Tuần 19. Vợ chồng A Phủ

Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Phương | Ngày 09/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Vợ chồng A Phủ thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM
"EIGHT STAR"
CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC ViỆT NAM
1, Vợ Chồng A Phủ (Tô Hoài)
2, Vợ Nhặt (Kim Lân)
3, Rừng xà Nu (Nguyễn trung Thành)
4, Những Đứa Con Trong Gia Đình (Nguyễn Thi)
5, Chiếc Thuyền Ngoài Xa (Nguyễn Minh Châu)
Vợ Chồng A Phủ
Tô Hoài
I, Tác giả Tô Hoài
- Tô Hoài, tên khai sinh là
Nguyễn Sen sinh năm
1920 tại làng Nghĩa Đô,
thuộc phủ Hoài Đức,
tỉnh Hà Đông, trong một
gia đình làm nghề thủ
công. Quê nội ở ngoại
thành Hà Nội.
Ông có nhiều sáng tác nổi tiếng từ trước các mạng tháng 8 và đã gia nhập hội văn hóa cứu quốc năm 1943.
-Ông được nhà nước tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 1996
-Sau hơn 60 năm sáng tác nghệ thuật ông đã có gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, kí, tự truyện,…
-Ông có một số tác phẩm chính như:
Dế Mèn phưu Lưu Kí (1941),O chuột(1942)
Quê người (1942), nhà nghèo (1944),
truyện tây bắc (1953), miền tây (1967),…
II, tác phẩm
- Tác phẩm được trích trong tập truyện tây bắc (1953). Tác phẩm này đã đạt giải thưởng của hội văn học năm 1954-1955
- Tác phẩm được sáng tác trong chuyến đi thực tế năm 1992
1. Tóm tắt tác phẩm:
+ Mị là một cô gái xinh đẹp, yêu đời có
khát vọng tự do, hạnh phúc, bị bắt về
làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá
Tra.

+Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt chỉ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa"

+Đem tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử (chồng Mị) trói đứng vào cột nhà.

+ A phủ vì bất bình trước A Sử nên đã đánh nhau với A Sử. Sau đó bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra
+ Không may hổ vồ mất con bò, A phủ bị đánh và bị trói đứng vào cột gần chết
+ Mị đã cắt dây trói cho A phủ, hai người chạy trốn đến Phiềng Sa
+ Mị và A phủ được giác ngộ và trở thành du kích.

2, Nhân vật Mị
- Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra
+ Mị là một cô gái H’mông xinh đẹp,
có tài thổi sáo.
+ Mị là người con có lòng hiếu thảo,
có lòng tự trọng cao, hi sinh cả hạnh
phúc của đời mình để trả lợ cho cha.
Sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra:
Cuộc sống của Mị tăm tối, đau khổ
tê liệt về tinh thần buông xuôi theo số phận
III Tổng kết

1, Nội dung
Vợ chồng A Phủ là câu chuyện về người dân lao động vùng cao tây bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đầy đọa, giam hãm trong cuộc sống tăm tối dã vùng lên phản kháng đi tìm cuộc sống tự do.

-Tác phẩm khắc họa chân thực những nét riêng biệt về phong tục,tập quán và tâm hồn người dân các dân tộc thiểu số vùng cao tây bắc.

-Để thể hiện sức sống tiềm tàng của nhân vật , nhà văn đã bộc lộ một nghệ thuật văn xuôi điêu luyện:
-Miêu tả sinh động , gợi cảm cảnh sắc thiên nhiên và khung cảnh sinh hoạt của vùng cao Tây Bắc.
-Dẫn chuyện khéo léo, kết hợp trần thuật theo quan điểm tác giả và trần thuật theo quan điểm nhân vật, khắc hoạ tinh tế các quá trình tâm lí của nhân vật.
2, nghệ thuật
Nhà văn Kim Lân
Tác giả: Kim Lân
VỢ NHẶT
I, Tác giả Kim Lân
Kim Lân (1920-2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài. Quê ở Bắc Ninh
Hoàn cảnh gia đình khó khăn học hết tiểu học rồi đi làm.
- Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn về đề tài đời sống và con người nông thôn.
-Tác phẩm chính:
Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955),
con chó xấu xí ( tập truyện ngắn, 1962)
Hai tác phẩm chính của nhà văn Kim Lân
II, Tác phẩm
Tác phẩm “vợ nhặt” được viết năm 1955 được in năm 1962 trong tập con chó xấu xí.
Tác phẩm có nguồn gốc từ tiểu thuyết xóm ngụ cư.
Sau cách mạng tháng 8 bản thảo bị thất lạc. Khi hòa bình lập lại tác giả đã viết lại.
1, Tóm tắt

