Tuần 2. Tự tình (bài II)
Chia sẻ bởi Thị Sà Don |
Ngày 26/04/2019 |
38
Chia sẻ tài liệu: Tuần 2. Tự tình (bài II) thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Đề bài: Suy nghĩ của anh chị về giá trị nghệ thuật hiện thực và nhân đạo trong bài thơ “ Tự tình II “ của Hồ Xuân Hương.
Bài Làm
Cho đến nay, người ta vẫn chưa đích xác tiểu sử của Hồ Xuân Hương. Khi nhắc tới bà, người ta chỉ biết bà là một nhà thơ thiên tài, có mệnh danh là “ Bà chúa thơ Nôm “, một cá tính sáng tạo độc đáo, đặc biệt là một người đàn bà dám giương cao ngọn cờ giải phóng phụ nữ, nhưng về cuộc sống gia đình, hạnh phúc lứa đôi của Xuân Hương thì gặp nhiều éo le. Về thơ, bà là tác giả của trên dưới 30 bài. Tiêu biểu là bài thơ “ tự tình II “ đã bộc lộ cái tôi đầy cảm xúc và bản lĩnh của tác giả trước cuộc sống, đặc biệt, “ Tự tình II “ mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc về thân phận của người phụ nữ thời phong kến xưa.
Đúng thật, người phụ nữ của thời phong kiến xưa toát lên một vẻ đẹp thiết tha mà những người phụ nữ thời đại khó có được vẻ đẹp rạng người ấy. Đó là vẻ đẹp về hình thức, mặt dù trong thơ tác giả không chú ý miêu tả nhiều, người ta vẫn thấy thấp thoáng qua hình ảnh ước lệ: “ cái hồng nhan(người đàn bà rất đẹp, có tài sắc) “. Cái hồng nhan ấy vốn là thứ mà người phụ nữ tự nhiên được có, chứ không phải nhan sắc đẹp là nhờ các dụng cụ giao kéo như nhiều người phụ nữ ngày nay hay áp dụng. Bên cạnh cái hồng nhan, mà người phụ nữ xưa có được, đó là vẻ đẹp về nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn. Là một người phụ nữ đoan trang, phúc hậu. Nó là vẻ đẹp của sự hài hòa và dung hòa với thế giới xung quanh. Thủy chung son sắt trong tình yêu, không thay lòng đổi dạ, chỉ mong sống trong tình yêu đích thực của mình. Chẳng những rất đẹp, mà người phụ nữ còn có tài hoa: giỏi thơ, hay văn như là Xuân Hương. Nhưng vẻ đẹp của họ, với bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, thì có một ai chân trọng vẻ đẹp ấy. Họ chỉ biết chà đạp lên thân phận nhỏ bé ấy, buộc người phụ nữ phải sống trong sự cực khổ, cuộc sống khó khăn, phải buôn tả khắp nơi trên đường đời. Thân phận đã hẩm hiu, vậy mà cuộc đời cứ trêu họ trên con đường tình duyên:
“ Trơ cái hồng nhan với nước non”
Họ biết được giá trị của mình là người hồng nhan, nhưng biết được phẩm giá của mình không phải để sung sướng, tự hào. Trái lại, biết chỉ thêm ngậm ngùi, cay đắng. Từ “ cái “ đặt trước một danh từ sẽ khiến danh từ ấy mang sắc thái ngữ nghĩa của sự xem thường, khinh miệt. “ Hồng nhan “ vốn là danh từ để chỉ người đẹp, khi đặt sau từ cái đã không còn nguyên giá trị. Trước cái hồng nhan là tính từ “ trơ “, vốn có hàm nghĩa xấu, chỉ sự không biết xấu hổ, đồng thời chỉ sự lẻ loi, không biết nương tựa vào đâu. Hóa ra, hồng nhan_ một phẩm giá của con người trong cuộc thế này trở thành thứ chẳng có ích gì, thậm chí còn đáng xấu hổ.
“ Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn”
“ Ngán nổi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Vầng trăng tròn chỉ sự viên mãn, tốt đẹp, song mong ước ấy mãi chưa tới. Câu thơ mang hình ảnh tả thực, đồng thời mang ý nghĩa tượng trưng, chứa đựng biết bao nhiêu là thời gian và sự chán ngán kéo dài. Cuộc đời và thời gian cứ trôi đi, tình yêu và hạnh phúc thì chỉ dược hưởng một tí chút (mảnh tình là cái tình bé như mãnh vỡ) mà rồi còn phải sang sẽ với người khác. Tuổi xuân người phụ nữ đã ra đi, tuổi trẻ tàn phai, mà tình duyên vẫn chưa trọn vẹn,tình yêu thật sự vẫn chưa đến. Nỗi chán chường, đau đớn, ê chề bao chùm thân phận người phụ nữ. Nhìn chung, cuộc đời người phụ nữ đầy bất hạnh. Sự bất hạnh bao nhiêu thì họ cháy bỏng khát vọng sống mạnh liệt, ước mơ hạnh phúc nhưng càng khao khát thì càng tuyệt vọng, chua chát gấp bội.
