Tuần 19. Vợ chồng A Phủ
Chia sẻ bởi Nguyễn Dịu Thúy |
Ngày 09/05/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Vợ chồng A Phủ thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
- tô hoài -
vợ chồng a phủ
I. Khái quát.
1. Tác giả.
- Tô Hoài (1920), tên khai sinh là Nguyễn Sen.
- Quê ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
- Ông có một tuổi thơ và thời trai trẻ vất vả.
- Năm 1943, ông gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc.
- Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm báo và hoạt động văn nghệ ở Việt Bắc.
- Ông đã để lại một sự nghệp văn học to lớn với các thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, tự truyện, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.
Em cho biết những nét chính về tiểu sử tác giả?
- Các sáng tác của Tô Hoài thiên về diễn tả những sự thật của đời thường.
- Ông có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.
- Tác phẩm của ông luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có.
- Năm 1996 ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Tác phẩm chính: (SGK).
Các sáng tác của Tô Hoài thiên về diễn tả điều gì?
Vì sao các tác phẩm của ông lại thu hút được người đọc?
Em cho biết xuất xứ của tác phẩm?
2. Tác phẩm.
a. Xu?t xứ.
- "Vợ chồng A Phủ" được in trong tập "Truyện Tây Bắc".
- Tập "Truyện Tây Bắc" đưược Tô Hoài viết năm 1953 gồm ba truyện: "Cứu đất cứu mường", "Mường giơn" và "Vợ chồng A Phủ".
- Năm 1952 theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, một chuyến đi dài tám tháng, Tô Hoài đã mang về xuôi bao kỉ niệm sâu sắc về người và cảnh vật Tây Bắc - đây là động cơ để tác giả sáng tác ra tác phẩm này.
- "Truyện Tây Bắc" đã được tặng giải nhất, giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955.
b. Kết cấu của tác phẩm.
- Tác phẩm gồm hai phần:
+ P1: Mị và A Phủ ở Hồng Ngài- trong nhà thống lí Pá Tra.
+ P2 : Mị và A Phủ sang Phiềng Sa- nên vợ nên chồng, gặp gỡ cách mạng và trở thành du kích.
- P1 gồm ba ý: * Kể về Mị và cảnh sống bi đát của Mị trong nhà thống lí Pá Tra .
* Kể về A Phủ ( cảnh A Phủ đánh A Sử và cuộc xử kiện trong nhà thống lí ).
* Kể việc A Phủ bị trói sắp chết và Mị cứu A Phủ, hai người trốn khỏi Hồng Ngài.
Em cho biết kết cấu của tác phẩm?
Phần 1 gồm những ý chính nào? Nội dung của các ý?
c. Chủ đề.
Nói lên sự thống khổ của người Mèo ở Tây Bắc dưới ách thống trị dã man của bọn chúa đất và sự vùng dậy của người dân để giành lấy tự do, hạnh phúc và tham gia kháng chiến giải phóng quê hương.
Chủ đề của tác phẩm nói lên điều gì?
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Nhân vật Mị.
a. Quá khứ của Mị.
- Mị là người con gái trẻ đẹp, khát khao tự do, tình yêu, hạnh phúc.
- Cô có tài âm nhạc- chứng tỏ cô có vẻ đẹp về tâm hồn.
- Mị đã trải qua những đêm tình mùa xuân say đắm.
Trước khi về nhà thống lí Pá Tra, Mị là con người như thế nào?
b. Cảnh sống bi đát của Mị trong nhà thống lí Pá Tra.
-Vì bố mẹ Mị không trả nổi món tiền vay nhà thống lí. Để cứu nạn cho cha, Mị phải chịu bán mình, chịu cảnh làm con dâu gạt nợ, bị cha con thống lí chiếm đoạt sức lao động, nhan sắc và cả cuộc đời ngưười con gái. Danh nghĩa là con dâu nhưng thực chất cô làm nô lệ. Sống trong nhà thống lí, Mị phải cam nhận tôi đòi, làm lụng vất vả suốt ngày đêm không bằng con trâu, con ngựa
Vì sao Mị phải làm con dâu nhà thống lí Pá Tra?
