TUẤN 2 - SỪ8 - TIÊT3(2014 - 2015)
Chia sẻ bởi Võ Thị Hoa |
Ngày 10/05/2019 |
29
Chia sẻ tài liệu: TUẤN 2 - SỪ8 - TIÊT3(2014 - 2015) thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Tuần: 2 Ngày soạn: 21/ 08/ 2014
Tiết : 3 Ngày dạy: 25/ 08/ 2014
BÀI 2: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789 – 1794)
( Tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức HS nắm được :
-Tình hình kinh tế, chính trị và xã hội Pháp trước cách mạng.
- Việc chiếm ngục Ba-xti (14/ 07/ 1789) – mở đầu cách mạng.
- Diễn biến chính của cách mạng
2. Tư tưởng
- HS nhận thức được bản chất của giai cấp thống trị (Đẳng cấp1,2) và Đẳng cấp 3
3. Kĩ năng
- Biết vẻ sơ đồ, so sánh đánh giá SKLS, biết quan sát tranh ảnh.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên
- Giáo án, bảng phụ sơ đồ 3 đẳng cấp.
2. Học sinh
- Làm bài tập và học bài cũ, đọc SGK bài mới.
III. Tiến trình dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
Trình bày kết quả và ý nghĩa cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ ?
2. Giới thiệu bài
Khác với các cuộc tư sản chúng ta đã được học cách mạng tư sản Pháp được coi là một cuộc Đại cách mạng . Tại sao vậy ? chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học.
3. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1. Tìm hiểu tình hình kinh tế, xã hội nước Pháp trước cách mạng.
GV: yêu cầu HS đọc mục 1
? Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước Pháp trước CM có gì đáng chú ý ?
HS: dựa vào SGK trả lời.
GV gợi mở: giúp HS so sánh kinh tế Anh và Pháp để thấy rõ hơn.
GV: yêu cầu HS quan sát H.5 SGK và miêu tả tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng.
HS: Nông dân Pháp kỉ thuật canh tác lạc hâu, ruộng đất bỏ hoang nhiều, cực khổ vất vã, đè nặng trên lưng chịu 2 tầng áp bức: Tăng lữ, quý tộc
GV: hình thành khái niệm “quân chủ chuyên chế”, “ đẳng cấp”, “quý tộc”, “tăng lữ”.
→ Đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế. Trong khi đó, Đẳng cấp 3 gồm tư sản, nông dân, dân nghèo thành thị không có quyền lợi gì, phải đóng nhiều thứ thuế. Nông dân chiếm 90 % dân số, là giai cấp nghèo khổ nhất
GV: lần lược giới thiệu 3 nhà tư tưởng kiệt xuất của trào lưu triết học Anh sáng qua H.6, 7, 8 SGK tr.11 và giải thích vì sao gọi là trào lưu triết học Ánh sáng.
? Nội dung chủ yếu của tư tưởng ?
HS: suy nghĩ trả lời.
GV: hướng dẫn HS nêu một vài điểm chủ yếu trong tư tưởng Mông-te-xki-ơ, Vônte, Giăng Giắc Rút – xô đoạn trích ngắn hình 6,7,8.
? Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng có tác động như thế nào xã hội Pháp lúc bấy giờ ?
Hoạt động 2. Tìm hiểu sự kiện mở đầu thắng lợi cách mạng tư sản Pháp.
GV: Yêu cầu HS quan sát H.9 và tường thuật cuộc tấn công phá ngục Ba-xti.
HS: Ngày 14/7/1789 dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, quần chúng được vũ trang kéo đến tấn công chiếm pháo đài – nhà tù Ba – xti. Họ đốt các văn tự, khế ước của phong kiến làm chủ các cơ quan quan trọng trong thành phố.
GV: nhận mạnh ngày 14/7 trở thành ngày quốc khánh nước Pháp.
I. Nước Pháp trước cách mạng
1. Kinh tế
- Nông nghiệp lạc hậu.
- Công – Thương nghiệp phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kiềm hãm ( bằng thuế má nặng nề…)
→ Chế độ phong kiến mâu thuẫn với TS gay gắt
2. Chính trị
- Tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế
3. Xã hội Có 3 đẳng cấp:
- Đẳng cấp quý tộc
- Đẳng cấp tăng lữ
- Đẳng cấp thứ 3
→ Đẳng cấp 3 >< Đẳng cấp 1,2 gay gắt, dưới sự lãnh đạo của tư sản , nông dân Pháp hăng hái tham gia cách mạng.
4. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng
- Đại diện trào lưu triết học Ánh sáng ( Mông-te-xki-ơ, Vônte, Giăng Giắc Rút – xô)
- Nội dung chủ yếu: ủng hộ tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, kịch liệt tố cáo chế độ quân chủ chuyên chế của Lu-I XVI.
Tiết : 3 Ngày dạy: 25/ 08/ 2014
BÀI 2: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789 – 1794)
( Tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức HS nắm được :
-Tình hình kinh tế, chính trị và xã hội Pháp trước cách mạng.
- Việc chiếm ngục Ba-xti (14/ 07/ 1789) – mở đầu cách mạng.
- Diễn biến chính của cách mạng
2. Tư tưởng
- HS nhận thức được bản chất của giai cấp thống trị (Đẳng cấp1,2) và Đẳng cấp 3
3. Kĩ năng
- Biết vẻ sơ đồ, so sánh đánh giá SKLS, biết quan sát tranh ảnh.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên
- Giáo án, bảng phụ sơ đồ 3 đẳng cấp.
2. Học sinh
- Làm bài tập và học bài cũ, đọc SGK bài mới.
III. Tiến trình dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
Trình bày kết quả và ý nghĩa cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ ?
2. Giới thiệu bài
Khác với các cuộc tư sản chúng ta đã được học cách mạng tư sản Pháp được coi là một cuộc Đại cách mạng . Tại sao vậy ? chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học.
3. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1. Tìm hiểu tình hình kinh tế, xã hội nước Pháp trước cách mạng.
GV: yêu cầu HS đọc mục 1
? Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước Pháp trước CM có gì đáng chú ý ?
HS: dựa vào SGK trả lời.
GV gợi mở: giúp HS so sánh kinh tế Anh và Pháp để thấy rõ hơn.
GV: yêu cầu HS quan sát H.5 SGK và miêu tả tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng.
HS: Nông dân Pháp kỉ thuật canh tác lạc hâu, ruộng đất bỏ hoang nhiều, cực khổ vất vã, đè nặng trên lưng chịu 2 tầng áp bức: Tăng lữ, quý tộc
GV: hình thành khái niệm “quân chủ chuyên chế”, “ đẳng cấp”, “quý tộc”, “tăng lữ”.
→ Đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế. Trong khi đó, Đẳng cấp 3 gồm tư sản, nông dân, dân nghèo thành thị không có quyền lợi gì, phải đóng nhiều thứ thuế. Nông dân chiếm 90 % dân số, là giai cấp nghèo khổ nhất
GV: lần lược giới thiệu 3 nhà tư tưởng kiệt xuất của trào lưu triết học Anh sáng qua H.6, 7, 8 SGK tr.11 và giải thích vì sao gọi là trào lưu triết học Ánh sáng.
? Nội dung chủ yếu của tư tưởng ?
HS: suy nghĩ trả lời.
GV: hướng dẫn HS nêu một vài điểm chủ yếu trong tư tưởng Mông-te-xki-ơ, Vônte, Giăng Giắc Rút – xô đoạn trích ngắn hình 6,7,8.
? Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng có tác động như thế nào xã hội Pháp lúc bấy giờ ?
Hoạt động 2. Tìm hiểu sự kiện mở đầu thắng lợi cách mạng tư sản Pháp.
GV: Yêu cầu HS quan sát H.9 và tường thuật cuộc tấn công phá ngục Ba-xti.
HS: Ngày 14/7/1789 dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, quần chúng được vũ trang kéo đến tấn công chiếm pháo đài – nhà tù Ba – xti. Họ đốt các văn tự, khế ước của phong kiến làm chủ các cơ quan quan trọng trong thành phố.
GV: nhận mạnh ngày 14/7 trở thành ngày quốc khánh nước Pháp.
I. Nước Pháp trước cách mạng
1. Kinh tế
- Nông nghiệp lạc hậu.
- Công – Thương nghiệp phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kiềm hãm ( bằng thuế má nặng nề…)
→ Chế độ phong kiến mâu thuẫn với TS gay gắt
2. Chính trị
- Tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế
3. Xã hội Có 3 đẳng cấp:
- Đẳng cấp quý tộc
- Đẳng cấp tăng lữ
- Đẳng cấp thứ 3
→ Đẳng cấp 3 >< Đẳng cấp 1,2 gay gắt, dưới sự lãnh đạo của tư sản , nông dân Pháp hăng hái tham gia cách mạng.
4. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng
- Đại diện trào lưu triết học Ánh sáng ( Mông-te-xki-ơ, Vônte, Giăng Giắc Rút – xô)
- Nội dung chủ yếu: ủng hộ tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, kịch liệt tố cáo chế độ quân chủ chuyên chế của Lu-I XVI.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Thị Hoa
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)