Tuần 2. Tự tình (bài II)

Chia sẻ bởi Trần Quang Hà | Ngày 10/05/2019 | 80

Chia sẻ tài liệu: Tuần 2. Tự tình (bài II) thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

.
?
1/ Tác giả:
Hồ xuân hương
1/ Hướng dẫn đọc
II. Đọc - hiểu văn bản
2/ Sự nghiệp thơ ca
3/ Bài tự tình 2
a. Xu?t x?: (SGK)
b. Th? lo?i: Tho Nôm Du?ng lu?t
i. Đọc - hiểu tiểu dẫn
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
2. Đọc- hiểu chi tiết
A. Bốn câu thơ đầu:
Giới thiệu hoàn cảnh tự tình, diễn tả bước đi gấp gáp, thôi thúc, vô tình của thời gian = sự cô đơn, rối bời trong vô vọng của nhân vật trữ tình.
Không gian, thời gian nghệ thuật
Nhân vật trữ tình xuất hiện trong hoàn cảnh nào? Căn cứ vào những tín hiệu nghệ thụât nào mà em biết được điều đó ?
Đêm khuya
(Thời gian)
Văng vẳng
Trống canh dồn
(âm thanh)
(nhịp điệu)
Trống vắng
Gợi sự tĩnh mịch
Hối thúc, giục giã
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
2. Đọc- hiểu chi tiết
A. Bốn câu thơ đầu:
Sự cô đơn đến rợn ngợp, nỗi nhức nhối, trơ trọi dãi dầu đầy thách thức của thân phận hồng nhan: dù thảm sầu, oán hận nhưng vẫn thách thức với đời không chịu thua- một bản lĩnh, một cá tính mạnh mẽ.
Đọc câu thơ tiếp em thấy có hiện tượng gì độc đáo? em đọc được tâm sự gì của nữ sĩ ở đây?
Nghệ thuật đảo ngữ: Trơ lên đầu câu
Trơ
Phép tiểu đối: Hồng nhan>< nước non
Cụm từ : Cái hồng nhan : cách nói đầy hàm ý
Cái hồng nhan
Nước non
Cô độc, tủi hổ, bẽ bàng
rẻ rúng, mỉa mai
Rộng lớn, vĩnh hằng
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Nhấn mạnh sự cô đơn, bẽ bàng

Trơ cái hồng nhan với nước non.
2. Đọc- hiểu chi tiết
A. Bốn câu thơ đầu:
Sự đồng nhất giữa ngoại cảnh và tâm cảnh: cảnh buồn- người buồn.
Tuổi xuân qua mau mà tình duyên chưa trọn vẹn.
Sự đợi chờ hạnh phúc trong vô vọng.
Buồn, cô đơn nhân vật trữ tình định lấy gì làm khuây? và có khuây được không? vì sao?
Cô đơn: mượn rượu giải sầu
Vầng trăng bóng xế: Hình ảnh ẩn dụ cho tình duyên, hạnh phúc không trọn vẹn.
Nhưng say lại tỉnh
Tỉnh ra lại
càng "đau"
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Theo em hình ảnh vầng trăng bóng xế có ý nghĩa biểu tượng như thế nào ?
Từ sự phân tích trên em có nhận xét chung như thế nào về bốn câu thơ đầu? Hãy thử đặt tiêu đề cho đoạn thơ trên?
Lời tâm sự về nỗi đau duyên phận: muộn màng, dang dở
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
B. Bốn câu thơ sau:
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
B. Bốn câu thơ sau:
Nhóm 1, 2, 3:
Cảnh vật trong hai câu 5,6 được miêu tả như thế nào? (bằng biện pháp nghệ thuật gì) chỉ ra ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh thơ này?
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
Xuân đi xuân lại lại.
Mảnh tình .
?
Hiểu nghĩa của từ xuân, mảnh tình ở đây như thế nào? Em đọc được tâm sự gì của Xuân Hương ở hai câu kết ?
Nhóm 4,5,6
Nghệ thuật đảo ngữ, sử dụng động từ mạnh:
"Xiên ngang", "Đâm toạc"
?sự phản kháng của thân phận: đất ,đá, cỏ cây = ý thức phản kháng vươn lên của con người:
? khát vọng sống mãnh liệt muốn vươn lên bứt phá mọi ràng buộc của lễ giáo phong kiến, khát vọng được yêu, khát vọng hạnh phúc ?một cá tính mạnh mẽ, táo bạo


B. Bốn câu thơ sau:
Hai câu 5,6
" xuân đi, xuân lại lại" ( từ đồng âm) : cảm thức về thời gian: buồn ngao ngán trước sự trở lại của mùa xuân và sự ra đi của tuổi
xuân
- "Mảnh tình" ? " san sẻ" ? " tí con con": nghệ thuật tăng tiến ?nhấn mạnh đến sự nhỏ bé dần.đầy xót xa đến tội nghiệp của thân phận lẽ mọn
Hai câu 7, 8
Khát vọng sống mãnh liệt
Thực tế phũ phàng

Hãy đặt tiêu đề cho bốn câu thơ trên ?
Những suy ngẫm cay đắng về duyên phận, tình yêu, hạnh phúc.(Nỗi đau mang tính bi kịch)
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Tài Việt hoá thơ Đường : sử dụng hình ảnh, Từ ngữ giản dị mang đậm sắc thái dân gian.
Bài thơ là tiếng nói đồng cảm sâu sắc với nỗi đau duyên phận của người phụ nữ, là lời kết tội chế độ đa thê của xã hội phong kiến và là tiếng lòng riêng nhưng cũng là tiếng lòng chung, là tiếng nói đòi quyền sống , quyền hạnh phúc cho người phụ nữ
-Nét cá tính mạnh mẽ, duyên dáng, sắc sảo ở Hồ Xuân Hương.
Bài 1:
Giống nhau:
Lời bộc bạch về tâm trạng vừa buồn tủi, xót xa vừa phẫn uất trước nỗi đau duyên phận.
- Tài năng Việt hoá thơ Đường, bản lĩnh, cá tính của Hồ Xuân Hương.
b. Khác nhau:
Tự tình 1 có yếu tố phản kháng, thách đố duyên phận mạnh mẽ hơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quang Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)