Về tinh thần: Cô không có một niềm vui nào trên mặt, lúc nào cũng buồn rưười rượi, lặng câm "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa". Căn buồng của Mị nằm diễn tả tuyệt hay về một thứ ngục thất tinh thần, nó không giam hãm thân xác Mị nhưng nó tách li cô với cuộc đời, nó cấm cố tuổi xuân và ước mơ của cô.
Cuộc sống về tinh thần của Mị như thế nào?
- Mị đã từng muốn chết nhưng cô không thể chết vì món nợ của cha vẫn còn. Nhưng đến lúc cô có thể chết, vì cha cô không còn thì Mị lại buông xuôi, kéo dài mãi một sự tồn tại vật vờ. Chính lúc này Mị mới đáng thương hơn vì đã không thiết chết thì có nghĩa là sự tha thiết với cuộc sống cũng không còn, lúc đó Mị chỉ là cái xác không hồn.
Mị đã từng muốn chết nhưng cô không thể chết, vì sao vậy? Đến lúc cô có thể chết nhưng cô lại không chết, điều đó thật đáng thương, em hãy chỉ rõ? (2 phút thảo luận)
- Phải chăng cuộc sống của Mị đã vĩnh viễn mất đi ? Bên trong "con rùa lùi lũi" kia đang có một con người, người con gái bất hạnh này vẫn tiềm tàng một sức sống bền bỉ, mãnh liệt, khát vọng hạnh phúc lớn lao, hễ gặp cơ hội thuận lợi, sức sống đó lại trỗi dậy mạnh mẽ.
- Mùa xuân đến với sự thay đổi và sức sống mãnh liệt của thiên nhiên. Mị đã nhớ lại ngày xuân năm nào, Mị muốn đi chơi. Nhưng buồn thay, trong hiện tại Mị làm sao có thể đi chơi?
Sức sống của Mị trỗi dậy khi nào?
+ Để quên đi cuộc sống hiện tại, cô đã lén lút uống rượu "uống ừng ực từng bát", rồi say đến lịm người. Cái say cùng lúc vừa gây sự lãng quên vừa đem về cõi nhớ: lãng quên thực tại; nhớ về ngày trước và quan trọng là nhớ rằng mình vẫn là một con người, vẫn có quyền sống của một con người.
+ Sức ám ảnh của tuổi xuân cứ lớn dần. Mị quấn lại tóc, với chiếc váy hoa, rồi rút thêm cái áo để chuẩn bị đi chơi hội. Nhưng A Sử đã trói đứng cô vào cột nhà.
Sức ám ảnh của tuổi xuân cứ lớn dần. Mị đã làm gì để chuẩn bị đi chơi? Kết quả của việc làm ấy?
Để quên đi cuộc sống hiện tại, cô đã làm gì?
- Mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn tha thiết, bồi hồi. , tiếng sáo ấy, sức sống trỗi dậy của mùa xuân ấy mạnh đến nỗi cô bị trói mà vẫn không biết mình đang bị trói.
Khi rượu tan, trở lại thực tại, Mị lại là con rùa lặng câm, còn lặng câm hơn cả trước.
2. Nhân vật A Phủ.
a. Quá khứ tự do của A Phủ.
- Là một chàng trai khoẻ mạnh, lao động giỏi, thạo công việc, cần cù, chịu khó, gan dạ, có bản lĩnh.
- Con gái trong làng nhiều người mê, nhưng "không có ruộng không có bạc không lấy được vợ".
A Phủ có một quá khứ như thế nào?
b. Cuộc sống nô lệ của A Phủ trong nhà thống lí .
- Chính vì gan dạ mà A Phủ dám đánh A Sử- con nhà quan, anh bị bắt và bị phạt vạ.
- A Phủ đã trở thành người ở nợ, làm nô lệ, quanh năm A Phủ một mình rong ruổi ngoài rừng làm nương, rẫy, chăn bò, ngựa, bẫy nhím, hổ.
- Tai hoạ đến với A Phủ: do mải mê bẫy nhím, do vẫn chưa hết lòng ham sống phóng khoáng, hồn nhiên - A Phủ lỡ để hổ đói vồ mất một con bò. Vì thế anh bị Pá Tra trói đứng vào chân cột.
