Tuần 19. Vợ chồng A Phủ

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hùng | Ngày 09/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Vợ chồng A Phủ thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

VỢ CHỒNG A PHỦ
(Trích)
Tô Hoài
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Tác giả.
- Tên khai sinh là Nguyễn Sen (1920 - 2014).
Con người cần mẫn trong lao động sáng tạo nghệ thuật:
- Số lượng gần 200 đầu sách đã xuất bản.
- Đề tài phong phú.
- Có phong cách sáng tác độc đáo.
- Nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài.
Một số tác phẩm tiêu biểu:
- Dế mèn phiêu lưu ký
Truyện thiếu nhi, 1941
- Truyện Tây Bắc
Tập truyện, 1953
- Miền Tây
Tiểu thuyết, 1967
- Cát bụi chân ai
Hồi kí, 1992
- Ba người khác
Tiểu thuyết, 2006

2. Văn bản.
a. Hoàn cảnh sáng tác.
Khi Tô Hoài cùng bộ đội
tham gia vào chiến dịch
giải phóng Tây Bắc (1952).
b. Xuất xứ.
In trong tập Truyện Tây Bắc, gồm 3 tập:
Cứu đất cứu mường, Mường Giơn và Vợ chồng A Phủ.

c. Tóm tắt tác phẩm.
Truyện Vợ chồng A Phủ dựa vào một câu chuyện có thật kể về hai chặng đường đời của Mị và A Phủ:
- Những ngày ở Hồng Ngài, làm dâu, ở nợ trong nhà thống lý Pá Tra.
- Trốn sang Phiềng Sa, nên vợ nên chồng, gặp gỡ Cách mạng và trở thành du kích.
d. Kết cấu đoạn trích: Chia 3 phần.
- Phần 1: Kể về Mị và cảnh sống bi đát trong nhà Pá Tra.
- Phần 2: Kể về A Phủ (cảnh đánh nhau và cuộc xử kiện)
- Phần 3: Cảnh A Phủ bị trói, Mị cứu A Phủ và hai người trốn khỏi Hồng Ngài.
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Nhân vật Mị.
Khi còn ở gia đình.
- “Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”.
- “Mị thổi sáo giỏi”, “thổi lá cũng hay như thổi sáo”.
- “Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”.

Một bông hoa rừng rực rỡ.
→ Trẻ trung, nhan sắc.
→ Tài năng.
→ Lạc quan, yêu đời.
→ Có ước mơ, hoài bão.
 Phẩm chất tốt đẹp đáng quý, đáng trân trọng.
Bố mẹ nợ tiền thống lí, Mị bị bắt cóc trừ nợ. Tuổi xuân, hạnh phúc bị vùi dập → món hàng.
+ Hoàn cảnh:
+ Thời gian đầu: Khóc, bỏ trốn, muốn ăn lá ngón nhưng không đành chết vì thương cha.
Phản ứng mạnh mẽ, tất yếu của một con người ham sống, đấu tranh cho quyền sống chính đáng. Đồng thời còn thể hiện lòng hiếu thảo sự hi sinh, của Mị đối với cha mẹ.
b. Khi về làm dâu nhà Thống lí Pá Tra.

+ Thời gian qua (bố chết):
Tưởng mình là thân trâu ngựa “ngựa phải đổi tàu, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi...”
Ý thức đấu tranh phản kháng bị tê liệt, Mị sống buông trôi, vật vờ ... Nhà văn như nhập vào dòng tâm tư của nhân vật để diễn tả nỗi niềm, để kể về sự cực nhọc thân xác của nhân vật.
- Nỗi đau tinh thần:
+ “Lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” → câm lặng, cô độc.
+ Cái buồng kín mít, chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay... → ngục thất tinh thần giam hãm tuổi xuân, sức sống, cách li tâm hồn Mị với cuộc đời (ẩn dụ).
+ Mị nghĩ cứ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi.
→ cuộc sống đen tối, bế tắc, không lối thoát.
Cuộc đời của Mị là một câu chuyện buồn. Sự thay đổi của Mị có ý nghĩa tố cáo mạnh mẽ chế độ phong kiến miền núi.

Làm dâu nhà thống lí Pá Tra
Đang hạnh phúc
Cái xác không hồn.
Sự thay đổi ở Mị
Tố cáo chế độ phong kiến miền núi
- “Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng”
- “Mị nhẩm thầm theo tiếng sáo”
- Uống rượu: “uống ực từng bát”
Nhớ lại quá khứ - Lãng quên thực tại
- “Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.
Sức sống bừng dậy. Mị muốn đi chơi hội
Một cuộc khởi nghĩa nhân tính trong Mị
c. Sức sống trong Mị.
* Cô Mị trong đêm tình mùa xuân:
- Mị nhận ra hiện tại khốn cùng:
- Ý nghĩ về cái chết:
→ Khi muốn sống như một con người, Mị chỉ muốn chết ngay lập tức.
- Tiếng sáo:
Kéo Mị ra khỏi thời khắc bi kịch nhất của lòng mình.
Thổi bùng lên đốm lửa sống tưởng như đã lụi tàn, héo úa nơi tâm hồn Mị.
“Mị với A Sử không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau”
- Hành động:
+ Thắp đèn: Thắp lên ánh sáng rọi vào cuộc đời tăm tối triền miên của Mị.
+ Chuẩn bị đi chơi hội: Phản kháng quyết liệt.
Khát vọng bị vùi dập: A Sử trói đứng Mị vào cột nhà.
Mị như quên mình bị trói: Mị “vùng bước đi” theo tiếng sáo.
Nghe tiếng chân ngựa: Cay đắng nhận ra thân phận mình.
→Thân phận con người mà không bằng thân phận một con ngựa.
=> Người phụ nữ trong bão tố khổ đau vẫn nguyên vẹn niềm ham sống, khao khát tình yêu mà bấy lâu nay tưởng như héo úa lụi tàn trong đoạ đầy đau khổ.
Ý nghĩ cứu A Phủ: → Át đi nỗi sợ hãi, sẵn sàng chết thay cho A Phủ.
Hành động:
→ Cắt dây trói cứu A Phủ
→ Lòng thương người
→ Chạy theo A Phủ
→ Giải thoát cho chính mình
* Cô Mị trong đêm cắt dây trói cứu A Phủ:
Ban đầu khi nhìn thấy A Phủ bị trói, Mị vẫn “thản nhiên” .
→ Mị tê liệt, dửng dưng, vô cảm, chai sạn trước nỗi đau khổ.
Nhìn thấy giọt nước mắt trên má A Phủ.
→ Mị nhớ lại nỗi đau của mình.
→ Mị nhận ra nỗi đau khổ của người khác, thương A Phủ.
2. Nhân vật A Phủ.
- Sống mồ côi từ bé.
- Siêng năng, cần cù.
- Gan dạ, sống dũng cảm.
- Con nhà nghèo nên không thể lấy vợ.
→ Có cuộc đời bất hạnh – hình ảnh điển hình của người dân miền núi.
- Vì đánh A Sử → bị bắt, bị đánh đập → thành đầy tớ nhà Pá Tra.
- Vì để mất bò nên A Phủ bị phạt trói đứng nhiều ngày không cho ăn uống.
→ Sự độc ác của nhà Thống lí Pá Tra.
=> Tô Hoài đã nói lên tiếng nói tố cáo bọn thống trị và tiếng nói thương cảm cho người dân nghèo.
III.Tổng kết.
1. Giá trị nội dung:
a. Giá trị hiện thực:
b. Giá trị nhân đạo:
2. Giá trị nghệ thuật:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)