Tuần 19. Vợ chồng A Phủ

Chia sẻ bởi Lê Văn Gương | Ngày 09/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Vợ chồng A Phủ thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

VỢ CHỒNG A PHỦ
Tô Hoài
THỔI KÈN LÁ
VỢ CHỒNG A PHỦ
I- Tìm hiểu chung:
1- Tác giả:

Em hãy nêu vài nét về tác giả ?
VỢ CHỒNG A PHỦ
I- Tìm hiểu chung:
1- Tác giả:

- Tô Hoài, tên thật là Nguyễn Sen, quê ở Nghĩa Đô- Hoài Đức- Hà Tây ( nay thuộc nội thành Hà Nội ).
-Năm 1943 ông tham gia hội Văn hoá cứu quốc, hoạt động trong lĩnh vực báo chí.
- Sáng tác nhiều thể loại, có khối lượng t/p khá đồ sộ… Nổi tiếng từ t/p Dế mèn phiêu lưu kí (1941 ).
* Sự nghiệp sáng tác:
- Trước CM:
- Những cảnh đời ở vùng quê Nghĩa Đô
- Những con vật gần gũi với con người
- Sau CM:
- Hà Nội trong những năm chống Pháp
- Miền núi với CM và CNXH
VỢ CHỒNG A PHỦ
Trích tập truyện ngắn"Truyện Tây Bắc"
TP là kết quả của chuyến Tô Hoài theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952 (nhà văn đã có điều kiện sống gần gủi, hiểu biết về đồng bào các dân tộc ở đây như : Mèo ,Dao,Thái ,Mường.) Tập truyện "Tây Bắc" nói chung và "Vợ chồng APhủ" nói riêng đã được trao tặng giải nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam (1954- 1955).
a. Xuất xứ và hòan cảnh sáng tác:
2. Tác phẩm:
I- Tìm hiểu chung:
VỢ CHỒNG A PHỦ
- "Vợ chồng APhủ" chính là niềm thương nỗi nhớ của Tô Hoài giành cho Tây Bắc đau thương mà anh dũng : một Tây Bắc đẫm nước mắt tủi hờn mà cũng vời vợi chất thơ của vùng non cao núi thẳm.
2. Tác phẩm:
I- Tìm hiểu chung:
* KT chu?n b? ph?n d?cTP c?a HS :
Sắp xếp lại cột (B) sao cho tương ứng với cột (A) ?
Chuyện xảy ra ở Hồng Ngài - một vùng núi Tây Bắc - dưới ách thống trị của phong kiến miền núi. Mị là cô gái Mèo xinh đẹp. Bố mẹ cô ngày trước cưới nhau phải vay tiền thống lý, mỗi năm trả lãi một nương ngô. Đến khi Mị lớn, nợ vẫn chưa dứt. Thống lý Pá Tra bắt Mị làm dâu gạt nợ. Mị về làm vợ A Sử, thực ra cô là người ở không công. Mị muốn chết nhưng sợ liên lụy đến bố. Khi bố Mị chết, Mị đã quen khổ rồi. Cô sống lùi lũi như con rùa trong xó cửa.
b. Tóm tắt :
VỢ CHỒNG A PHỦ
2. Tác phẩm:
I- Tìm hiểu chung:
b. Tóm tắt : (tiếp theo)
VỢ CHỒNG A PHỦ
2. Tác phẩm:
I- Tìm hiểu chung:
Vào một đêm xuân, tiếng sáo gọi bạn tình làm Mị bừng tỉnh. Cô uống ừng ực từng bát rượu và chuẩn bị váy áo đi chơi. A Sử trói đứng cô ở cột nhà rồi đi chơi, gây chuyện với đám con trai làng bên, bị A Phủ ( chàng trai mồ côi ) đánh vỡ đầu. A Phủ bị bắt, bị phạt và trở thành nô lệ cho nhà thống lý.
b. Tóm tắt : (tiếp rheo)
VỢ CHỒNG A PHỦ
2. Tác phẩm:
I- Tìm hiểu chung:
Mùa đông nọ, A Phủ trông bò bị hổ vồ mất một con. Anh bị trói đứng vào cột. Đêm nào Mị cũng ra hơ lửa và nhìn thấy nhưng cô vẫn thản nhiên. Một đêm kia, thấy giọt nước mắt chảy tràn trên má A Phủ, Mị quyết định cắt dây trói cho A Phủ rồi chạy trốn cùng anh. Hai người đến Phiềng Sa, thành vợ thành chồng. Ở đây họ gặp A Châu (CBCM). Họ gia nhập vào đội du kích và đứng lên bảo vệ làng xóm.

