực dân, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hoà nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách một nước độc lập dân chủ tự do
Giá trị tư tưởng: tuyên ngôn độc lập là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập tự do. Cả hai phẩm chất này được coi như một đóng góp riêng của tác giả, và cũng là của dân tộc ta, là một trong những trào lưu tư tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế kỉ XX. Đó là lí do vì sao tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của liên hợp quốc UNESCO lại bình chọn Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc và tạp chí TIME xét Hồ Chí Minh là một trong số 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỉ XX.
Tuyên ngôn độc lập là một bản tuyên ngôn độc lập hoàn thiện nhất của dt VN, khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hoà vừa là một sáng tác văn chương yêu nước lớn của thời đại. Tác phẩm vừa lđ nguyện vọng thiêng liêng của nd VN là đl dt vừa thể hiện lòng yêu nước da diết trong Bác
- Bên cạnh nội dung yêu nước, TNĐL còn chứa đựng tính nhân văn cao đẹp. Mặc dù tác phẩm không trực tiếp khẳng định vấn đề nhân quyền của nd VN nhưng vấn đề nhân quyền vẫn được đặt ra. Bởi lẽ với một nước thuộc địa như việt Nam lúc bấy giờ thì đòi quyền đl dt cũng là đòi thực hiện nhân quyền. Một dân tộc còn nô lệ thì con người làm gì có quyền tự do
- Bản tuyên ngôn đã nêu cao truyền thống đạo lí nhân quyền của người dân. Mặc dù thực dân Pháp thực hiện những chính sách dã man tàn bạo đối với đất nước ta, trước khi rút nhưng nd ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng nhân đạo.
- Nêu cao truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc VN bản tuyên ngôn độc lập sáng ngời tính nhân văn đó cũng là sự tiếp nối và phát huy những áng thiên cổ hùng văn.
Kết luận
Nạn đói thảm khốc năm 1945
Những hiệp ước mà Pháp đã kí kết về Việt Nam
- Hiệp ước Nhâm Tuất 1862: Ký kết về vấn đề triều đình Huế trao 3 tỉnh miền Đông cho Pháp.
- Hiệp ước năm Giáp Tuất 1874: triều đình nhà Nguyễn thừa nhận sáu tỉnh Nam kì là đất thuộc Pháp, công nhận quyền đi lại buôn bán, kiểm soát, điều tra tình hình ở Việt Nam của chúng.
- Hiệp ước 1883, Hắc Măng: Kí kết giữa triều đình nhà Nguyễn với Pháp về việc:
Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của Pháp, quy định: Nam kì là xứ thuộc địa, Bắc kì là xứ bảo hộ, Trung kì giao cho nhà Nguyễn quản lí
- Hiệp ước năm 1984, Pa tơ nốt: có 19 điều khoản dựa trên hiệp ước Hắc Măng.
-> Nói chung các hiệp định đều chứng minh triều đình nhà Nguyễn từng bước bán nước ta cho pháp
Đây đều là các hiệp ước bất bình đẳng với mục đích từng bước thôn tính toàn bộ Việt Nam.
Những đặc quyền của Pháp đối với Việt Nam: đặc quyền của Pháp với tất cả các hoạt động như: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: đỗ thị liệu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)