Tuần 2. Truyện cổ nước mình

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Huế | Ngày 11/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: Tuần 2. Truyện cổ nước mình thuộc Tập đọc 4

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ
Chào mừng các thầy cô về dự chuyên đề
Giáo viên: Nguyễn Văn Huế
GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN ĐỊA LÍ LỚP 4.
TỪ BẢN ĐỒ (LƯỢC ĐỒ) VÀ BẢNG SỐ LIỆU
Trong dạy học môn học Địa lí, nhằm giúp học sinh hiểu biết về môi trường xung quanh, từ đó tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng hòa nhập, thích ứng với cuộc sống xã hội, với môi trường thiên nhiên. Để đạt được mục tiêu trên, môn Địa lý phải giải quyết những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên, cụ thể phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Cung cấp cho học sinh những biểu tượng Địa lí, bước đầu hình thành một số khái niệm cụ thể, xây dựng một số mối quan hệ địa lí đơn giản.
+ Hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tự học tập, bước đầu rèn luyện những kỹ năng địa lí như: kỹ năng sử dụng bản đồ, kỹ năng nhận xét, kỹ năng so sánh phân tích số liệu,kỹ năng phân tích các mối quan hệ địa lý đơn giản.
+ Hình thành và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen ham tìm hiểu, yêu thiên nhiên, đất nước, con người.Có ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên.

I/ Lí do chọn đề tài:
+ Bước đầu hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh hạn chế những hiểu biết sai lệch, trước những hiện tượng địa lý tự nhiên.
Vì vậy, việc dạy học địa lý không những chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức địa lý tự nhiên thuần túy mà phải hình thành và phát triển cho các em các kỹ năng và năng lực tự học.
Để đạt được mục tiêu của dạy- học Địa lí Tiểu học như trên, cần có những phương pháp dạy học thích hợp nhằm làm cho học sinh Tiểu học không những nắm vững kiến thức địa lí mà còn phải rèn luyện cho các em các kỹ năng hành động phù hợp với môi trường tự nhiên-xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế thời đại.
Nhưng phương pháp dạy – học Địa lí ở trường Tiểu học hiện nay đã đáp ứng yêu cầu đó chưa?
I/ Lí do chọn đề tài:
Khi dạy môn Địa lí, kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ và phân tích bảng số liệu thì học sinh lớp 4 luôn gặp khó khăn. từ đó ở mỗi tiết dạy luôn ảnh hưởng đến thời gian học của sinh học và không hiệu quả.
Trên tinh thần đổi mới phương pháp thì bản đồ, lược đồ , bảng số liệu nói riêng, các thiết bị đồ dùng dạy học nói chung, không chỉ là dụng cụ trực quan mô tả một cách hình ảnh các kiến thức GV cần truyền đạt, mà qua đó phải giúp cho HS có một thói quen tư duy, khai thác kiến thức ẩn chứa bên trong của nó nữa.
Để khắc phục tình trạng trên, bản thân tôi nghiên cứu tài liệu và bằng kinh nghiệm thực tế giảng dạy, đã rút ra được cách giúp cho học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ, bảng số liệu qua các bài học ở môn địa lí lớp 4.
I/ Lí do chọn đề tài:
Những năm gần đây, do ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, các cấp quản lí giáo dục liên tục phát động phong trào cải tiến phương pháp dạy học. Nhất là phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Giáo viên đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục ở Tiểu học.