Tai hoạ đến với A Phủ do sự kiện gì?
Vì sao A Phủ lại trở thành người ở nợ cho nhà thống lí Pá Tra?
3. Mị cứu A Phủ, hai người trốn khỏi Hồng Ngài.
Mị và A Phủ đều là nạn nhân của gia đình thống lí Pá Tra (Mị là con dâu gạt nợ, A Phủ là người ở nợ).
* Sự gặp gỡ giữa hai người.
- A Phủ bị trói đứng nhiều đêm ở ngoài trời, những đêm trước Mị vẫn thản nhiên như không. Cuộc đời Mị như tắt dần trong đêm tối. Mị không còn niềm vui nào ngoài việc đêm đêm ra sưởi lửa ngoài bếp. Ngọn lửa như người bạn duy nhất đem lại cho Mị chút niềm vui.
A Phủ bị trói đứng nhiều đêm ở ngoài trời, Mị có để ý gì đến A Phủ không? Vì sao vậy? (2 phút trao đổi)
Giữa Mị và A Phủ có điểm gì chung?
- Cũng như những đêm trước, đêm nay Mị cũng ra sưởi lửa; nhưng Mị đã đổi thay. Mị nhìn thấy A Phủ khóc "một dòng . xám đen", dòng nước mắt đau đớn, dòng nước mắt của sự tuyệt vọng. Dòng nước mắt đã đưa Mị ra khỏi cõi vô cảm, khiến Mị ra khỏi cõi quên để trở về cõi nhớ. Mị nhớ ra mình, xót cho mình. Từ xót thương cho mình, Mị mới xót thương cho A Phủ- người cùng cảnh ngộ.
Cũng như những đêm trước, đêm nay Mị cũng ra sưởi lửa, nhưng Mị đã đổi thay, Mị đổi thay nhờ gì?
* Mị cứu A Phủ, giải thoát luôn cuộc đời mình.
- Chuyển ý nghĩ từ mình sang A Phủ. Mị không nghĩ đến sự giải thoát cho bản thân mà nghĩ đến cho A Phủ. A Phủ ở vào cảng ngộ khác, không bị ràng buộc và có lẽ nào lại phải chết ở nhà này.
+ Mị nghĩ đến việc A Phủ chạy trốn và hậu quả của việc làm này ...
- Nhưng tình thương cứ lớn dần, không thể ngồi nhìn A Phủ chết, cơ sở tâm lí ấy đã thúc đẩy Mị hành động: cô đã mạnh dạn cầm dao cắt dây cởi trói cho A Phủ.
Diễn biến tâm lí của Mị ra sao? Vì sao Mị quyết định cầm dao cắt dây cởi trói cho A Phủ? (3 phút thảo luận)
Vì sao Mị thương A Phủ?
- Và sau đó cơn hoảng hốt tưởng đã biến từ nãy, đột nhiên ập lại và Mị vùng chạy theo A Phủ, chấm dứt những ngày sống ở Hồng Ngài.
Việc Mị giải thoát cho A Phủ và chạy theo A Phủ ở đây có sự thúc bách của tình cảm, nhưng cũng có sự thúc bách của hoàn cảnh. Mị biết ở đây thì chết, muốn sống chỉ có con đường duy nhất là chạy cùng A Phủ. Như vậy tình thương đã giúp Mị cứu được A Phủ, lòng thương mình đã giúp cô giải thoát được chính bản thân mình, điều mà trước đây Mị chưa bao giờ nghĩ đến.
Sự giải thoát của Mị và A Phủ nói lên sức sống mạnh mẽ, quết liệt không có gì có thể làm mai một của người dân để dành lại cuộc sống tự do.
III. Tổng kết.
Bằng ngòi bút tài tình của mình, Tô Hoài đã dựng lên "Vợ chồng A Phủ"- một truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài miền núi. Với giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo hoà quện trong một chất thơ trong sáng, chắc chắn đây sẽ mãi là một tác phẩm có giá trị trong nền văn học dân tộc.
