Tuần 2. Tự tình (bài II)
Chia sẻ bởi Nguyễn Đại Hùng |
Ngày 10/05/2019 |
34
Chia sẻ tài liệu: Tuần 2. Tự tình (bài II) thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
TỰ TÌNH II
Hồ Xuân Hương
I- TÁC GIẢ
Bà sinh và mất năm nào đến nay vẫn chưa rõ
Quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Đường chồng con lận đận. Hai lần lấy chồng thì cả hai lần đều làm lẽ và đều bị goá chồng
Cuối đời bà đi giao du nhiều nơi, nhất là thăm chùa chiền và danh lam thắng cảnh.
Bà để lại tập “ Lưu hương kí” phát hiện năm 1964 viết bằng chữ Nôm và 24 bài thơ chữ Hán
Thơ của bà mang phong cách riêng rất độc đáo. Nhà thơ phụ nữ viết về giới mình, vừa trào phúng, vừa trữ tình, vừa mang đậm phong cách dân gian. Tiếng nói chủ yếu trong thơ của nữ sĩ là nỗi niềm cảm thông, là sự khảng định vẻ đẹp nhiều mặt, và khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ. Ngôn ngữ thơ nhiều khi táo bạo mà tinh tế
II- ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1- Thể loại
Bài thơ được mô phỏng theo thể thơ Đường. Đây là thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú
2- Bố cục
a- Bốn câu trên: Thể hiện nỗi lòng trong cảnh cô đơn, bộc lộ khát vọng hạnh phúc tuổi xuân
b- Bốn câu dưới:Thái độ bứt phá vùng vẫy mà vẫn rơi vào tuyệt vọng của cảnh đời lẻ mọn
3- Chủ đề
- Bài thơ là nỗi thương mình trong cô đơn , lẻ mọn, khao khát hạnh húc tuổi xuân. Đồng thời thể hiện thái độ bứt phá, vùng vẫy muốn thoát ra khỏi cảnh ngộ, muốn vươn lên giành hạnh phúc nhưng lại tuyệt vọng buồn chán.
4- Phân tích bài thơ
a- Nỗi thương mình trong cảnh cô đơn lẻ mọn
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
- Thời gian là “đêm khuya”, nhân vật trữ tình vẫn không ngủ được- người phụ nữ ấy thao thức đợi chờ...
“ Trống canh dồn” diễn tả thôi thúc, gấp gáp. Đó là tiếng trống của tâm trạng. Nó dồn dập diễn tả sự chờ đợi khắc khoải, thảng thốt của người phụ nữ trong cảnh lẻ mọn, chờ đợi, nhưng càng chờ đợi càng vô vọng
“ Trơ cái hồng nhan” diễn tả sự trơ trọi cô đơn, buồn tủi đến vô cùng. Ta càng thương cho những kiếp hồng nhan phải sống cảnh lẽ mọn.
Cái hồng nhan bé nhỏ lại được đặt đối diện với một không gian thật bao la- “ Với nước non” -> sự cô lẻ càng được tô đậm tới mức tối đa
-> Nhân vật trữ tình ở trong hoàn cảnh cô đơn, buồn tủi tới mức khắc khoải và đau đớn của cảnh lẽ mọn
“ Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn”
Xuân Hương mượn rượu để giải sầu, dìm hồn vào đáy cốc. Song càng uống càng tỉnh, càng sầu
“ Vầng trăng bóng xế” đêm sắp qua rồi mà niềm ân ái hạnh phúc vẫn không, tuổi xuân sắp qua rồi mà hạnh phúc chưa có. Vầng trăng đã “ xế” lại “ khuyết” tức là thiếu. Không gian nghệ thuật đã tăng sức hút của bài thơ.-
Bốn câu thơ đầu có cách sử dụng từ ngữ rất tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm:
+ Từ diễn tả không gian (đêm khuya)
+ Từ diễn tả âm thanh ( văng vẳng)
+ Từ diễn tả hình ảnh ( vầng trăng bóng xế...)
