Tuần 2. Câu cá mùa thu (Thu điếu)

Chia sẻ bởi dương dương | Ngày 10/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Tuần 2. Câu cá mùa thu (Thu điếu) thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Câu cá mùa thu
(Nguyễn Khuyến )
I/ TÌM HIỂU CHUNG
- Sinh ra tại Nam Định nhưng lớn lên và
sống chủ yếu ở Hà Nam.
- Là một người tài năng, có cốt cách thanh cao.
- Là một nhà thơ có nhiều đóng góp lớn cho
nền văn học dân tộc ở mảng thơ Nôm viết
về làng quê trong văn học Trung đại.
=> Nguyễn Khuyến là nhà thơ
của làng cảnh Việt Nam.
1/ Tác giả
Nguyễn
Khuyến
( 1835-
1909 )
2. Xuất xứ, đề tài – hoàn cảnh sáng tác – thể loại của bài thơ :
a. Xuất xứ- đề tài:
- “Câu cá mùa thu” là một trong ba bài thơ trong chùm thơ viết về cảnh thu của Nguyễn Khuyến.
b.Hoàn cảnh sáng tác: Cả ba bài thơ đều được nhà thơ viết trong thời gian sau khi cáo quan về ở ẩn tại quê nhà.
c.Thể loại: thất ngôn bát cú đường luật.

1. Cảnh thu :
- Cảnh thu được nhà thơ quan sát và cảm nhận một cách tinh tế ở nhiều góc độ: từ gần tới xa; từ thấp đến cao và từ cao –xa lại thu gần và hẹp lại trong không gian của ao thu.
- Hình ảnh đặc trưng của mùa thu: ao thu, thuyền câu, ngõ trúc, lá vàng
- Đặc biệt cảnh thu được cảm nhận gắn với gam màu lạnh của thiên nhiên : xanh ao, xanh bờ, xanh trời, xanh bèo …gợi cảm giác lạnh lẽo, u buồn và vắng vẻ của không gian tạo vật.
II/ ĐỌC HIỂU
- Cảnh thu được miêu tả qua những đường nét:
+ Sóng hơi gợn tí
+ Tầng mây lơ lửng
+ Ngõ trúc quanh co
+ Lá khẽ đưa vèo
=> Không gian mùa thu là một không gian tĩnh, vắng người, vắng tiếng. Các chuyển động đều rất nhẹ, rất khẽ, dường như không đủ sức để tạo âm thanh.



- Tiếng động: “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”
=> Tiếng động cuối bài thơ chỉ làm tăng thêm sự tĩnh mịch, yên ắng của cảnh vật.

* Tóm lại , bằng cách lấy động tả tĩnh, cùng với cách cảm nhận thiên nhiên bằng tâm hồn tinh tế - nhạy cảm, nhà thơ đã dùng ngôn ngữ tạo hình - biểu cảm để vẽ lại một bức tranh thu đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn mang đặc điểm của hồn thu dân dã của nông thôn Bắc bộ, của làng cảnh Việt Nam.
b.Tình thu :

- Nói câu cá nhưng thực ra không phải chỉ chú ý vào việc câu cá mà thực ra nhà thơ muốn đón nhận cảnh, trời thu vào cõi lòng.
- Tâm hồn nhà thơ tĩnh lặng, cô quạnh, uẩn khúc. Cái se lạnh của cảnh thu, trời thu, ao thu là cái lạnh của tâm hồn thi nhân lan tỏa ra ngoài cảnh vật.
- Dáng “khe đưa vèo của lá” dường như lạc lõng trước sự tĩnh mịch cũng như sự thay đổi chóng vánh của thời thế đất nước, và thế ngồi câu của nhân vật trữ tình dường như đã cụ thể hóa tâm tư bất lực trước thời thế đất nước.


=> Tâm hồn gắn bó, tha thiết với thiên nhiên, đất nước, tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.
1. Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện vẻ đẹp điển hình cho mùa thu làng quê Việt Nam. Cảnh đẹp nhưng phản phất buồn, vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước vừa cho thấy tâm sự thời thế của tác giả.
III/ TỔNG KẾT
2. Nghệ thuật đặc sắc:
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng , giàu sức tạo hình - biểu cảm.
- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
- Cách gieo vần “eo” độc đáo, góp phần diễn tả một không gian thu nhỏ, khép kín của cảnh thu tù đọng ở nông thôn và cũng phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của tác giả.
- Bút pháp miêu tả thiên nhiên mang màu sắc cổ điển qua cách lấy động tả tĩnh  gợi cái yên ắng của tạo vật và cũng là sự tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ.
III/ TỔNG KẾT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: dương dương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)