Một người phụ nữ yếu đuối, khi gặp trở ngại trong cuộc sống thì sẽ dễ dàng chấp nhận số phận. Riêng người phụ nữ xưa, số phận buộc họ phải vấp ngã, họ có buồn đau, có chán nản nhưng không quá bi lụy, yếu đuối, những con người ấy vẫn gắng gượng đứng lên, vượt lên số phận bằng bản lĩnh cứng cỏi của mình, đó là tinh thần đấu tranh, phản kháng mạnh mẽ:
“ Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Bài Làm
Cho đến nay, người ta vẫn chưa đích xác tiểu sử của Hồ Xuân Hương. Khi nhắc tới bà, người ta chỉ biết bà là một nhà thơ thiên tài, có mệnh danh là “ Bà chúa thơ Nôm “, một cá tính sáng tạo độc đáo, đặc biệt là một người đàn bà dám giương cao ngọn cờ giải phóng phụ nữ, nhưng về cuộc sống gia đình, hạnh phúc lứa đôi của Xuân Hương thì gặp nhiều éo le. Về thơ, bà là tác giả của trên dưới 30 bài. Tiêu biểu là bài thơ “ tự tình II “ đã bộc lộ cái tôi đầy cảm xúc và bản lĩnh của tác giả trước cuộc sống, đặc biệt, “ Tự tình II “ mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc về thân phận của người phụ nữ thời phong kến xưa.
Đúng thật, người phụ nữ của thời phong kiến xưa toát lên một vẻ đẹp thiết tha mà những người phụ nữ thời đại khó có được vẻ đẹp rạng người ấy. Đó là vẻ đẹp về hình thức, mặt dù trong thơ tác giả không chú ý miêu tả nhiều, người ta vẫn thấy thấp thoáng qua hình ảnh ước lệ: “ cái hồng nhan(người đàn bà rất đẹp, có tài sắc) “. Cái hồng nhan ấy vốn là thứ mà người phụ nữ tự nhiên được có, chứ không phải nhan sắc đẹp là nhờ các dụng cụ giao kéo như nhiều người phụ nữ ngày nay hay áp dụng. Bên cạnh cái hồng nhan, mà người phụ nữ xưa có được, đó là vẻ đẹp về nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn. Là một người phụ nữ đoan trang, phúc hậu. Nó là vẻ đẹp của sự hài hòa và dung hòa với thế giới xung quanh. Thủy chung son sắt trong tình yêu, không thay lòng đổi dạ, chỉ mong sống trong tình yêu đích thực của mình. Chẳng những rất đẹp, mà người phụ nữ còn có tài hoa: giỏi thơ, hay văn như là Xuân Hương. Nhưng vẻ đẹp của họ, với bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, thì có một ai chân trọng vẻ đẹp ấy. Họ chỉ biết chà đạp lên thân phận nhỏ bé ấy, buộc người phụ nữ phải sống trong sự cực khổ, cuộc sống khó khăn, phải buôn tả khắp nơi trên đường đời. Thân phận đã hẩm hiu, vậy mà cuộc đời cứ trêu họ trên con đường tình duyên:
“ Trơ cái hồng nhan với nước non”
Họ biết được giá trị của mình là người hồng nhan, nhưng biết được phẩm giá của mình không phải để sung sướng, tự hào. Trái lại, biết chỉ thêm ngậm ngùi, cay đắng. Từ “ cái “ đặt trước một danh từ sẽ khiến danh từ ấy mang sắc thái ngữ nghĩa của sự xem thường, khinh miệt. “ Hồng nhan “ vốn là danh từ để chỉ người đẹp, khi đặt sau từ cái đã không còn nguyên giá trị. Trước cái hồng nhan là tính từ “ trơ “, vốn có hàm nghĩa xấu, chỉ sự không biết xấu hổ, đồng thời chỉ sự lẻ loi, không biết nương tựa vào đâu. Hóa ra, hồng nhan_ một phẩm giá của con người trong cuộc thế này trở thành thứ chẳng có ích gì, thậm chí còn đáng xấu hổ.
“ Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn”
“ Ngán nổi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Vầng trăng tròn chỉ sự viên mãn, tốt đẹp, song mong ước ấy mãi chưa tới. Câu thơ mang hình ảnh tả thực, đồng thời mang ý nghĩa tượng trưng, chứa đựng biết bao nhiêu là thời gian và sự chán ngán kéo dài. Cuộc đời và thời gian cứ trôi đi, tình yêu và hạnh phúc thì chỉ dược hưởng một tí chút (mảnh tình là cái tình bé như mãnh vỡ) mà rồi còn phải sang sẽ với người khác. Tuổi xuân người phụ nữ đã ra đi, tuổi trẻ tàn phai, mà tình duyên vẫn chưa trọn vẹn,tình yêu thật sự vẫn chưa đến. Nỗi chán chường, đau đớn, ê chề bao chùm thân phận người phụ nữ. Nhìn chung, cuộc đời người phụ nữ đầy bất hạnh. Sự bất hạnh bao nhiêu thì họ cháy bỏng khát vọng sống mạnh liệt, ước mơ hạnh phúc nhưng càng khao khát thì càng tuyệt vọng, chua chát gấp bội.
Một người phụ nữ yếu đuối, khi gặp trở ngại trong cuộc sống thì sẽ dễ dàng chấp nhận số phận. Riêng người phụ nữ xưa, số phận buộc họ phải vấp ngã, họ có buồn đau, có chán nản nhưng không quá bi lụy, yếu đuối, những con người ấy vẫn gắng gượng đứng lên, vượt lên số phận bằng bản lĩnh cứng cỏi của mình, đó là tinh thần đấu tranh, phản kháng mạnh mẽ:
“ Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thị Sà Don
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)