II. ĐỌC HIỂU:
A. Nỗi khổ nhục và sức sống tiềm tàng
của người dân lao động nghèo Tây Bắc:
1. Nỗi khổ nhục và sức sống tiềm tàng của nhân vật Mỵ:
a. Trước khi Mỵ bị bắt về làm dâu cho Pátra:
*Qua lời kể của Tô Hoài, trước khi bị bắt làm dâu gạt nợ, Mỵ là một cô gái như thế nào?
*Khi về làm dâu (nô lệ) thì đời sống của Mỵ ra sao? Tìm những chi tiết và từ ngữ thể hiện cuộc sống ấy của Mỵ?


*Qua lời kể của Tô Hoài, trước khi bị bắt làm dâu gạt nợ, Mỵ là một cô gái như thế nào?


*Khi về làm dâu (nô lệ) thì đời sống của Mỵ ra sao? Tìm những chi tiết và từ ngữ thể hiện cuộc sống ấy của Mỵ?

- Mỵ xuất thân trong một gia đình nghèo,
lương thiện, cần cù lao động , hiếu thảo với cha.
- Mỵ còn là một cô gái trẻ trung, nhan sắc, yêu đời, tâm hồn đẹp của nàng ăm ắp khát vọng hạnh phúc . Cô còn có tài thổi kèn lá rất hay và được trai bản yêu mến.
=>Mỵ có đủ điều kiện về phẩm chất để được sống hạnh phúc .Nhưng "bông hoa ban tinh khiết" của núi rừng Tây Bắc ấy lại bị nhấn chìm trong kiếp sống tôi đòi- khổ nhục.

b. Từ khi Mỵ bị bắt về làm dâu trừ nợ :
- Mỵ bị đọa đày về thể xác ( bị bóc lột
sức lao động đến tận cùng; bị Asử
đánh đập thậm tệ).
- Mỵ còn bị áp bức về tinh thần (bị chiếm đọat tuổi xuân, không tình yêu, không hạnh phúc; bị giam hãm mất tự do)
=> C/S của Mỵ cùng khổ về vật chất,bế tắc về tinh thần, sống kiếp "Người-vật".
HS dãy bàn (tổ 1 và 2)
*Mặc dù bị đẩy vào cuộc sống khổ nhục, nhưng Mỵ có cam chịu và chấp nhận số phận không?

HS dãy bàn (tổ 3 và 4)
*Sức sống và khát vọng tự do mãnh liệt của Mỵ được nhà văn kể lại như thế nào trong tác phẩm?

HS dãy bàn (tổ 5 và 6)
*Tìm những chi tiết tiêu biểu để phân tích, minh họa cho sức sống tiềm tàng và khát vọng tự do của Mỵ?



- Mỵ câm lặng trước cuộc sống cùng khổ, nhưng cô không cam chịu số phận.
- Sức sống tiềm tàng và khát vọng tự do của Mỵ được thể hiện qua ba lần Mỵ phản kháng chống lại số phận:
+ Lần 1: Mỵ định tự tử bằng lá ngón.
+ Lần 2: Đêm mùa xuân Mỵ muốn đi chơi.
+ Lần 3: Đêm mùa đông , Mỵ cắt dây trói cho Aphủ, cả 2 cùng trốn khỏi nhà Pátra.
*Tại sao lúc đầu mới về làm dâu,
Mỵ lại muốn chết? Mỵ có chết được
không? Ý nghĩa cuả hành động này?

