Tuần 2. Tự tình (bài II)
Chia sẻ bởi Bùi Thị Thu Phương |
Ngày 10/05/2019 |
59
Chia sẻ tài liệu: Tuần 2. Tự tình (bài II) thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
T? tỡnh (Bi II)
Hồ Xuân Hương
Văn bản
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
(Thơ Hồ Xuân Hương NXB văn học, Hà Nội, 1987)
CÔNG VIỆC CẦN LÀM.
1.Tìm hiểu tiểu dẫn
2. Đọc - hiểu văn bản.
2.1 Đọc văn bản
2.2 Tìm hiểu văn bản
3. Tổng kết (Ghi nhớ)
4. Luyện tập
5. Củng cố, dặn dò
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả
a. Cuộc đời.
- Lưu truyền:
Đọc tiểu dẫn , nêu khái quát về
cuộc đời Hồ Xuân Hương?
+ Hồ Xuân Hương ( ? - ?)
+ Quê: Làng Quỳnh Đôi – Quỳnh Lưu – Nghệ An. Sống vào nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX.
+ Gia đình: Cha là Hồ Phi Diễn (Có tài liệu ghi là Hồ Sĩ Danh). Mẹ là vợ lẽ, họ Hà, người Kinh Bắc.
- Hồ xuân Hương đi nhiều nơi và quan hệ thân thiết với nhiếu danh nhân nổi tiếng. Ảnh hưởng nhiều tới sáng tác
- Cuộc đời và tình duyên nhiều éo le, trắc trở. Điều này phản ánh nhiều trong sáng tác của bà.
b. Sự nghiệp Sáng tác
- Thể loại: Thơ chữ Nôm và chữ Hán
Hồ Xuân Hương thường sáng tác
theo thể loại nào,
Tác phẩm tiêu biểu?
- Tác phẩm:
+ Trên 40 bài thơ chữ Nôm
+ Tập thơ “Lưu hương ký” phát hiện năm 1964 gồm 25 bài thơ chữ Hán, 18 bài chữ Nôm
- Nội dung:
+ Là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ với cảnh ngộ éo le, ngang trái
+ Tuyên chiến với lễ giáo phong kiến, đề cao, ca ngợi, bênh vực người phụ nữ
- Nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ trào phúng mà sâu đậm chất trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian
+ Mang tính dân tộc và hiện đại
Nội dung, nghệ thuật thơ
Hồ Xuân Hương?
2. Văn bản
- “Tự tình” là bài thơ thứ hai trong chùm thơ gồm ba bài của Hồ Xuân Hương
- Nội dung: Là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ trước cảnh ngộ éo le của bản thân
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc văn bản
a. Nhan đề
Tự tình: Là tự giãi bày, bày tỏ tấm lòng mình. Bài thơ là sự giãi bày của Hồ Xuân Hương trước tình cảnh éo le ngang trái của bản thân. Đồng thời thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi
b. Thể loại văn bản
- Thể: Thất ngôn bát cú Đường luật (Đường thi), có nguồn gốc từ Trung Quốc.
- Loại: Thơ trữ tình
Cho biết ý nghĩa nhan đề bài thơ?
Nêu thể loại và đặc trưng thể
loại văn bản?
- Đặc trưng thể loại:
+ Là văn chương bác học
+ Quy định chặt chẽ về Niêm – Luật – Vần – Đối
c. Bố cục văn bản
Chia làm bốn phần: Hai câu đề, hai câu thực, hai câu luận, hai câu kết
2. Tìm hiểu văn bản
a. Hướng tìm hiểu về văn bản:
Tìm hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại thơ trữ tình trung đại
b. Tìm hiểu văn bản
* Hai câu đề:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.
- Chủ thể trữ tình: Người phụ nữ
Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai,
hoàn cảnh xuất hiện?
- Hoàn cảnh xuất hiện:
+ Thời gian: Đêm khuya
+ Không gian: Rộng lớn tĩnh lặng
- Âm thanh: “Văng vẳng trống canh dồn”
Là âm thanh từ xa vọng lại, tiếng trống dồn dập như bước đi của thời gian. Nghệ thuật: Lấy động tả tĩnh (thơ cổ) tả tiếng trống để tô đậm sự tĩnh nặng của đêm khuya
Âm thanh được miêu tả
gợi điều gì?