 
-Trong lúc xóm ngụ cư xơ xác, tiêu điều trong nạn đói, vào một buổi chiều tà, Tràng một người nông dân nghèo, luống tuổi, thô kệch, lại dở hơi, ở xóm ngụ cư dẫn về nhà một người phụ nữ người vợ nhặt.
-Tràng gặp người vợ nhặt đang trong hoàn cảnh đói rách cùng đường. Với một câu nói đùa và mời ăn bốn bát bánh đúc, Tràng được người phụ nữ này ưng thuận theo anh về nhà .
-Bà cụ Tứ đón nhận người con dâu trong tâm trạng buồn vui, lo âu, hi vọng khó tách bạch nhưng không hề tỏ ra rẻ rúng người phụ nữ đã theo không con mình. Đêm tân hôn của họ diễn ra trong không khí chết chóc, tủi sầu từ xóm ngụ cư vọng tới
-Sáng hôm sau, Bà cụ Tứ và cô dâu mới xăm xắn dọn dẹp, quét tước trong ngoài. Trước cảnh ấy, Tràng cảm thấy mình gắn bó và có trách nhiệm với cái nhà của mình và thấy mình nên người. Thị có dáng vẻ của người vợ đảm. Cụ Tứ hồ hởi đãi hai con vài bát cháo loãng  và một nồi chè cám. Qua lời vợ tràng hiểu được Việt Minh và trong óc tràng thấy đám người và lá cở đỏ bay phấp phới.

Chủ đề tác phẩm
Tố cáo chế độ thực dân đã đẩy những người dân lương thiện vào nạn đói khủng khiếp năm 1945.
Khẳng định dù trong đói nghèo người dân vẫn yêu thương cưu mang giúp đỡ nhau, cùng nhau tin vào tương lai.
2, Nội dung
a, Nhân vật Tràng: là người lao động nghèo, tốt bụng và cởi mở(giữa lúc đói, anh sẵn sàng đãi người đàn bà xa lạ) luôn khao khát hạnh phúc và có ý thức xây dựng hạnh phúc.
- Câu nói “đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” đã chứa ẩn niềm khao khát tổ ấm gia đình và tràng đã “liều” đưa người đàn bà xa lạ về nhà
-buổi sáng đầu tiên có vợ, thấy nhà cửa sạch sẽ gọn gàng tràng cảm thấy yêu thương và gắn bó, có trách nhiện với gia đình, nhận ra bổn phận phải lo cho gia đình
- Tràng cũng nghĩ tới sự thay đổi cho dù chư ý thức được cần phải làm gì (hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng trên đê sộp)

b, Người vợ nhặt: là cô gái không tên, không gia đình, không quê hương, là nạn nhân của nạn đói
-Hoàn cảnh đã xô đẩy khiến “thị” trở lên liều lĩnh chao chát đánh mất cả sự e thẹn, bản chất dịu dàng của người phụ nữ.
Sau khi theo Tràng về làm vợ thị trở thành con người khác đảng đang, tháo vát,…
Thị đã thắp sáng niềm tin và hi vọng cho mọi người trong gia đình.
C, Bà cụ tứ: một người mẹ nghèo khổ, đôn hậu thương yêu con hết mực.
Thái độ của bà khi vùa về đến nhà:
+Bà ngạc nhiên khi nghe thấy tiếng reo và thái độ khác thường của con trai.
+Bà thấy phấp phổng lo sợ khi chưa biết tại sao con trai có thái độ như vậy
+Sau lời giãi bày của con trai bà im lặng không nói, sau đó an ủi động viên con gieo và lòng các con niềm tin vào cuộc sống.