+ Sử dụng phép đối ở câu 3 và câu 4 để làm rõ bi kịch giữa khát vọng tuổi xuân và sự thực phũ phàng của thực tại. Chẳng lẽ lại cứ cam chịu?
-> Tâm trạng buồn tủi, cô đơn, với niềm khát khao hạnh phúc cháy bỏng trong lòng mà không được thoả
2- Thái độ của nhà thơ và sự thực phũ phàng ( 4 câu dưới)
“ Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Đó là thái độ bứt phá vùng vẫy của Xuân Hương. Thái độ ấy được diễn tả bằng những hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ:
+ xiên ngang, đâm toạc
+ Cách đảo ngữ : Rêu từng đám xiên ngang mặt đất- Đá mấy hòn đâm toạc chân mây -> đảo ngữ tạo ra cach snói mạnh mẽ của thái độ không cam chịu.
+ Phép đối ở 2 câu 5 và 6 ( Mặt đất với chân mây) khẳng định thái độ xé tời vạch đất cho thoả nỗi uất ức tủi hờn. Một tâm trạng bị dồn nén. từ than thở đến tức tối, muốn đập phá, muốn giải thoát khỏi cảnh cô đơn, lẻ bóng. Đây là nét độc đáo trong thơ nữ sĩ họ Hồ.
-> Nhân vật trữ tình muốn bứt phá vùng vẫy để thoát khỏi hoàn cảnh trớ trêu- bản lĩnh mạnh mẽ của Xuân Hương
“ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Xã hôi Phong Kiến đâu có để tâm tới số phạn bèo bọt , con ong cái kiến của người phụ nữ, rốt cuộc Xuân Hương phải buông tiếng thở dài đến não nuột trong sự buồn chán , cam chịu theo ngày tháng qua đi. Thời gian – qui luật của tự nhiên bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông theo vòng luân chuyển “ Xuân đi xuân lại lại”
Mùa xuân trở lại với đất trời. Nhưng qui luật của đời người thật nghiệt ngã “ Cái già xồng xộc theo sau” . Sống trong cảnh lẽ mọn, người phụ nữ bị chia sẻ hạnh phúc. Mảnh tình ít ỏi bị san sẻ. Thật tôi nghiệp. Tác giả đã sử dụng hình ảnh: “ Mảnh tình san sẻ tí con con” . “ mảnh” đã ít, lại nhỏ, “ Tí” cũng là ít , “ con con” ít ỏi đến vô cùng không thể chia được nữa.
> Hai câu thơ cuối như một lời than thân, trách phận của những người phụ nữ phải làm lẽ trong xã hội Phong Kiến. Nó là tiếng nói đồng cảm với tất cả những ai cùng cảnh ngộ, đồng thời cũng là tiếng nói bóc trần, kết tội xã hội Phong Kiến tàn ác. Trong đầm đìa nước mắt vẫn pha một nụ cười giễu cợt, càng chua chát hơn.
III- Kết luận:
Về nội dung: Bài thơ diễn tả tâm trạng đầy mâu thuẫn với hoàn cảnh. Đó là khát vọng, quyền hưởng hạnh phúc tuổi xuân với thực tại phũ phàng. Đó là mong ước chính đáng được sống hạnh phúc với thân phận lẽ mọn đầy cam chịu thiệt thòi. Mâu thuẫn ấy đã tở thành bi kịch không thể giải toả. Yêu cầu giải phóng người phụ nữchỉ có thể đặt ra dựa trên cơ sở của lịch sử xã hội
Về nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ thuần Việt giàu hình ảnh về màu sắc, đường nét( dồn, trơ, say, tỉnh, bóng xế, khuyết, xiên ngang, đâm toạc, mảnh, tí, con con) . Tất cả nhằm diễn tả tâm trạng và thái độ, nỗi chán ngán về thân phận lẽ mọn. Giọng điệu bài thơ vừa ngậm ngùi vừa ai oán
Hồ Xuân Hương
I- TÁC GIẢ
Bà sinh và mất năm nào đến nay vẫn chưa rõ
Quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Đường chồng con lận đận. Hai lần lấy chồng thì cả hai lần đều làm lẽ và đều bị goá chồng
Cuối đời bà đi giao du nhiều nơi, nhất là thăm chùa chiền và danh lam thắng cảnh.