-Trong thực tế giảng dạy môn địa lí ở thời gian qua, tuy đã có nhiều chuyên đề được triển khai để hướng dẫn việc sử dụng đồ dùng dạy học nói chung, nhưng khi bước vào thực tế dạy học thì không ít GV còn xem nhẹ việc khai thác kiến thức ẩn chứa bên trong từng đồ dùng dạy học mà chỉ nhằm mục đích đơn thuần là mô tả kiến thức. Từ đó HS cũng không có thói quen nhìn thật sâu sắc các thiết bị - đồ dùng dạy học, không mảy may có chút gì là tư duy khi tiếp xúc hoặc khi sử dụng.
-Một mặt cũng do điều kiện khan hiếm thông tin, ít tiếp cận, cập nhật thông tin, … nên dường như vốn am hiểu về các tư liệu thực tế cũng rất hạn hẹp, từ đó GV không dám đi sâu khai thác kiến thức trong mỗi thiết bị - đồ dùng dạy học nói chung và bản đồ, lược đồ nói riêng.
II/ Thực trạng vấn đề:
-Bên cạnh đó, trong điều kiện khó khăn của nhà trường, việc trang bị các phương tiện dạy học nói chung, các thiết bị sử dụng công nghệ thông tin hiện đại nói riêng còn khá chậm so với nhiều nơi trong địa bàn (Ví dụ: khi cần phóng to một tranh ảnh để phục vụ cho bài học thì phải cần có máy ảnh kĩ thuật số hoặc máy chiếu, … đối với trường ta chỉ mới được trang bị máy chiếu mới đây thôi). Đứng trước thực trạng đó, trong điều kiện cho phép cũng như trong phạm vi đề tài, bản thân tôi đầu tư một số phương pháp nhằm tháo gỡ phần nào trong việc “Giúp HS khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ và bảng số liệu ở môn Địa lí”
*Để khai thác kiến thức từ bản đồ (lược đồ) thì GV và HS cần phải có một số điều kiện sau:
-Xác định được kiến thức mà HS cần nắm được qua bản đồ (lược đồ) sao cho phù hợp để HS có thể sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học , rồi tự phát hiện ra kiến thức mới.
-Hệ thống câu hỏi dựa trên bản đồ (lược đồ) và theo trình độ HS để dẫn dắt các em khám phá kiến thức. Các câu hỏi nên thể hiện dưới nhiều hình thức như tự luận, hoặc trắc nghiệm đúng sai, hoặc câu với nhiều hình thức lựa chọn, hoặc dạng ghép một từ ở cột A với một cụm từ thích hợp ở cột B, ….
III/.Giải quyết vấn đề:
+Về Giáo viên
-Các em phải nắm vững kiến thức ở các bài học đầu tiên trong chương trình là “Làm quen với bản đồ” như:
+Xác định phương hướng trên bản đồ, nắm được các kí hiệu trong phần chú giải, đọc và hiểu được các kí hiệu trên bản đồ đó.
+Giúp học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ (lược đồ)
+Giáo viên hướng dẫn các em thực hiện được các bước sau:
Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bản đồ
Bước 2: Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ.
Bước 3: Tìm vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ dựa vào kí hiệu
Bước 4: Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản của đối tượng.
+Về học sinh:
Những kiến thức trong bài học sinh cần khai thác qua bản đồ như sau:
a/ Nhận biết vị trí của Dãy Hoàn Liên Sơn.
Hệ thống câu hỏi dẫn dắt để học sinh làm việc với bản đồ
Cho học sinh quan sát lược đồ Dãy Hoàng Liên Sơn trang 62
VD1: Ghép một từ ở cột A với một cụm từ thích hợp ở cột B để nói về đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn:
*Minh hoạ: Bài 1“Dãy Hoàng Liên Sơn”
A
Vị trí