- Khi mới bị bắt về làm dâu, bị áp bức ., "đêm nào Mỵ cũng khóc" vì ý thức được sự khổ nhục của kiếp sống "người - vật".
- Nhưng nước mắt đã không giúp Mỵ nguôi đi nỗi đau, Mỵ đã tìm đến cái chết như một phương tiện để giải thóat nỗi đau đớn , tủi nhục.
- Vì thương cha, Mỵ đã không đành lòng chết. Cô phải quay lại để sống trong tủi nhục và câm lặng.

*Diễn biến tâm trạng và hành động của Mỵ trong đêm tình xuân?

- Mùa xuân ở vùng núi cao, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cùng âm thanh tiếng sáo gọi bạn tình đã đánh thức tâm hồn ham yêu, ham sống của Mỵ.
- Qúa khứ êm đẹp, hiện tại phũ phàng --> Mỵ thấy cô đơn, cay đắng --> cô muốn chết.
- Nhưng tiếng sáo gọi bạn cứ réo rắt, mời goị .
? Mỵ muốn đi chơi.
- Bị Asử trói đứng, đau đớn - tủi nhục, nhưng tâm hồn Mỵ vẫn vượt qua khỏi vòng dây trói để đi theo tiếng sáo.
=>Bạo lực và dây trói chỉ có thể trói buộc thể xác Mỵ chứ không trói buộc được tình yêu và sự sống của Mỵ
*Tâm trạng và hành động của Mỵ
khi thấy A Phủ bị trói trong
đêm mùa đông ?
-Lúc đầu thấy APhủ bị trói, Mỵ "thản nhiên ngồi thôỉ lửa hơ tay"--> biểu hiện của một tâm hồn đã chai lỳ vì đau khổ.
-Khi thấy hai dòng nước mắt của APhủ, Mỵ nghĩ đến nỗi đau của mình, của người đàn bà cũng đã bị trói mà chết--> Mỵ muốn cưú APhủ, nhưng lại sợ.
-Nhưng tình thương ngươì lấn át nỗi thương thân, Mỵ đã cắt dây trói cho APhủ, cả hai cùng trốn thóat .
=> Giải thóat cho Aphủ cũng là cách Mỵ tự giải thóat cuộc sống nô lệ, tăm tối của mình.Tình thương người, và khát vọng tự do đã giúp Mỵ chiến thắng số phận.

**Em hãy nhận xét gì về nghệ thuật
của nhà văn Tô Hoài khi miêu tả
nhân vật Mỵ ?
-Cách tạo ra những nghịch lý trong cuộc đời, số phận, tính cách của nhân vật Mỵ.
- Nghệ thuật so sánh ( vừa tương đồng- vừa đòn bẩy); thủ pháp vật hóa để cực tả nỗi đau : kiếp người là kiếp vật của Mỵ.
-Cách dùng hình ảnh ẩn dụ độc đáo ( căn buồng của Mỵ) gây cảm giác ngột ngạt, bức bối về một nhà tù rùng rợn ? đó là hình tượng hóa giàu sức khái quát về địa ngục cuộc sống của Mỵ - tê buốt một kiếp người.


2. Cảnh ngộ và khát vọng tự do của APhủ:
a.Cảnh ngộ của APhủ:
*Xuất hiện trong tác phẩm, APhủ có một cảnh ngộ như thế nào?
- Mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân.
- Bị bán cho người Thái, phiêu bạt tới Hồng Ngài, tự sống bằng sức lao động của mình.
- Vì đánh ASử ,bị phạt vạ,bị buộc phải vay tiền --> thành nô lệ cho thống Lý Pátra.
=> Cũng như Mỵ, APhủ có một cảnh ngộ bất hạnh, cơ cực và khổ nhục.
b. Sức sống và khát vọng tự do của APhủ:
*Sức sống và khát vọng tự do của APhủ
được thể hiện qua những chi tiết nào
trong tác phẩm?
- APhủ là một chàng trai khỏe mạnh, lao động giỏi như "con trâu tốt" của núi rừng Tây Bắc.
- APhủ có khát vọng tự do, sẵn sàng phản kháng đánh lại con nhà giàu .
- Bị phạt vạ một cách tàn nhẫn, APhủ vẫn gan lì chịu đựng. Bị trói đứng, APhủ dùng hàm răng to khỏe cắn đứt dây trói.
=>A Phủ là một chàng trai mạnh mẽ, táo bạo, có ý thức phản kháng mãnh lịêt nhưng tự phát.
** Qua việc Mỵ cắt dây trói cho A Phủ
và cả hai cùng trốn thóat khỏi
Hồng Ngài, nhà văn Tô Hoài muốn
gửi đến cho người đọc bức thông điệp về điều gì?

