Tuần 2. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Chia sẻ bởi Lỗ Văn Lã | Ngày 09/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Tuần 2. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
Văn 12

Tên bài
Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
Trường THPT Mỹ Phước Tây
GV soạn :Lỗ Văn Lã
I.Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
1.Cơ sở lý thuyết:
Em có nhận xét gì về các trường hợp nói ( viết )
sau đây ?
a.Thằng Bít xinh nghỉ dì nó đao .
b. Bắt con cá gô,bỏ tong gổ,nó
nhảy gồ gồ.



c.Nghe tiếng gõ cửa,lão thân
chinh ra mở cửa.
d.Sứ nước ngoài biết mình dại,
đành vuốt bụng vào cung
yết kiến vua Nam.
e.Qua tác phẩm đã cho ta thấy
tinh thần anh dũng của giai
cấp công nhân vùng mỏ.
Hoặc gây hiểu nhầm thông tin cần biểu đạt,
hoặc tạo trò cười cho người nghe ( người đọc )
cho nên hiệu quả giao tiếp không cao.

Khi nói( viết ),ta cần tuân theo hệ thống chuẩn
mực có tính đặc thù của TV về phát âm,
chữ viết,về dùng từ, đặt câu,về cấu tạo
lời nói,bài văn.


Sự biến đổi nghĩa trong 2 câu thơ sau đây
có vi phạm sự trong sáng của TV không ?

“ Ngày ngày mặt trời đi qua bên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”

( Viễn Phương )
Từ “ mặt trời”trong câu 2 sử dụng nghĩa mới:
Hồ Chí Minh cũng được xem như mặt trời
mang lại ánh sáng, sự sống hạnh phúc cho
nhân dân VN,sống mãi trong lòng dân như
mặt trời vũ trụ…

 Không vi phạm tính trong sáng của TV vì
tuân theo quy tắc chuyển nghĩa của từ ( theo
phép ẩn dụ ) & người đọc vẫn lĩnh hội được.


 Những sự chuyển đổi nghĩa
linh hoạt & sáng tạo,phù hợp với quy tắc chung
vẫn được chấp nhận ( trong sáng ).

Em có nhận xét gì về các trường hợp nói ( viết )
sau đây ?
a.Nơi mà internet free,mọi sinh viên đều có thể
online 24/24 mà không cần phải có mặt,chỉ cần
status luôn available.Theo ý của Vietchanel thì
“treo nick đi học”chính là slogan ( khẩu hiệu )
xứng đáng nhất cho giới trẻ hiện đại và là biểu
hiện rõ nhất của xã hội giao tiếp bằng internet.
b.Qua talk show ấy,tôi mới biết nam cascadeur
đó vốn chỉ là một amateur mà thôi.

c.Nữ diễn viên đó thích đi shopping,thích dự các
buổi party và hay tỏ ra là “Xì-tin”thứ thiệt
bằng việc phô bày underwear mỗi khi xuất hiện
trước camera của phóng viên.

 Người đọc ( người nghe ) khó hiểu đúng
và đầy đủ nội dung thông tin : do việc
lạm dụng từ nước ngoài ( dù TV sẵn có
từ ngữ tương xứng ) của người nói
( người viết ).
Tiếng Việt có thể vay mượn từ
ngữ nước ngoài khi thật cần thiết
( những yếu tố tích cực ) để làm
giàu vốn từ dân tộc.

Cần tránh lai căng,lạm dụng từ
ngoại lai để giữ cho TV được
trong sáng.


Em hãy nhận xét ngôn phong của các nhân vật
giao tiếp ở tình huống 1 ( SGK ) và ở
tình huống 2 dưới đây :
“ Thấy Thuý Liễu bưng mặt khóc, ông đập bàn
đánh thình,đứng phắt dậy:
Mày còn oán nỗi gì ? Thuốc cắt cho mày tự tao
phải thân hành lên Hà Nội để cân,mà mày không
chịu chăm uống.Biết thế,tao cứ kệ xác mẹ mày
cho xong.Hay mày muốn cùng ngồi tù thì ông cho
vào cả một thể. Ông không thương nữa.



Thuý Liễu khóc hu hu nói:
Con lạy cậu,cậu đừng mỉa con thế !
Ông thèm mỉa mày à ?

Con vú run cầm cập,bẩm :
Bẩm cụ lớn,có tên Vũ Khắc Điệp xin vào hầu .
đang lúc thịnh nộ,vả ngờ con vú đã nghe rõ
câu chuyện,nên ông trợn mắt, đập bàn gắt:
- Mặc kệ nó !


Chờ con vú đi ra, ông Phủ quay
lại Thuý Liễu hất hàm hỏi :
Tao đã định thế,mày có theo không ?
Đồ mất dạy !”
 Hai nhân vật trong tình huống 1 ( SGK )
giao tiếp với nhau bằng thái độ và ngôn từ
nhã nhặn lịch sự,biểu lộ nét văn hoá trong
ứng xử nói năng.Trái lại,nhân vật ông Phủ
trong tình huống 2 thì lại dùng nhiều lớp
từ ngữ “sống sượng”,khiếm nhã khi nói
chuyện với con gái và người ở.
Ta cần học hỏi ngôn phong ở
tình huống 1 vì lời người xưa
có câu :
“ Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
Hay :
“ Người thanh,tiếng nói cũng thanh,
Chuông kêu đánh khẽ bên thành cũng kêu.”
( ca dao )
 Ngôn phong giao tiếp
phải thể hiện được vẻ
thanh lịch,nét văn hoá
của con người.
 Giữ gìn sự trong sáng
của TV
Qua các tình huống trên,em hãy cho biết
TV có phẩm chất gì đáng trân trọng ?
Nội dung cụ thể của nó ra sao ?
Ghi nhớ
Sự trong sáng là một phẩm chất của
TV.Nó được biểu hiện ở những
phương diện chủ yếu : tính chuẩn mực,
có quy tắc của TV;sự không lai căng,
pha tạp & tính lịch sự,văn hoá trong
lời nói,…


2.Luyện tập
Bài tập 1
Các cụm từ mà Nguyễn Du & Hoài Thanh
dùng có chính xác không ? Khả năng thay
thế của các từ khác ra sao ?
Qua các chi tiết trong Truyện Kiều , ta thấy
được tính chuẩn xác của việc dùng từ ngữ
ở 2 tác giả trên. Bởi các từ này đã lột tả được
chân xác phẩm cách của các nhân vật mà các
từ ngữ khác không thể thay thế được.

 Dùng từ trong sáng .
Bài tập 2
Để các câu văn đã cho ( SGK ) trở
nên trong sáng,theo em,ta cần bổ
sung các dấu câu nào ? Bổ sung
như thế nào ?







 Cách bổ sung dấu câu :
Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông . Dòng sông vừa
trôi chảy ,vừa phải tiếp nhận - dọc đường đi của
mình - những dòng nước khác . Dòng ngôn ngữ cũng vậy
-một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc , nhưng
nó không được gạt bỏ , từ chối những gì mà thời đại
mang lại.







Bài tập 3
Theo em,các từ ngữ được dùng trong
câu đã cho ( SGK ) là thiết yếu và không còn từ
tương xứng trong TV để thay thế ?

 Không nhất thiết phải dùng
những từ này khi mà TV đã có những
từ tương xứng để thay thế. Đây là
hiện tượng lai căng cần điều chỉnh
để giữ gìn sự trong sáng của TV.
 Cần thay :
-File = tệp tin
- Hacker = kẻ đột nhập trái phép
hệ thống máy tính .


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lỗ Văn Lã
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)