2. Độ cao


3. Chiều dài


4. Chiều rộng


5. Đỉnh núi



6. Sườn núi



7. Thung lũng



8. Khí hậu
B
a. gần 30km.

b. rất dốc.

c. nhiều đỉnh nhọn.

đ. Nằm giữa sông Hồng và sông Đà.

e. khoảng 180 km.

g. cao và đồ sộ nhất Việt Nam.

h. ở những nơi cao lạnh quanh năm.

j. thường hẹp và sâu.

VD 2 : Vẽ mũi tên nối các ô thích hợp với nhau để thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở Hoàng Liên Sơn.
b/ Làm việc với phiếu học tập.
Đất dốc
Khí hậu lạnh
Có nhiều loại khoáng sản
Khai thác khoáng sản
Làm ruộng bậc thang để trồng lúa
Trồng rau, quả xứ lạnh
a/Nhận biết vị trí và hình dạng của đồng bằng Bắc Bộ.
VD 1: Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ hình 1.
- Nếu em kẻ những đoạn thẳng nối từ Việt Trì dọc theo rìa của đồng bằng ra biên thì em thấy đồng bằng Bắc Bộ cá dạng hình gì ?
*Minh hoạ: Bài 5 “Đồng bằng Bắc Bộ”
b/ Nêu được hệ thống sông ngòi, kams phá được lễ hội ở
đồng bằng Bắc Bộ
b/ Tìm hiểu sông ngòi và hệ thống đê
Hình ảnh sông Hồng
Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ
Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ
Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ
Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ
-Xác định kiến thức trong bài mà HS cần nắm qua bảng số liệu.
- Dựa vào bảng số liệu, soạn hệ thống câu hỏi phù hợp trình độ của lớp để khai thác kiến thức ẩn chứa trong bảng. Đặc biệt GV phải có câu hỏi về nhận định, so sánh các số liệu để huy động tầm nhìn bao quát bảng số liệu của HS hơn. Các câu hỏi cũng thật đa dạng về hình thức như tự luận, trắc nghiệm, điền khuyết, …
-Hướng dẫn các em thực hiện được các bước sau:
+Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bảng số liệu.
+Bước 2: Đọc tên bảng số liệu.
+Bước 3: Xem tên cột, nắm được ý nghĩa của đơn vị và thời điểm đi kèm với số liệu ở từng cột.
+Bước 4: Đối chiếu số liệu theo hàng dọc, hàng ngang của bảng số liệu để nhận xét.
2/ Giúp HS khai thác từ bảng số liệu:
a/ Giáo viên:
+Kiến thức trong bài này HS cần nắm được qua bảng số liệu: Đọc được số liệucủa các làng nghề có trong bảng, qua đó có nhận định và nêu được các sản phẩm của mỗi làng nghề.
+Hệ thống câu hỏi gợi ý để giúp HS làm việc với bảng số liệu:
1)Đọc tên các làng nghề và sản phẩm có trong bảng.
2)Gắn từng hình vào đúng vị trí các tỉnh/ thành phố nơi có làng nghề trên bản đồ hành chính Việt Nam.
b/ Ví dụ minh hoạ: “Tìm hiểu nghề thủ công truyền thống
và làng nghề”
Đồ gỗ Đồng Kị (Bắc Ninh)
Gốm sứ (Hà Nội)
Chạm bạc Đồng Sâm
Lụa ( Hà Nội)
Việc rèn cho học sinh lớp 4 có một số kĩ năng sử dụng bản đồ (lược đồ) và kĩ năng phân tích bảng số liệu là nhiệm vụ của mỗi GV đứng lớp. Tuy nhiên hiệu quả việc khai thác kĩ năng cũng như tư duy của học sinh qua thực dạy còn phụ thuộc nhiều ở khả năng và tâm huyết của từng GV. Trãi qua thời gian thực dạy, bản thân tôi đã nắm bắt được đặc điểm tâm lí của các em HS, biết được các điểm yếu của từng em, …
IV/Kết luận:
Nên bằng kinh nghiệm, tôi thấy cách tổ chức dạy học, cách đầu tư hệ thống câu hỏi phù hợp, sát thực như đã nêu ở chuyên đề đã thu hút được sự tập trung, kích thích sự tò mò, khai thác được tính tư duy tích cực của các em rất cao. Đồng thời việc xác định đúng mục đích làm việc với thiết bị-đồ dùng dạy học nói chung, với tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, bảng số liệu nói riêng, sẽ giúp cho GV định hướng đúng được nhiệm vụ dạy học và làm việc với thiết bị - đồ dùng dạy học đó. Từ đó mới có thể tập trung khai thác tốt kiến thức cần truyền đạt ở HS hơn. Đây cũng là một trong những giải pháp thực hiện tốt việc ĐMPP mà ngành đẫ đề ra.
Hơn nữa việc xác định được mục đích làm việc với thiết bị-đồ dùng dạy học cũng sẽ giup cho GV đứng lớp thấy rõ hơn nhiệm vụ của mình, từ đó cần phải đầu tư, suy nghĩ, tìm tòi nguồn kiến thức, tư liệu đáp ứng được yêu cầu tiết dạy hơn.
Trên đây chỉ là một số việc làm mà bản thân đã thực hiện và cảm thấy có hiệu quả. Tuy nhiên, để các tiết dạy có sử dụng thiết bị-đồ dùng dạy học cũng như có sử dụng bản đồ, lược đồ và bảng số liệu đạt hiệu quả như mong muốn của tất cả chúng ta thì tôi nghĩ các nội dung trên đây vẫn chưa đáp ứng được nhiều. Rất mong các đồng nghiệp tham khảo và bổ sung để chuyên đề được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Chào tạm biệt
HẸN GẶP LẠI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Huế
Dung lượng: 7,96MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)