Bà để lại tập “ Lưu hương kí” phát hiện năm 1964 viết bằng chữ Nôm và 24 bài thơ chữ Hán
Thơ của bà mang phong cách riêng rất độc đáo. Nhà thơ phụ nữ viết về giới mình, vừa trào phúng, vừa trữ tình, vừa mang đậm phong cách dân gian. Tiếng nói chủ yếu trong thơ của nữ sĩ là nỗi niềm cảm thông, là sự khảng định vẻ đẹp nhiều mặt, và khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ. Ngôn ngữ thơ nhiều khi táo bạo mà tinh tế
II- ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1- Thể loại
Bài thơ được mô phỏng theo thể thơ Đường. Đây là thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú
2- Bố cục
a- Bốn câu trên: Thể hiện nỗi lòng trong cảnh cô đơn, bộc lộ khát vọng hạnh phúc tuổi xuân
b- Bốn câu dưới:Thái độ bứt phá vùng vẫy mà vẫn rơi vào tuyệt vọng của cảnh đời lẻ mọn
3- Chủ đề
- Bài thơ là nỗi thương mình trong cô đơn , lẻ mọn, khao khát hạnh húc tuổi xuân. Đồng thời thể hiện thái độ bứt phá, vùng vẫy muốn thoát ra khỏi cảnh ngộ, muốn vươn lên giành hạnh phúc nhưng lại tuyệt vọng buồn chán.
4- Phân tích bài thơ
a- Nỗi thương mình trong cảnh cô đơn lẻ mọn
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
- Thời gian là “đêm khuya”, nhân vật trữ tình vẫn không ngủ được- người phụ nữ ấy thao thức đợi chờ...
“ Trống canh dồn” diễn tả thôi thúc, gấp gáp. Đó là tiếng trống của tâm trạng. Nó dồn dập diễn tả sự chờ đợi khắc khoải, thảng thốt của người phụ nữ trong cảnh lẻ mọn, chờ đợi, nhưng càng chờ đợi càng vô vọng
“ Trơ cái hồng nhan” diễn tả sự trơ trọi cô đơn, buồn tủi đến vô cùng. Ta càng thương cho những kiếp hồng nhan phải sống cảnh lẽ mọn.
Cái hồng nhan bé nhỏ lại được đặt đối diện với một không gian thật bao la- “ Với nước non” -> sự cô lẻ càng được tô đậm tới mức tối đa
-> Nhân vật trữ tình ở trong hoàn cảnh cô đơn, buồn tủi tới mức khắc khoải và đau đớn của cảnh lẽ mọn
“ Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn”
Xuân Hương mượn rượu để giải sầu, dìm hồn vào đáy cốc. Song càng uống càng tỉnh, càng sầu
“ Vầng trăng bóng xế” đêm sắp qua rồi mà niềm ân ái hạnh phúc vẫn không, tuổi xuân sắp qua rồi mà hạnh phúc chưa có. Vầng trăng đã “ xế” lại “ khuyết” tức là thiếu. Không gian nghệ thuật đã tăng sức hút của bài thơ.-
Bốn câu thơ đầu có cách sử dụng từ ngữ rất tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm:
+ Từ diễn tả không gian (đêm khuya)
+ Từ diễn tả âm thanh ( văng vẳng)
+ Từ diễn tả hình ảnh ( vầng trăng bóng xế...)