=> Ba nhân vật có niềm khao khát sống hạnh phúc, niềm tin và hi vọng và tương lai tươi sáng ở cả những thời khắc khó khăn nhất, ở gianh giới giữa sự sống và cái chết. Qua các nhân vật này nhà văn muốn thể hiện tư tưởng “dù sống trong hoàn cảnh nào con người cũng luôn hướng về nơi có ánh sáng, vẫn tin vào cuộc sống, tương lai”.
3, Nghệ thuật

- Xây dựng được tình huống truyện độc đáo: Tràng nghèo, xấu, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết cận kề lại “nhặt” được vợ. Tình huống éo le này là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng,hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện.
- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.
-Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp hẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi.
4, Ý nghĩa văn bản

Tố cáo tội ác của bọn thực dân, bọn phát xít đã gây ra nạn đói năm 1945 Và khẳng định “ngay trên bờ vực của sự sống và cái chết con người vẫn hướng về sự sống,tin tưởng ở tương lai, khát khao có một tổ ấm gia đình để yêu thương, đùm bọc lẫn nhau”.
Nhà văn Nguyễn Trung Thành



Nhà văn Nguyễn Trung Thành ở trong rừng xà nu Tây Nguyên
Rừng xà nu (rừng thông)
RỪNG XÀ NU
Tác Giả: Nguyễn Trung Thành
I, Tác giả

-Nguyễn Trung Thành (1932) tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu. Quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
-Nguyễn Trung Thành là bút danh trong thời gian hoạt động ở chiến trường chống Mĩ .
- Năm 1950 ông vào bộ đội rồi làm phóng viên báo “quân đội nhân dân liên khu v”.
- Năm 1962 ông tình nguyện trở lại chiến trường miền nam.
- Tác phẩm chính:Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969), Đất Quảng (1971-1974)
II, Tác phẩm
-Tác phẩm được viết năm 1965 khi đang trong những năm kháng chiến chống Mĩ.
- Tác phẩm được đăng trên tạp chí văn nghệ giải phóng trung bộ số 2/1965. Sau đó được in trong tập trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.
1, tóm tắt
-Sau ba năm đi bộ đội, Tnú trở về thăm làng Xô Man ẩn sau ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn và thấy làng mình đã trở thành làng kháng chiến, những đứa trẻ trong làng như Dít và Bé Heng đã trở thành du kích. Đêm ấy, trong nhà ưng của làng, bên bếp lửa chung, Cụ Mết đã kể lại cho dân làng nghe câu chuyện về cuộc đời Tnú.

Cha mẹ chết sớm,Tnú được dân làng Xô Man chăm sóc và nuôi dưỡng. Lớn lên, chú bé Tnú cùng Mai nuôi giấu anh Quyết là cán bộ cách mạng trong rừng và được anh dạy cho học chữ với hy vọng sau này sẽ thay anh làm cán bộ. Tnú bị giặc bắt và tra tấn dã man nhưng vẫn không khai. Ba năm sau,Tnú vượt ngục trở về thì anh Quyết đã hi sinh. Tnú cưới Mai và cùng dân làng chuẩn bị chiến đấu. Bọn giặc hay tin kéo về hành hạ dân làng, bắt Mai và đứa con mới sinh tra tấn cho đến chết. Tnú xông ra nhưng không cứu được vợ con mà còn bị chúng bắt trói và tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay để dân làng “bỏ cái mộng cầm giáo mác”. Thế nhưng,cũng ngay đêm ấy,khi Tnú bị Bắt, Cụ Mết đã dẫn thanh niên vào rừng lấy giáo mác cất giấu đem về và bất ngờ đồng loạt xông vào giết hết lũ giặc. Tnú rời làng đi bộ đội và trở thành một chiến sĩ dũng cảm.


