Tuần 19. Vợ chồng A Phủ

Chia sẻ bởi Phan Thị Trúc Giang | Ngày 09/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Vợ chồng A Phủ thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

VỢ CHỒNG A PHỦ
TÔ HOÀI

I. TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả:
a. Cuộc đời:
- Tô Hoài sinh năm 1920. Tên thật: Nguyễn Sen.
- Quê: Nghĩa Đô - Từ Liêm – Hà Nội.
- Con đường đời: Học hết tiểu học  đi làm  đến với văn chương rất sớm
Có một sự nghiệp văn chương phong phú.
b. Sự nghiệp sáng tác:

- Trước cách mạng:
- Sau cách mạng:
Những nét chính
về tác giả Tô Hoài?
c. Phong cách sáng tác:

- Diễn tả những sự thật của đời thường.
- Hiểu sâu sắc về phong tục, tập quán.
- Lối văn trần thuật hóm hỉnh, sinh động,từ vựng giàu có.
d. Tác phẩm chính:
Dế mèn phiêu lưu kí (1941), O chuột (1942), Nhà nghèo (1944), Tây Bắc (1953), Miền Tây (1967)….
2. Giới thiệu tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: kết quả chuyến đi Tây Bắc.
- Xuất xứ:1952, rút trong tập truyện Tây Bắc.
- Tác phẩm: 2 phần.
+ Phần 1: Cuộc sống tối tăm ở Hồng Ngài.
+ Phần 2: Phần ánh sáng ở Phiềng Sa.
Những nét chính
về phong cách ?
Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, vị trí đoạn trích “VCAP”
Tóm tắt

Mị xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá tra.
Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt. Sống cuộc đời tủi cực, tăm tối.
Đêm tình mùa xuân, Mị muốn đi chơi, nhưng bị A Sử trói đứng vào cột nhà.
A Phủ vì bất bình trước A Sử nên đã đánh nhau và bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà thống lí.
Không may hổ vồ mất 1 con bò, A Phủ đã bị đánh,
bị trói đứng vào cột đến gần chết.
Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, 2 người chạy trốn
đến Phiềng Sa.
Mị và A Phủ được giác ngộ và trở thành du kích.
Em hãy tóm tắt
đoạn trích
CẢNH NÚI RỪNG TÂY BẮC
CON NGƯỜI VÙNG NÚI
II.ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Nhân vật Mị:
Trẻ trung, có nhan sắc.
Tài năng, có hiếu
Yêu đời
a. Nguyên nhân về làm dâu:
- Để gạt nợ.
- Bị bắt về nhà thống lí.
Mị là cô gái như
thế nào?
Nguyên nhân
Mị về làm dâu
nhà thống lí?
b. Cuộc sống cùng khổ, bế tắc trong nhà thống lý Pá tra:
Dùng mê tín thần quyền để khống chế tinh thần Mị: tục trình ma.
- Cuộc sống vất vả, khổ cực như một con vật.
+ Làm việc suốt cả ngày.
+ Số phận nghiệt ngã, đau khổ tâm hồn: buồn rười rượi,cúi mặt,lùi lũi… “Đêm nào Mị cũng khóc”.
+ Chỗ ở tăm tối, âm u, kín mít  nhà ngục tâm hồn.
- Nghệ thuật: so sánh: Mị - con trâu, con ngựa;
ẩn dụ: Chỗ ở - nhà tù, con rùa trong xó cửa – cuộc sống cùng khổ; miêu tả…
Không còn ý thức được về thời gian, tuổi tác và cuộc sống.
Hình ảnh, từ ngữ nào miêu tả cuộc sống của Mị?
Nhạc cụ sinh tiền
c. Sức sống tiềm tàng, mãnh liệt và
sự trỗi dậy ý thức của Mị:
Khao khát tình yêu tự do lúc còn con gái.
Ăn lá ngón để tự tử.
Đêm nào cũng khóc.
Muốn đi chơi xuân.
Cắt dây trói cho A Phủ.
Ý thức về cuộc sống, là sự phản kháng của Mị
Hành động nào
thể hiện sức sống tiềm tàng
của Mị?
LÁ NGÓN MIỀN NÚI
LỄ HỘI MÙA XUÂN VÙNG NÚI
d. Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình xuân:
THẢO LUẬN
Dù đau khổ nhưng ý thức về cuộc sống mãnh liệt, giam cầm thể xác
nhưng không trói buộc tâm hồn.
Nghệ thuật: Miêu tả tâm lý độc đáo, tình huống bi kịch: đối lập.
d. Hành động cởi trói cho A Phủ:
- Thái độ lãnh đạm, vô hồn.
- Mị lại cảm thấy thương xót, tội nghiệp A Phủ.
- Mị cởi trói cho A Phủ.
Cô gái mạnh mẽ, dám chống lại cường quyền
Ý nghĩa
Cởi trói cho A Phủ chính là cởi trói cho bản thân mình
Tinh thần nhân đạo.
Mạch truyện diễn biến phức tạp, theo nội tâm nhân vật, giọng kể tác giả nhập vào nhân vật  Mổ xẻ tâm lý, sinh động.
Diễn biến tâm lý
của Mị khi nhìn thấy
A Phủ bị trói?
Hành động ấy có ý
nghĩa như thế nào?
Nghệ thuật có
gì độc đáo?
Mị là một cô gái trẻ trung, hồn nhiên, yêu đời. Sống khát khao tự do, hạnh phúc, có một sức sống mãnh liệt nhưng phải cam chịu cuộc đời tăm tối, tủi cực, đau đớn, nghiệt ngã. Chế độ phong kiến và tư tưởng thần quyền có thể giết chết mọi ước mơ, hy vọng của Mị nhưng trong tiềm tàng vẫn nuôi dưỡng ý thức sống, khát vọng tự do nếu có cơ hội nó sẽ bùng dậy.
TÓM LẠI:
2. Nhân vật A Phủ:

a. Cuộc đời:
- Mồ côi cha mẹ.
- Chàng trai nghèo, sống lưu lạc.
- Là một thanh niên khoẻ mạnh, yêu lao động.
 Anh là người con miền núi, gan góc, sức sống mạnh mẽ chất phác, hồn hậu.
b. Hành động đánh A Sử:
Đòi sự công bằng, dám đấu tranh cho lẽ phải.
Nắm cái vòng cổ kéo xuống  chống lại bọn cường quyền, đả kích bọn nhà giàu
Tính cách mạnh mẽ, gan góc, một khát vọng tự do.
Nhiều động từ mạnh mẽ, nhanh chóng, dồn dập như vụt ra, vung tay, lăng vào, bưng tay lên, xộc tới, nắm, kéo, xé, đánh…
A Phủ là người
như thế nào?
Hành động
đánh A Sử nói lên
điều gì?
Nghệ thuật?
c. Cảnh xử kiện quái đản, lạ lùng:
Xử kiện diễn
ra trong hoàn cảnh
như thế nào?
- Diễn ra trong một không gian: khói thuốc phiện mù mịt. “Suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút”.
- Anh bị đánh đập tàn nhẫn.
- Cảnh nộp vạ, đãi tiệc ăn cỗ cho các chức việc trong làng.
Nghệ thuật miêu tả độc đáo với hình ảnh thống lí Pá tra vay
tiền. “A Phủ nhận xong tiền ..trút vào trong tráp”.
 Cảnh áp bức người dân bằng quyền lực, sự xuất hiện của thần quyền đã làm A Phủ trở nên cùng cực và làm nô lệ suốt đời trong nhà thống lí Pá tra.
3. Giá trị nội dung tư tưởng của đoạn trích:
a. Giá trị hiện thực:
Bức tranh đời sống xã hội của
dân tộc miền núi Tây Bắc.
Bộ mặt của chế độ phong kiến
miền núi: khắc nghiệt, tàn ác.
Với sức mạnh của thần
quyền và cường quyền.
Phơi bày tội ác của bọn thực
dân Pháp.
Cuộc sống chân thực bi thảm
của người dân miền núi.

b. Giá trị nhân đạo:
Cảm thông sâu sắc đối
với người dân.
Phê phán gay gắt bọn
thống trị.
Ngợi ca những phẩm
chất tốt đẹp của con người.
Trân trọng khao khát hạnh
phúc chính đáng của con
người.
Chỉ ra con đường giải phóng
người lao động có cuộc sống
tối tăm, số phận bi thảm.
Giá trị
nội dung tư tưởng?

4. Chủ đề:
Thể hiện lòng khát khao tự do và hành động tự giải thoát của người lao động miền núi khỏi sự thống trị của bọn địa chủ phong kiến miền núi.
Truyện còn thể hiện sự cảm thông sâu sắc của tác giả về số phận của con người vùng núi.
Cho biết chủ đề
của tác phẩm?
III. TỔNG KẾT:
Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về những người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đoạ, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do.
Tác phẩm khắc hoạ chân thực những nét riêng biệt về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn người dân các dân tộc thiểu số bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc, phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ.
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC BÀI MỚI:
1. Củng cố:
Câu 1: Bút pháp của nhà văn khi miêu tả Mị và A Phủ có gì khác nhau?

Khác nhau
Mị: cái nhìn từ bên trong  Khám phá và phát hiện vẻ đẹp của nhân vật ở tiềm lực sống của nội tâm.
A Phủ: được nhìn từ bên ngoài, tạo điểm nhấn về tính cách ở những hành động  thấy rõ vẻ đẹp qua sự gan góc, táo bạo, mạnh mẽ.
Câu 2:
Những nét độc đáo trong quan sát tinh tế và diễn tả của tác
giả về đề tài miền núi ( phong tục, thiên nhiên, con người,
giọng điệu, ngôn ngữ…)?
Phong tục
Ông có những phát hiện mới mẻ về các nét lạ trong tập quán và phong tục như tục cướp vợ, trình ma, đêm tình mùa xuân, trói đứng…
Thiên nhiên
Khả năng quan sát tinh tế, sống động và giàu chất thơ
như cảnh mùa xuân trên cao, tiếng sáo đêm tình
mùa xuân, lời ca và nhạc điệu, cảnh uống rượu ngày tết…
Ngôn ngữ,
giọng điệu
Ngôn ngữ giản dị, phong phú, mang đậm bản sắc riêng. Giọng điệu trữ tình hấp dẫn, lôi cuốn bằng sự từng trải, tinh tế, pha những phong vị và màu sắc dân tộc…
2. Hướng dẫn học bài mới “ Vợ nhặt”- Kim Lân
- Đọc tác phẩm  tóm tắt.
- Tìm hiểu các nhân vật: Tràng, thị, bà cụ Tứ.
- Cảnh sống của người dân thời bấy giờ.
- Ý nghĩa nhan đề của truyện.
CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN
ĐÃ THEO DÕI.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thị Trúc Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)