Sự giải thoát của Mị và A Phủ nói lên điều gì?
vợ chồng a phủ
I. Khái quát.
1. Tác giả.
- Tô Hoài (1920), tên khai sinh là Nguyễn Sen.
- Quê ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
- Ông có một tuổi thơ và thời trai trẻ vất vả.
- Năm 1943, ông gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc.
- Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm báo và hoạt động văn nghệ ở Việt Bắc.
- Ông đã để lại một sự nghệp văn học to lớn với các thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, tự truyện, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.
Em cho biết những nét chính về tiểu sử tác giả?
- Các sáng tác của Tô Hoài thiên về diễn tả những sự thật của đời thường.
- Ông có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.
- Tác phẩm của ông luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có.
- Năm 1996 ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Tác phẩm chính: (SGK).
Các sáng tác của Tô Hoài thiên về diễn tả điều gì?
Vì sao các tác phẩm của ông lại thu hút được người đọc?
Em cho biết xuất xứ của tác phẩm?
2. Tác phẩm.
a. Xu?t xứ.
- "Vợ chồng A Phủ" được in trong tập "Truyện Tây Bắc".
- Tập "Truyện Tây Bắc" đưược Tô Hoài viết năm 1953 gồm ba truyện: "Cứu đất cứu mường", "Mường giơn" và "Vợ chồng A Phủ".
- Năm 1952 theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, một chuyến đi dài tám tháng, Tô Hoài đã mang về xuôi bao kỉ niệm sâu sắc về người và cảnh vật Tây Bắc - đây là động cơ để tác giả sáng tác ra tác phẩm này.
- "Truyện Tây Bắc" đã được tặng giải nhất, giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955.
b. Kết cấu của tác phẩm.
- Tác phẩm gồm hai phần:
+ P1: Mị và A Phủ ở Hồng Ngài- trong nhà thống lí Pá Tra.
+ P2 : Mị và A Phủ sang Phiềng Sa- nên vợ nên chồng, gặp gỡ cách mạng và trở thành du kích.
- P1 gồm ba ý: * Kể về Mị và cảnh sống bi đát của Mị trong nhà thống lí Pá Tra .
* Kể về A Phủ ( cảnh A Phủ đánh A Sử và cuộc xử kiện trong nhà thống lí ).
* Kể việc A Phủ bị trói sắp chết và Mị cứu A Phủ, hai người trốn khỏi Hồng Ngài.
Em cho biết kết cấu của tác phẩm?
Phần 1 gồm những ý chính nào? Nội dung của các ý?
c. Chủ đề.
Nói lên sự thống khổ của người Mèo ở Tây Bắc dưới ách thống trị dã man của bọn chúa đất và sự vùng dậy của người dân để giành lấy tự do, hạnh phúc và tham gia kháng chiến giải phóng quê hương.
Chủ đề của tác phẩm nói lên điều gì?
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Nhân vật Mị.
a. Quá khứ của Mị.
- Mị là người con gái trẻ đẹp, khát khao tự do, tình yêu, hạnh phúc.
- Cô có tài âm nhạc- chứng tỏ cô có vẻ đẹp về tâm hồn.
- Mị đã trải qua những đêm tình mùa xuân say đắm.
Trước khi về nhà thống lí Pá Tra, Mị là con người như thế nào?
b. Cảnh sống bi đát của Mị trong nhà thống lí Pá Tra.
-Vì bố mẹ Mị không trả nổi món tiền vay nhà thống lí. Để cứu nạn cho cha, Mị phải chịu bán mình, chịu cảnh làm con dâu gạt nợ, bị cha con thống lí chiếm đoạt sức lao động, nhan sắc và cả cuộc đời ngưười con gái. Danh nghĩa là con dâu nhưng thực chất cô làm nô lệ. Sống trong nhà thống lí, Mị phải cam nhận tôi đòi, làm lụng vất vả suốt ngày đêm không bằng con trâu, con ngựa
Vì sao Mị phải làm con dâu nhà thống lí Pá Tra?