  Ở làng một đêm, sáng hôm sau, Tnú lại chia tay dân làng về đơn vị. Cụ Mết và Dít tiễn Tnú. Ba người nhìn ra xa thấy đồi xà nu xanh ngút ngàn trải dài tới tận chân trời.
Chủ đề
Rừng xà nu là câu chuyện về quá trình trưởng thành trong nhận thức cách mạng của một con người, cũng như của đồng bào dân tộc người Tây Nguyên. Chân lí tất yếu mà họ nhận ra là “chỉ có dùng bạo lực mới có thể đè bẹp được bạo lực phản cách mạng”.
2, Hình tượng cây xà nu
Ẩn dụ về người dân Tây Nguyên.
Mang hai lớp nghĩa: tả thực và tượng trưng.
Nghĩa tả thực
Hình dáng: “ nhọn hoắt như mũi lê”, như “ mũi tên lao thẳng lên bầu trời”.
Màu sắc: “xanh rờn”.
Mùi hương: “thơm ngào ngạt”, “thơm mỡ màng”.
Ham ánh sáng mặt trời.
Có sức sống mạnh mẽ và sức sinh sôi nảy nở diệu kì.
Quan sát tinh tế, miêu tả kết hợp so sánh.
Tái hiện trước mắt người đọc hình ảnh những cánh rừng xà nu ở Tây Nguyên.
b. Nghĩa biểu tượng: xà nu biểu tượng cho con người Tây Nguyên.
Rừng xà nu bị tàn phá với rất nhiều vết thương.
Nỗi đau của con người Tây Nguyên trong chiến tranh.
Nỗi đau của con người: bị tra tấn, bị giết hại.

Hình dáng đặc biệt, sự ham ánh sáng của cây xà nu.
Biểu tượng cho phẩm chất tốt đẹp của người Tây Nguyên: yêu tự do, có khát vọng sống mãnh liệt.

Sự sinh sôi nảy nở diệu kì của xà nu.
Biểu tượng cho sự hiên ngang, anh dũng, bất khuất trước kẻ thù, sự tiếp nối của các thế hệ người dân Tây Nguyên đứng lên đánh giặc.
Hóa thân thành ngọn lửa.
Chứng nhân cho mọi sự kiên trọng đại, đau thương và anh dũng của làng Xô Man.


* Với các thủ pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, thâm xưng, tác giả làm cho xà nu trở thành biểu tượng đẹp đẽ của con người Tây Nguyên, con người miền Nam, con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
* Hình ảnh cây xà nu nổi bật, xuyên suốt tác phẩm, là một biểu tượng nghệ thuật đẹp, giàu giá trị thẩm mĩ, góp phần thể hiện chủ đề và tạo không khí Tây Nguyên độc đáo.
3, Hình tượng con người Tây Nguyên (dân làng Xô Man)
Cụ Mết:
Ngoại hình: mang dáng dấp của những anh hùng trong truyền thuyết, sử thi Tây Nguyên như Đăn Săn, Xinh Nhã.
Tính cách: cương quyết, gan dạ.
Phẩm chất: yêu thương mọi người, biết nhìn xa trông rộng, là chỗ dựa tinh thần cho dân làng Xô Man.
Biểu tượng của sức mạnh truyền thống, hội tụ nhiều vẻ đẹp của người dân Tây Nguyên.
b. Tnú:
Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được dân làng cưu mang, giác ngộ cách mạng.
Tính cách: gan góc, táo bạo, dũng cảm.
Có thế giới tâm hồn phong phú, giàu tình yêu thương vớ mọi người, có ý thức kỉ luật cao.
Con người ưu tú, anh hùng của làng Xô Man, là nòng cốt của kháng chiến, có cuộc đời, số phận bi tráng, biết vượt lên đau đớn và bi kịch cá nhân để chiến đấu bảo vệ quê hương.