- Câu hai đi sâu vào miêu tả tư thế tâm trạng nhân vật trữ tình
+ “Trơ”: Nhấn mạnh sự cô đơn lẻ loi, bẽ bàng của nhân vật trữ tình
+ “Hồng nhan”: Chỉ nhan sắc người con gái
- Nghệ thuật:
+ Đảo ngữ: “Trơ” đặt trước “cái hồng nhan” nhấn mạnh sự cô đơn bẽ bàng, ngang tàng của Hồ Xuân Hương
Nghệ thuật thể hiện trong hai câu đề?
+ Đối lập: “Cái hồng nhan” với “nước non” (nhỏ bé – rộng lớn) tô đậm sự đơn độc nhỏ nhoi của nhân vật trữ tình
Tiểu kết: Hai câu đề miêu tả không gian, thời gian nhân vât trữ tình xuất hiện. Đồng thời thể hiện tâm trạng cô đơn, bẽ bàng, ngổn ngang của nhân vật trữ tình
Tâm trạng nhân vật trữ tình thể hiện
trong câu thơ thứ hai?
* Hai câu thực:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
- Hoàn cảnh bộc lộ tâm trạng
+ Tìm đến rượu để quyên đi nỗi buồn, cô đơn
+ Tìm đến với thiên nhiên
Tất cả đều vô ích vì “say lại tỉnh”: Như vòng tuần hoàn khép kín. Say rồi tỉnh, tỉnh rồi lại thấy buồn tủi cô đơn chua sót hơn so với lúc say.
- Hình ảnh: Trăng, Rượu
Mang ý nghĩa tựợng trưng: “Rượu” tượng trưng cho tình
yêu có chút say đã tan biến, “trăng” tượng trưng cho số phận
hạnh phúc Hồ Xuân Hương.
Tâm trạng nhân vật trữ
tình bộc lộ qua câu thơ:
“chén rượu hương đưa say lại tỉnh”?
+ “Vầng trăng bóng xế” (sắp tàn, sắp lặn) + “Khuyết chưa tròn”: Tượng trưng cho duyên tình lỡ dở hẩm hiu của Hồ Xuân Hương
Tiểu kết: Hai câu thực thể hiện rõ bi kịch tình duyên của nhân vật trữ tình. Đó là bi kich lỡ dở tình duyên và tâm trạng chua xót tủi hờn của nữ sỹ họ Hồ.
Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh:
“vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”?
* Hai câu luận:
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
+ Rêu, đá: Vốn vô chi vô giác
+ Trong câu thơ: Hiện lên không bình thường. “Rêu” không mọc thẳng mà “xiên ngang”, “đá” không đứng yên mà “đâm toạc”.
Là hình ảnh vừa có thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng, thể hiện cái giữ dội quyết liệt của sự phản kháng
- Nghệ thuật:
+ Đối: Xiên ngang >< đâm toạc, mặt đất >< chân mây
+ Đảo ngữ: Hai động từ “xiên, đâm” đặt trước hai bổ ngữ “ngang, toạc”
Nhấn mạnh cá tính ngang ngạnh bướng bỉnh của Hồ Xuân Hương
Hình ảnh “rêu, đá” được
miêu tả như thế nào?
Nghệ thuật sử dụng trong hai câu luận,
tác dụng?
Nhấn mạnh cá tính ngang ngạnh bướng bỉnh của Hồ Xuân Hương
Tiểu kết: Với bút pháp tả cảnh ngụ tình, thiên nhiên góp phần thể hiện rõ nét tâm trạng, bản lĩnh Hồ Xuân Hương.Đó là bản lĩnh cứng cỏi mạnh mẽ và sự phản kháng quyết liệt trước xã hội rẻ rúm người phụ nữ.
* Hai câu kết
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con
- “Xuân” là mùa xuân, tuổi trẻ. Mùa xuân của thiên nhiên đi qua sẽ trở lại nhưng muà xuân đời người chỉ có một lần
- Hai từ “lại”
+ Lại (1): Là phụ từ có nghĩa là thêm một lần nữa
+ Lại (2): Là động từ nghĩa là trở lại
Sự trở lại của mùa xuân đòng nghĩa với sự ra đi của tuổi trẻ
- Nghệ thuật:
+ Lặp từ đồng âm khác nghĩa
+ Tăng tiến: Mảnh tình – san sẻ - tí – con con
Hai từ “xuân” có ý nghĩa gì?
nghĩa khác nhau của hai từ “lại”?
