Tuần 2. Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Chia sẻ bởi Phạm Thị Thúy Nhài | Ngày 19/03/2024 | 4

Chia sẻ tài liệu: Tuần 2. Khái quát văn học dân gian Việt Nam thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Khái quát văn học dân gian
Việt Nam
NGỮ VĂN 10
I. Văn học dân gian là gì?
VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
II. Đặc trưng cơ bản của VHDG
1.VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ có tính truyền miệng.
- VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ (có hình ảnh cảm xúc).
- Tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng:
+Truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc bằng trình diễn thường được sáng tạo thêm.
+ Cách thức:
. Truyền miệng theo không gian: là sự di chuyển tác phẩm từ nơi này sang nơi khác.
. Truyền miệng theo thời gian: là sự bảo lưu tác phẩm từ đời này sang đời khác.

? Tại sao Van học dân gian chỉ được lưu truyền bằng miệng?
- VHDG ra đời từ khi xã hội chưa có ch? viết.
- Dáp ứng nhu cầu thông tin nhanh tức thời, thoả mãn nhu cầu sinh hoạt nghệ thuật ,tư tưởng tinh cảm của người dân.
- Do truyền miệng nên có khả nang truyền bá được nội dung phản kháng chống đối giai cấp thống trị mà chúng ko cấm đoán nổi.
2.VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể(tính tập thể).
- Khác với văn học viết, VHDG là kết quả của quá trình sáng tác tập thể. Có nghĩa là: cá nhân khởi xướng, tập thể hưởng ứng tham gia truyền miệng trong dân gian. Trong quá trình tuyền miệng mọi người đều có quyền bổ sung, sửa chữa sáng tác dân gian.
- VHDG gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
III. Hệ thống thể loại của VDHG:
12 thể loại (SGK).
1. Thần thoại.
2. Sử thi dân gian:
3 .Truyền thuyết.
4. Truyện cổ tích.
5. Truyện cười.
6.Truyện ngụ ngôn.
7. Tục ng?.
8. Câu đố.
9. Ca dao, dân ca.
10. Vè.
11. Truyện thơ.
12. Các thể loại sân khấu như: ca kịch, chèo, tuồng.

IV. Những giá trị cơ bản của VHDG
-Là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.
-Có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người, góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp như: tình yêu quê hương, tinh thần bất khuất, đức kiên trung , tính vị tha, cần kiệm, óc thực tiễn.
-Có giá trị thẩm mĩ to lớn góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.
? Ghi nhớ: SGK
- Làm bài tập trong SBT trang 10.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Thúy Nhài
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)