C. Dít:
Là cô gái giàu nghị lực sống, dũng cảm, ngoan cường.
Có thề giới nội tâm sâu sắc.
Chở thành người lãng đạo, biết giữ nguyên tắc, có bản lĩnh.
d. Bé Heng:
Là hình ảnh tươi mới, đầy tin tưởng vào tương lai, là thế hế thệ kế cận cha anh trong công cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ buôn làng.
* Những nhân vật trên là hình ảnh con người Tây Nguyên với đầy đủ các thế thệ, tiêu biểu cho các phẩm chất, khí phách của một tập thể anh hùng, mỗi nhân vật đê lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc.
4, Nghệ thuật
Bút pháp sử thi: Hình ảnh cây xà nu xuyên suốt tác phẩm với hai lớp nghĩa: tả thực và biểu tượng. Giọng điêu sử thi trang nghiêm và chất thơ hùng tráng vút lên từ thiên nhiên và con người Tây Nguyên.
Nghệ thuật trần thuật độc đáo: đan xen giữa thực tại và quá khứ khiến tác phẩm có khả năng dồn nén sự kiện: dung lượng ngắn nhưng nói về số phận của cả một buôn làng, một dân tộc, câu chuyện của một đời người được kể lại trong một đêm.
Xây dựng được một số hình ảnh biểu tượng: cây xà nu, mười ngón tay thành mười ngọc đuốc.
4, Nghệ thuật
Bút pháp sử thi: Hình ảnh cây xà nu xuyên suốt tác phẩm với hai lớp nghĩa: tả thực và biểu tượng. Giọng điêu sử thi trang nghiêm và chất thơ hùng tráng vút lên từ thiên nhiên và con người Tây Nguyên.
Nghệ thuật trần thuật độc đáo: đan xen giữa thực tại và quá khứ khiến tác phẩm có khả năng dồn nén sự kiện: dung lượng ngắn nhưng nói về số phận của cả một buôn làng, một dân tộc, câu chuyện của một đời người được kể lại trong một đêm
- Xây dựng được một số hình ảnh biểu tượng: cây xà nu, mười ngón tay thành mười ngọc đuốc.
5, Kết luận
Rừng xà nu là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Trung thành trong nền văn học chống Mĩ. Truyện đề cao sức mạnh, lòng căm thù và sức sống bất diệt của nhân dân miền Nam, của Cách mạng Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Thi
Hình tượng chị em Việt
Chiến trước lúc ra trận
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
(Nguyễn Thi)
I. Tác giả
- Nguyễn Thi (1928 - 1968) tên thật là Nguyễn Hoàng Ca, quê Nam Định, có tuổi thơ tủi cực.
- Năm 1943, vào Sài Gòn kiếm sống, năm 1945 tham gia cách mạng, 1954 tập kết ra Bắc, 1962 trở lại miền Nam, 1968 hy sinh tại mặt trận Sài Gòn
Sự nghiệp sáng tác: là 1 trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng Miền Nam chống Mĩ, là nhà văn của người nông dân Nam Bộ, với giọng văn giàu chất hiện thực, đằm thắm chất trữ tình, nhân vật có cá tính mạnh mẽ.
- Tác phẩm: Trăng sáng, Đôi bạn, Truyện và kí.
- Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000.
Chị Út Tịch, nhân vật của Nguyễn Thi
II, Tác phẩm
-Được sáng tác 2/1966, in lần đầu trên tạp chí Văn nghệ Quân Giải phóng.
- Sau được in trong tập "Truyện và kí" (1978).
Chiến sĩ giải phóng quân
1, Tóm tắt truyện
Trong 1 trận đánh, Việt bị thương nặng, lạc đơn vị, anh hồi tưởng về gia đình và đồng đội. Cha mẹ Việt đều bị giặc giết, Chiến và Việt giành nhau đi bộ đội. Chú Năm cho phép cả 2 lên đường, hai chị em mang bàn thờ má sang gửi chú Năm. Việc nhà sắp xếp chu toàn. Anh Tánh cùng tiểu đội đã tìm được Việt vẫn chắc tay súng, Việt được đưa về điều trị. Anh định viết thư cho chị Chiến.
2, Chủ đề
Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ, yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Đồng thời, khẳng định truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn cho nhân dân ta chống lại kẻ thù xâm lược.
3, Hai chị em Chiến và Việt
a. Nét chung
- Ngoại hình: đều có khuôn mặt bầu bầu, chóp mũi hơi hếch lên -> còn mang nét hồn nhiên trẻ thơ.
- Cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát, đau thương: chứng kiến cái chết của ba và má.
-Có chung mối thù với bọn xâm lược, có cùng nguyện vọng cầm súng đánh giặc.
-Tình yêu thương ruột thịt là vẻ đẹp tâm hồn của họ. Thể hiện sâu sắc nhất trong cái đêm giành nhau tòng quân và khi khiêng bàn thờ ba má.
- Đều là những chiến sĩ dũng cảm trong đánh giặc.
- Đều có những nét trẻ con (giành nhau bắt ếch, giành nhau chiến công).
b. Nét riêng
+ Chiến:
- Hiện lên qua dòng hồi tưởng của Việt
- Rất giống má: bắp tay tròn vo, sạm đỏ, thân người to và chắc nịch -> vẻ đẹp của những con người sinh ra để gánh vác và để chiến thắng.
Cô gái Nam Bộ
- Đặc biệt, trong cái đêm sắp xa nhà đi bộ đội: lo liệu, toan tính việc nhà, lời nói và cử chỉ y hệt má.
-> Người mẹ sống lại trong hình ảnh Chiến.
Dũng sĩ Hồ Thị Thu (1968) năm 13 tuổi
- Chiến có tính cách người lớn hơn Việt: nhường nhịn em, quan tâm mọi việc của gia đình.
- Vào bộ đội, mang theo tấm gương soi.
-> Nhân vật Chiến có cá tính đặc sắc, mang vẻ đẹp tâm hồn của người con gái Nam Bộ trong một thời kỳ nhiều mất mát hi sinh.
Chiến sĩ giải phóng quân miền Nam 1967
+ Việt:
- Hồn nhiên, vô tư: lăn kềnh ra cười khì khì, chụp một con đom đóm, thường tranh giành phần hơn với chị, vào bộ đội mang theo chiếc súng cao su.
- Trước kẻ thù: Việt rất anh hùng.
Chiến sĩ giải phóng ngoại ô sài Gòn 1968