Cho biết nghệ thuật sử dụng trong
hai câu cuối, tác dụng?
Nhấn mạnh tâm trạng buồn tủi chua sót nhưng vẫn khao khát hạnh phúc
Tiểu kết: Nghệ thuật điệp từ kết hợp với biện pháp tăng tiến thể hiện rõ tình cảnh của người phụ nữ: Khao khát hạnh phúc lứa đôi nhưng lại éo le trong tình duyên.
III. Tổng kết
“Tự tình” (Bài II) nằm trong chùm thơ Tự tình gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc: vừa đau buồn vừa thách thức duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vạo bi kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của “Bà chúa thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình ảnh.
IV. Luyện tập
Đọc “Tự tình” (Bài I)
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu không đánh cớ sao om ?
Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,
Nay giận vì duyên để mõ mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom.
Gợi ý:
- Giống nhau:
+ Đều thể hiện nỗi buồn tủi xót xa, phẫn uất trước duyên phậ éo le của mình.
+ Thể hiện sự vươn lên thách thức số phận,phản kháng lại xã hội đương thời
+ Khát khao hạnh phúc lứa đôi.
+ Cho thấy tài năng sử dụng ngôn ngữ của “Bà chúa thơ Nôm”
Nhận xét sự giống và khác nhau
giữa hai bài “Tự tình” ?
- Khác nhau:
“Tự tình” (Bài I) yếu tố thách đó duyên phận mạnh mẽ hơn (oán hận, chuông sầu…), viết khi nhà thơ còn trẻ…
V. Củng cố và dặn dò.
* Củng cố:
- Qua bài thơ cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
- Thấy được tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: Tiếng Việt viết theo thể thơ Đường luật với bút pháp trữ tình vừa sâu lắng vừa mãnh liệt.
* Dặn dò.
+ Học thuộc bài thơ
+ Phân tích tác phẩm
+ Phát biểu suy nghĩ, cách hiểu, đánh giá về bài thơ.
+ Soạn bài mới.
Hồ Xuân Hương
Văn bản
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
(Thơ Hồ Xuân Hương NXB văn học, Hà Nội, 1987)
CÔNG VIỆC CẦN LÀM.
1.Tìm hiểu tiểu dẫn
2. Đọc - hiểu văn bản.
2.1 Đọc văn bản
2.2 Tìm hiểu văn bản
3. Tổng kết (Ghi nhớ)
4. Luyện tập
5. Củng cố, dặn dò
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả
a. Cuộc đời.
- Lưu truyền:
Đọc tiểu dẫn , nêu khái quát về
cuộc đời Hồ Xuân Hương?
+ Hồ Xuân Hương ( ? - ?)
+ Quê: Làng Quỳnh Đôi – Quỳnh Lưu – Nghệ An. Sống vào nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX.
+ Gia đình: Cha là Hồ Phi Diễn (Có tài liệu ghi là Hồ Sĩ Danh). Mẹ là vợ lẽ, họ Hà, người Kinh Bắc.
- Hồ xuân Hương đi nhiều nơi và quan hệ thân thiết với nhiếu danh nhân nổi tiếng. Ảnh hưởng nhiều tới sáng tác
- Cuộc đời và tình duyên nhiều éo le, trắc trở. Điều này phản ánh nhiều trong sáng tác của bà.
b. Sự nghiệp Sáng tác
- Thể loại: Thơ chữ Nôm và chữ Hán
Hồ Xuân Hương thường sáng tác
theo thể loại nào,
Tác phẩm tiêu biểu?
- Tác phẩm:
+ Trên 40 bài thơ chữ Nôm
+ Tập thơ “Lưu hương ký” phát hiện năm 1964 gồm 25 bài thơ chữ Hán, 18 bài chữ Nôm
- Nội dung:
+ Là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ với cảnh ngộ éo le, ngang trái
+ Tuyên chiến với lễ giáo phong kiến, đề cao, ca ngợi, bênh vực người phụ nữ
- Nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ trào phúng mà sâu đậm chất trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian
+ Mang tính dân tộc và hiện đại
Nội dung, nghệ thuật thơ
Hồ Xuân Hương?