-Những người có cùng cảnh ngộ bị áp bức bóc lột, chỉ có thể chiến thắng bạo lực và cường quyền khi họ cùng sát cánh bên nhau để tạo nên một sức mạnh .
B. Nghệ thuật của tác phẩm:
*Nhận xét về nghệ thuật xây dựng
tác phẩm của nhà văn?

1. Nghệ thuật miêu tả:
Cảnh thiên nhiên, cảnh sinh họat của người dân Tây Bắc chân thực, gần gũi, sinh động mang màu sắc dân tộc.
2. Ngôn ngữ kể chuyện:
Từ ngữ mộc mạc, giàu chất họa, chất thơ.
3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật :
Tính cách nhân vật sắc sảo, cách miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật sâu sắc.


*Từ nội dung cốt truyện của Vợ chồng
Aphủ, em hãy cho biết ý nghĩa văn bản
của tác phẩm?
* Cho biết giá trị hiện thực? Giá trị nhân đạo
của tác phẩm ?



**Từ nội dung cốt truyện của Vợ chồng
Aphủ, em hãy cho biết ý nghĩa văn bản
của tác phẩm?

C. Ý nghĩa văn bản :
Tác phẩm tố cáo tội ác của bọn phong kiến , thực dân; thể hiện số phận đau khổ của người dân miền núi; phản ánh con đường giải phóng và ca ngợi vẻ đẹp , sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của họ.
* Giá trị hiện thực:
Miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo, phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi.

* Giá trị nhân đạo:
Thể hiện tình yêu thương , sự đồng cảm sâu sắc với dố phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước Cách mạng.
Tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai cấp thống trị.
Trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn , sức sống mãnh liệt và khả năng Cách mạng của nhân dân Tây Bắc.

III. Tổng kết:

- "Vợ chồng A Phủ" chính là tấm lòng của nhà văn Tô Hoài với mảnh đất và con người Tây Bắc : tác phẩm tha thiết một nỗi niềm của nhà văn đứng về khổ đau-nước mắt mà phẫn nộ , yêu thương.
- Tác phẩm cũng giúp ta thấy được những đặc sắc về phong cách nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài - nhà văn của "dòng sông Tô Lịch".
*Hướng dẫn học bài:

- Nắm vững kiến thức cơ bản của bài học (tác giả, hòan cảnh sáng tác, cốt truyện, ý nghĩa văn bản, nhân vật trung tâm của tác phẩm).
- Học thuộc các dẫn chứng tiêu biểu để minh họa khi phân tích.

- Bài tập vận dụng: tìm đọc bài văn hay về đề bài dưới đây :
Phân tích sức sống tiềm tàng và khát vọng tự do của nhân vật Mỵ trong truyện ngắn "Vợ chồng Aphủ" của nhà văn Tô Hoài.
*Hướng dẫn sọan tác phẩm "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân :

1. Đ ọc tiểu dẫn và tóm tắt những nét chính về tác giả và hòan cảnh ra đời của tác phẩm.
2. Đọc tác phẩm và tóm tắt cốt truyện, ý nghĩa văn bản của tác phẩm, đồng thời tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thông qua các tình tiết cơ bản và nhân vật trung tâm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Gương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)