Ngày từ bé đã dám xông vào thằng giết cha mình.
Khi bị thương: vẫn quyết tâm sống chết với kẻ thù.
-> Nhà văn xây dựng thành công hình tượng nhân vật Việt. Trước chị, Việt nhỏ bé hồn nhiên, trước kẻ thù Việt vụt lớn trở thành anh hùng. Việt tiêu biểu cho những chàng trai Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
4, Chi tiết hai chị em khiêng bàn thờ ba má gửi chú Năm
- Tạo không khí thiêng liêng biến Việt thành người lớn: thương chị, mối thù thằng Mĩ đè nặng trên vai.
- Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng thể hiện sự trưởng thành của 2 chị em có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp dòng sông truyền thống gia đình.
5, Nghệ thuật
-Tình huống truyện độc đáo: truyện kể theo dòng nội tâm của nhân vật khi hồi tưởng.
- Phương thức trần thuật: thuộc ngôi thứ 3, nhưng lời kể và giọng điệu theo ngôi thứ nhất (Việt).
- Truyện mang chất sử thi rất đậm đà: qua lịch sử 1 gia đình thấy lịch sử 1 đất nước.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu
Vợ chồng nhà văn sau 3 năm ngày cưới
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
NGUYỄN MINH CHÂU
-Nguyễn Minh Châu (1930-1989), quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An.
-Là nhà văn quân đội, từng công tác ở nhiều nơi, sau chiến tranh ông về công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
-Nguyễn Minh Châu là cây bút tiên phong của VHVN thời kỳ đổi mới. Ông “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của VH ta hiện nay”. (Nguyên Ngọc).
-Năm 2000 : ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
I, Tác Giả
1967
1987
1985
1970
1972
1983
Nguyễn Minh Châu
Các tác phẩm chính
1989










1981
1987 1985









1977
II, Tác phẩm
Truyện ngắn được sáng tác 1983, rút trong tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983) sau đó được in lại trong tập Chiếc thuyền ngoài xa (1987).

- Truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa ra đời trong hoàn cảnh lịch sử: đất nước thống nhất trong nền độc lập, hòa bình. Cuộc sống với muôn mặt đời thường đã trở lại sau chiến tranh.
1, Tóm tắt
Nhiếp ảnh
Phùng
Đến vùng
ven biển
miền Trung
để chụp
ảnh cho
cuốn lịch
năm sau
Sau nhiều lần
“phục kích”
Một cảnh
đắt trời cho
Thuyền vào bờ
thì kinh ngạc
Chứng kiến
cảnh vũ phu
Nhiều lần như
thế Phùng
can thiệp
Bị đánh
Đẩu mời
người đàn
bà đến
làm việc
tại tòa án

nhất định
không bỏ
chồng
Phùng, Đẩu vỡ
ra nhiều vấn
đề về cách nhìn
con người
Một cảnh
đắt trời cho
Chứng kiến
cảnh vũ phu
Bị đánh
2, Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh :
a. Phát hiện 1 :
Bức tranh ấy là : “một cảnh đất trời cho”
=>Một cảnh tượng tuyệt đẹp, một bức họa diệu kỳ của thiên nhiên và cuộc sống, là “quà tặng quý hiếm của hóa công”
Người nghệ sĩ cảm thấy :
Trong trái tim như có cái gì bóp thắt lại.







Bản thân cái đẹp chính là đạo đức.
Hạnh phúc khi bắt gặp cái đẹp, hạnh phúc của sự khám phá và sáng tạo.
Bắt gặp cái đẹp, người nghệ sĩ thấy mình như bắt gặp được cái tận Thiện, tận Mĩ; thấy tâm hồn mình như được thanh lọc.
b. Phát hiện 2:
- Người nghệ sĩ chứng kiến cảnh tượng người đàn ông đánh đập vợ mình dã man
+ “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà.”
+ “vừa đánh vừa nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn”
- Người đàn bà xấu xí thô kệch cam chịu nhẫn nhục, không kêu, không chống trả, không chạy trốn.
2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện :
- Người đàn bà kiên quyết không bỏ chồng : “con lạy quý tòa… quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”
Người chồng
là chỗ dựa
quan trọng
trong
cuộc đời
nhất là
khi
biển động
Chị không thể
một mình nuôi
những đứa con
Cũng có lúc
vợ chồng
con cái
hòa thuận,
vui vẻ
*Thái độ người dàn bà khi Đẩu đề nghị chị nên ly hôn
=> Nhân vật có sự đối lập giữa vẻ ngoài và tâm hồn bên trong. Người đàn bà thất học xấu xí nhưng giàu đức hi sinh và lòng vị tha nhân hậu biết chắt chiu hạnh phúc đời thường.
III, Tổng kết
1.Nội dung:
Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, "Chi?c thuy?n ngo�i xa" mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật đằng sau vẻ bề ngoài của hiện tượng.
2.Nghệ thuật:
Cách khắc hoạ nhân vật, xây dựng cốt truyện sinh
động, hấp dẫn.
Cách sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo đã góp
phần làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe
CÁC THÀNH VIÊN CỦA NHÓM
1, Nguyễn Thị Tú Anh ( thuyết trình viên )
2, Nguyễn Thu Phương ( đạo diễn )
3, Nguyễn Minh Diệp ( biên kịch )
4, Nguyễn thị Thu ( phụ trách hình ảnh )
5, Tăng Mai Linh ( biên kịch )
6, Đào THị Thu Thảo (phụ trách âm thanh)
7, Nguyễn Thanh Lý (phụ trách âm thanh)
8, Đỗ Tiến Nam ( nhà tài trợ )

Những bài nhạc xuất hiện
1, Giấc mơ thiên thần
2, Einsame hirte
3, Romeojuliet
4, Everything I Do I Do it for you
5, Huyền thoại mẹ
6, Everything I Do I Do it for you
7, Nhất Quỷ nhì ma
TẠM BIỆT

HẸN GẶP LẠI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thu Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)