Về tinh thần: Cô không có một niềm vui nào trên mặt, lúc nào cũng buồn rưười rượi, lặng câm "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa". Căn buồng của Mị nằm diễn tả tuyệt hay về một thứ ngục thất tinh thần, nó không giam hãm thân xác Mị nhưng nó tách li cô với cuộc đời, nó cấm cố tuổi xuân và ước mơ của cô.
Cuộc sống về tinh thần của Mị như thế nào?
- Mị đã từng muốn chết nhưng cô không thể chết vì món nợ của cha vẫn còn. Nhưng đến lúc cô có thể chết, vì cha cô không còn thì Mị lại buông xuôi, kéo dài mãi một sự tồn tại vật vờ. Chính lúc này Mị mới đáng thương hơn vì đã không thiết chết thì có nghĩa là sự tha thiết với cuộc sống cũng không còn, lúc đó Mị chỉ là cái xác không hồn.
Mị đã từng muốn chết nhưng cô không thể chết, vì sao vậy? Đến lúc cô có thể chết nhưng cô lại không chết, điều đó thật đáng thương, em hãy chỉ rõ? (2 phút thảo luận)
- Phải chăng cuộc sống của Mị đã vĩnh viễn mất đi ? Bên trong "con rùa lùi lũi" kia đang có một con người, người con gái bất hạnh này vẫn tiềm tàng một sức sống bền bỉ, mãnh liệt, khát vọng hạnh phúc lớn lao, hễ gặp cơ hội thuận lợi, sức sống đó lại trỗi dậy mạnh mẽ.
- Mùa xuân đến với sự thay đổi và sức sống mãnh liệt của thiên nhiên. Mị đã nhớ lại ngày xuân năm nào, Mị muốn đi chơi. Nhưng buồn thay, trong hiện tại Mị làm sao có thể đi chơi?
Sức sống của Mị trỗi dậy khi nào?
+ Để quên đi cuộc sống hiện tại, cô đã lén lút uống rượu "uống ừng ực từng bát", rồi say đến lịm người. Cái say cùng lúc vừa gây sự lãng quên vừa đem về cõi nhớ: lãng quên thực tại; nhớ về ngày trước và quan trọng là nhớ rằng mình vẫn là một con người, vẫn có quyền sống của một con người.
+ Sức ám ảnh của tuổi xuân cứ lớn dần. Mị quấn lại tóc, với chiếc váy hoa, rồi rút thêm cái áo để chuẩn bị đi chơi hội. Nhưng A Sử đã trói đứng cô vào cột nhà.
Sức ám ảnh của tuổi xuân cứ lớn dần. Mị đã làm gì để chuẩn bị đi chơi? Kết quả của việc làm ấy?
Để quên đi cuộc sống hiện tại, cô đã làm gì?
- Mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn tha thiết, bồi hồi. , tiếng sáo ấy, sức sống trỗi dậy của mùa xuân ấy mạnh đến nỗi cô bị trói mà vẫn không biết mình đang bị trói.
Khi rượu tan, trở lại thực tại, Mị lại là con rùa lặng câm, còn lặng câm hơn cả trước.
2. Nhân vật A Phủ.
a. Quá khứ tự do của A Phủ.
- Là một chàng trai khoẻ mạnh, lao động giỏi, thạo công việc, cần cù, chịu khó, gan dạ, có bản lĩnh.
- Con gái trong làng nhiều người mê, nhưng "không có ruộng không có bạc không lấy được vợ".
A Phủ có một quá khứ như thế nào?
b. Cuộc sống nô lệ của A Phủ trong nhà thống lí .
- Chính vì gan dạ mà A Phủ dám đánh A Sử- con nhà quan, anh bị bắt và bị phạt vạ.
- A Phủ đã trở thành người ở nợ, làm nô lệ, quanh năm A Phủ một mình rong ruổi ngoài rừng làm nương, rẫy, chăn bò, ngựa, bẫy nhím, hổ.
- Tai hoạ đến với A Phủ: do mải mê bẫy nhím, do vẫn chưa hết lòng ham sống phóng khoáng, hồn nhiên - A Phủ lỡ để hổ đói vồ mất một con bò. Vì thế anh bị Pá Tra trói đứng vào chân cột.