2. Văn bản
- “Tự tình” là bài thơ thứ hai trong chùm thơ gồm ba bài của Hồ Xuân Hương
- Nội dung: Là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ trước cảnh ngộ éo le của bản thân
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc văn bản
a. Nhan đề
Tự tình: Là tự giãi bày, bày tỏ tấm lòng mình. Bài thơ là sự giãi bày của Hồ Xuân Hương trước tình cảnh éo le ngang trái của bản thân. Đồng thời thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi
b. Thể loại văn bản
- Thể: Thất ngôn bát cú Đường luật (Đường thi), có nguồn gốc từ Trung Quốc.
- Loại: Thơ trữ tình
Cho biết ý nghĩa nhan đề bài thơ?
Nêu thể loại và đặc trưng thể
loại văn bản?
- Đặc trưng thể loại:
+ Là văn chương bác học
+ Quy định chặt chẽ về Niêm – Luật – Vần – Đối
c. Bố cục văn bản
Chia làm bốn phần: Hai câu đề, hai câu thực, hai câu luận, hai câu kết
2. Tìm hiểu văn bản
a. Hướng tìm hiểu về văn bản:
Tìm hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại thơ trữ tình trung đại
b. Tìm hiểu văn bản
* Hai câu đề:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.
- Chủ thể trữ tình: Người phụ nữ
Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai,
hoàn cảnh xuất hiện?
- Hoàn cảnh xuất hiện:
+ Thời gian: Đêm khuya
+ Không gian: Rộng lớn tĩnh lặng
- Âm thanh: “Văng vẳng trống canh dồn”
Là âm thanh từ xa vọng lại, tiếng trống dồn dập như bước đi của thời gian. Nghệ thuật: Lấy động tả tĩnh (thơ cổ) tả tiếng trống để tô đậm sự tĩnh nặng của đêm khuya
Âm thanh được miêu tả
gợi điều gì?
- Câu hai đi sâu vào miêu tả tư thế tâm trạng nhân vật trữ tình
+ “Trơ”: Nhấn mạnh sự cô đơn lẻ loi, bẽ bàng của nhân vật trữ tình
+ “Hồng nhan”: Chỉ nhan sắc người con gái
- Nghệ thuật:
+ Đảo ngữ: “Trơ” đặt trước “cái hồng nhan” nhấn mạnh sự cô đơn bẽ bàng, ngang tàng của Hồ Xuân Hương
Nghệ thuật thể hiện trong hai câu đề?
+ Đối lập: “Cái hồng nhan” với “nước non” (nhỏ bé – rộng lớn) tô đậm sự đơn độc nhỏ nhoi của nhân vật trữ tình
Tiểu kết: Hai câu đề miêu tả không gian, thời gian nhân vât trữ tình xuất hiện. Đồng thời thể hiện tâm trạng cô đơn, bẽ bàng, ngổn ngang của nhân vật trữ tình
Tâm trạng nhân vật trữ tình thể hiện
trong câu thơ thứ hai?
* Hai câu thực:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
- Hoàn cảnh bộc lộ tâm trạng
+ Tìm đến rượu để quyên đi nỗi buồn, cô đơn
+ Tìm đến với thiên nhiên
Tất cả đều vô ích vì “say lại tỉnh”: Như vòng tuần hoàn khép kín. Say rồi tỉnh, tỉnh rồi lại thấy buồn tủi cô đơn chua sót hơn so với lúc say.
- Hình ảnh: Trăng, Rượu
Mang ý nghĩa tựợng trưng: “Rượu” tượng trưng cho tình
yêu có chút say đã tan biến, “trăng” tượng trưng cho số phận
hạnh phúc Hồ Xuân Hương.
Tâm trạng nhân vật trữ
tình bộc lộ qua câu thơ:
“chén rượu hương đưa say lại tỉnh”?
+ “Vầng trăng bóng xế” (sắp tàn, sắp lặn) + “Khuyết chưa tròn”: Tượng trưng cho duyên tình lỡ dở hẩm hiu của Hồ Xuân Hương
Tiểu kết: Hai câu thực thể hiện rõ bi kịch tình duyên của nhân vật trữ tình. Đó là bi kich lỡ dở tình duyên và tâm trạng chua xót tủi hờn của nữ sỹ họ Hồ.
Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh:
“vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”?
* Hai câu luận:
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
+ Rêu, đá: Vốn vô chi vô giác
+ Trong câu thơ: Hiện lên không bình thường. “Rêu” không mọc thẳng mà “xiên ngang”, “đá” không đứng yên mà “đâm toạc”.
Là hình ảnh vừa có thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng, thể hiện cái giữ dội quyết liệt của sự phản kháng
- Nghệ thuật:
+ Đối: Xiên ngang >< đâm toạc, mặt đất >< chân mây
+ Đảo ngữ: Hai động từ “xiên, đâm” đặt trước hai bổ ngữ “ngang, toạc”
Nhấn mạnh cá tính ngang ngạnh bướng bỉnh của Hồ Xuân Hương
Hình ảnh “rêu, đá” được
miêu tả như thế nào?
Nghệ thuật sử dụng trong hai câu luận,
tác dụng?
Nhấn mạnh cá tính ngang ngạnh bướng bỉnh của Hồ Xuân Hương
Tiểu kết: Với bút pháp tả cảnh ngụ tình, thiên nhiên góp phần thể hiện rõ nét tâm trạng, bản lĩnh Hồ Xuân Hương.Đó là bản lĩnh cứng cỏi mạnh mẽ và sự phản kháng quyết liệt trước xã hội rẻ rúm người phụ nữ.
* Hai câu kết
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con
- “Xuân” là mùa xuân, tuổi trẻ. Mùa xuân của thiên nhiên đi qua sẽ trở lại nhưng muà xuân đời người chỉ có một lần
- Hai từ “lại”
+ Lại (1): Là phụ từ có nghĩa là thêm một lần nữa
+ Lại (2): Là động từ nghĩa là trở lại
Sự trở lại của mùa xuân đòng nghĩa với sự ra đi của tuổi trẻ
- Nghệ thuật:
+ Lặp từ đồng âm khác nghĩa
+ Tăng tiến: Mảnh tình – san sẻ - tí – con con
Hai từ “xuân” có ý nghĩa gì?
nghĩa khác nhau của hai từ “lại”?
Cho biết nghệ thuật sử dụng trong
hai câu cuối, tác dụng?
Nhấn mạnh tâm trạng buồn tủi chua sót nhưng vẫn khao khát hạnh phúc
Tiểu kết: Nghệ thuật điệp từ kết hợp với biện pháp tăng tiến thể hiện rõ tình cảnh của người phụ nữ: Khao khát hạnh phúc lứa đôi nhưng lại éo le trong tình duyên.
III. Tổng kết
“Tự tình” (Bài II) nằm trong chùm thơ Tự tình gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc: vừa đau buồn vừa thách thức duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vạo bi kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của “Bà chúa thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình ảnh.
IV. Luyện tập
Đọc “Tự tình” (Bài I)
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu không đánh cớ sao om ?
Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,
Nay giận vì duyên để mõ mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom.
Gợi ý:
- Giống nhau:
+ Đều thể hiện nỗi buồn tủi xót xa, phẫn uất trước duyên phậ éo le của mình.
+ Thể hiện sự vươn lên thách thức số phận,phản kháng lại xã hội đương thời
+ Khát khao hạnh phúc lứa đôi.
+ Cho thấy tài năng sử dụng ngôn ngữ của “Bà chúa thơ Nôm”
Nhận xét sự giống và khác nhau
giữa hai bài “Tự tình” ?
- Khác nhau:
“Tự tình” (Bài I) yếu tố thách đó duyên phận mạnh mẽ hơn (oán hận, chuông sầu…), viết khi nhà thơ còn trẻ…
V. Củng cố và dặn dò.
* Củng cố:
- Qua bài thơ cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
- Thấy được tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: Tiếng Việt viết theo thể thơ Đường luật với bút pháp trữ tình vừa sâu lắng vừa mãnh liệt.
* Dặn dò.
+ Học thuộc bài thơ
+ Phân tích tác phẩm
+ Phát biểu suy nghĩ, cách hiểu, đánh giá về bài thơ.
+ Soạn bài mới.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Thu Phương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)