Tuần 2. Thao tác lập luận phân tích

Chia sẻ bởi Nguyễn Thi Kim Oanh | Ngày 10/05/2019 | 191

Chia sẻ tài liệu: Tuần 2. Thao tác lập luận phân tích thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

THAO TÁC
LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
Tiết 8 – Làm văn
I/ Khái niệm-mục đích- yêu cầu của thao tác lập luận phân tích
* Tìm hiểu ngữ liệu :
Đọc đoạn văn của Hoài Thanh, xác định :
-Ýcơ bản của đoạn trích : Bản chất vô liêm sỉ ,tàn nhẫn của Sở Khanh trong Truyện Kiều.
-Các chi tiết phân tích:
+Sở Khanh vừa vờ làm nhà nho vừa vờ làm hiệp khách.
+Sở Khanh vờ yêu Kiều để đánh lừa Kiều để nàng bị đánh đập
- Sử dụng thao tác tổng hợp để khái quát bản chất của Sở Khanh…

1. Khái niệm :
- Lập luận phân tích là cách chia nhỏ đối tượng cần phân tích ra thành các yếu tố, bộ phận để xem xét. Từ đó khái quát nên bản chất của đối tượng.
2.Mục đích của lập luận phân tích:
-Nhằm thấy được bản chất, mối quan hệ, giá trị của đối tượng được phân tích.
- Qua phân tích để phát hiện ra mâu thuẫn hay đồng nhất của sự việc, sự vật; giữa lời nói và việc làm; giữa hình thức và nội dung…
3. Yêu cầu của lập luận phân tích:
- Phân tích bao giờ cũng gắn liền với tổng hợp  đây là bản chất của thao tác phân tích trong văn nghị luận.
- Khi phân tích bao giờ cũng phải kết hợp giữa nội dung với hình thức.

II/ Cách phân tích :
1. Tìm hiểu ngữ liệu :
- Ngữ liệu ở mục (I):
+ Cách phân chia đối tượng được phân tích dựa trên cơ sở quan hệ nội bộ của đối tượng (đó là những biểu hiện về nhân cách bẩn thỉu, bần tiện của Sở Khanh).
+ Phân tích kết hợp với tổng hợp : từ việc làm rõ những biểu hiện bẩn thỉu, bần tiện của Sở Khanh khái quát lên bản chất của nhân vật – cũng là sự đồi bại của xã hội đương thời .
- Ngữ liệu 1 ở mục (II) :
+ Cách phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng ( tác dụng xấu - tốt của đồng tiền ).
+ Quan hệ kết quả - nguyên nhân ( tác hại của đồng tiền- hành động bất chính đều do đồng tiền chi phối).
+ Quan hệ nhân -quả : ( Phân tích sức mạnh tác oai tác quái của đồng tiền – thái độ phê phán và khinh bỉ của nhà thơ)
- Ngữ liệu 2 ở mục (II) :
+ Quan hệ nhân -quả : bùng nổ quan hệ dân số  ảnh hưởng đến đời sống con người.
+ Quan hệ nội bộ đối tượng với các đối tượng liên quan : Thiếu lương thực…; suy dinh dưỡng; suy nhược nòi giống; thiếu việc làm ; thất nghiệp …
2. Các cách lập luận phân tích:
Chia đối tượng phân tích theo các mối quan hệ :
+ Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng.

+ Phân tích theo các mối quan hệ : nguyên nhân - kết quả; kết quả- nguyên nhân.

+ Phân tích theo quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng có liên quan.

+Phân tích theo sự đánh giá chủ quan của người lập luận.
 Sau khi phân chia đối tượng được phân tích nên có sự tổng hợp- khái quát lại vấn đề; liên hệ đối chiếu với các đối tượng có liên quan.

III/ GHI NHỚ (SGK)
VI/ Luyện tập :
1. Bài 1 : Phân tích theo
+ Quan hệ nội bộ của đối tượng.
+ Quan hệ đối tượng này với các đối tượng khác có liên quan.
2. Bài 2: Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc:
+ Nghệ thuật dùng từ trái nghĩa.
+ Nghệ thuật dùng phép lặp từ; tăng tiến; đảo ngữ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thi Kim Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)