+ Sử dụng phép đối ở câu 3 và câu 4 để làm rõ bi kịch giữa khát vọng tuổi xuân và sự thực phũ phàng của thực tại. Chẳng lẽ lại cứ cam chịu?
-> Tâm trạng buồn tủi, cô đơn, với niềm khát khao hạnh phúc cháy bỏng trong lòng mà không được thoả
2- Thái độ của nhà thơ và sự thực phũ phàng ( 4 câu dưới)
“ Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Đó là thái độ bứt phá vùng vẫy của Xuân Hương. Thái độ ấy được diễn tả bằng những hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ:
+ xiên ngang, đâm toạc
+ Cách đảo ngữ : Rêu từng đám xiên ngang mặt đất- Đá mấy hòn đâm toạc chân mây -> đảo ngữ tạo ra cach snói mạnh mẽ của thái độ không cam chịu.
+ Phép đối ở 2 câu 5 và 6 ( Mặt đất với chân mây) khẳng định thái độ xé tời vạch đất cho thoả nỗi uất ức tủi hờn. Một tâm trạng bị dồn nén. từ than thở đến tức tối, muốn đập phá, muốn giải thoát khỏi cảnh cô đơn, lẻ bóng. Đây là nét độc đáo trong thơ nữ sĩ họ Hồ.
-> Nhân vật trữ tình muốn bứt phá vùng vẫy để thoát khỏi hoàn cảnh trớ trêu- bản lĩnh mạnh mẽ của Xuân Hương
“ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Xã hôi Phong Kiến đâu có để tâm tới số phạn bèo bọt , con ong cái kiến của người phụ nữ, rốt cuộc Xuân Hương phải buông tiếng thở dài đến não nuột trong sự buồn chán , cam chịu theo ngày tháng qua đi. Thời gian – qui luật của tự nhiên bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông theo vòng luân chuyển “ Xuân đi xuân lại lại”
Mùa xuân trở lại với đất trời. Nhưng qui luật của đời người thật nghiệt ngã “ Cái già xồng xộc theo sau” . Sống trong cảnh lẽ mọn, người phụ nữ bị chia sẻ hạnh phúc. Mảnh tình ít ỏi bị san sẻ. Thật tôi nghiệp. Tác giả đã sử dụng hình ảnh: “ Mảnh tình san sẻ tí con con” . “ mảnh” đã ít, lại nhỏ, “ Tí” cũng là ít , “ con con” ít ỏi đến vô cùng không thể chia được nữa.
> Hai câu thơ cuối như một lời than thân, trách phận của những người phụ nữ phải làm lẽ trong xã hội Phong Kiến. Nó là tiếng nói đồng cảm với tất cả những ai cùng cảnh ngộ, đồng thời cũng là tiếng nói bóc trần, kết tội xã hội Phong Kiến tàn ác. Trong đầm đìa nước mắt vẫn pha một nụ cười giễu cợt, càng chua chát hơn.
III- Kết luận:
Về nội dung: Bài thơ diễn tả tâm trạng đầy mâu thuẫn với hoàn cảnh. Đó là khát vọng, quyền hưởng hạnh phúc tuổi xuân với thực tại phũ phàng. Đó là mong ước chính đáng được sống hạnh phúc với thân phận lẽ mọn đầy cam chịu thiệt thòi. Mâu thuẫn ấy đã tở thành bi kịch không thể giải toả. Yêu cầu giải phóng người phụ nữchỉ có thể đặt ra dựa trên cơ sở của lịch sử xã hội
Về nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ thuần Việt giàu hình ảnh về màu sắc, đường nét( dồn, trơ, say, tỉnh, bóng xế, khuyết, xiên ngang, đâm toạc, mảnh, tí, con con) . Tất cả nhằm diễn tả tâm trạng và thái độ, nỗi chán ngán về thân phận lẽ mọn. Giọng điệu bài thơ vừa ngậm ngùi vừa ai oán
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đại Hùng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)