Tai hoạ đến với A Phủ do sự kiện gì?
Vì sao A Phủ lại trở thành người ở nợ cho nhà thống lí Pá Tra?
3. Mị cứu A Phủ, hai người trốn khỏi Hồng Ngài.
Mị và A Phủ đều là nạn nhân của gia đình thống lí Pá Tra (Mị là con dâu gạt nợ, A Phủ là người ở nợ).
* Sự gặp gỡ giữa hai người.
- A Phủ bị trói đứng nhiều đêm ở ngoài trời, những đêm trước Mị vẫn thản nhiên như không. Cuộc đời Mị như tắt dần trong đêm tối. Mị không còn niềm vui nào ngoài việc đêm đêm ra sưởi lửa ngoài bếp. Ngọn lửa như người bạn duy nhất đem lại cho Mị chút niềm vui.
A Phủ bị trói đứng nhiều đêm ở ngoài trời, Mị có để ý gì đến A Phủ không? Vì sao vậy? (2 phút trao đổi)
Giữa Mị và A Phủ có điểm gì chung?
- Cũng như những đêm trước, đêm nay Mị cũng ra sưởi lửa; nhưng Mị đã đổi thay. Mị nhìn thấy A Phủ khóc "một dòng . xám đen", dòng nước mắt đau đớn, dòng nước mắt của sự tuyệt vọng. Dòng nước mắt đã đưa Mị ra khỏi cõi vô cảm, khiến Mị ra khỏi cõi quên để trở về cõi nhớ. Mị nhớ ra mình, xót cho mình. Từ xót thương cho mình, Mị mới xót thương cho A Phủ- người cùng cảnh ngộ.
Cũng như những đêm trước, đêm nay Mị cũng ra sưởi lửa, nhưng Mị đã đổi thay, Mị đổi thay nhờ gì?
* Mị cứu A Phủ, giải thoát luôn cuộc đời mình.
- Chuyển ý nghĩ từ mình sang A Phủ. Mị không nghĩ đến sự giải thoát cho bản thân mà nghĩ đến cho A Phủ. A Phủ ở vào cảng ngộ khác, không bị ràng buộc và có lẽ nào lại phải chết ở nhà này.
+ Mị nghĩ đến việc A Phủ chạy trốn và hậu quả của việc làm này ...
- Nhưng tình thương cứ lớn dần, không thể ngồi nhìn A Phủ chết, cơ sở tâm lí ấy đã thúc đẩy Mị hành động: cô đã mạnh dạn cầm dao cắt dây cởi trói cho A Phủ.
Diễn biến tâm lí của Mị ra sao? Vì sao Mị quyết định cầm dao cắt dây cởi trói cho A Phủ? (3 phút thảo luận)
Vì sao Mị thương A Phủ?
- Và sau đó cơn hoảng hốt tưởng đã biến từ nãy, đột nhiên ập lại và Mị vùng chạy theo A Phủ, chấm dứt những ngày sống ở Hồng Ngài.
Việc Mị giải thoát cho A Phủ và chạy theo A Phủ ở đây có sự thúc bách của tình cảm, nhưng cũng có sự thúc bách của hoàn cảnh. Mị biết ở đây thì chết, muốn sống chỉ có con đường duy nhất là chạy cùng A Phủ. Như vậy tình thương đã giúp Mị cứu được A Phủ, lòng thương mình đã giúp cô giải thoát được chính bản thân mình, điều mà trước đây Mị chưa bao giờ nghĩ đến.
Sự giải thoát của Mị và A Phủ nói lên sức sống mạnh mẽ, quết liệt không có gì có thể làm mai một của người dân để dành lại cuộc sống tự do.
III. Tổng kết.
Bằng ngòi bút tài tình của mình, Tô Hoài đã dựng lên "Vợ chồng A Phủ"- một truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài miền núi. Với giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo hoà quện trong một chất thơ trong sáng, chắc chắn đây sẽ mãi là một tác phẩm có giá trị trong nền văn học dân tộc.
Sự giải thoát của Mị và A Phủ nói lên điều gì?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Dịu Thúy
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)